Mụn nhọt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt an toàn

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn nhọt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt an toàn

    Do tuyến bã nhờn tiết dầu và tích tụ vi khuẩn, tế bào chết nhiều, dẫn đến mụn nhọt. Mụn nhọt ban đầu là vùng da ửng đỏ nhỏ, sau đó ổ mụn phát triển lớn dần.

    Nhiều người nói rằng nốt mụn viêm sưng to, gây đau nhức trồi lên ở vùng tay của bạn là mụn nhọt. Liệu đây có phải là sự thực, rốt cuộc mụn nhọt là gì, nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt an toàn ra sao? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau ngay.

    1. Mụn nhọt là gì? 

    Mụn nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng tụ cầu gây ra viêm cấp tính ở nang lông và những mô xung quanh, có thể dẫn đến khả năng tạo ổ áp xe dưới da. Ban đầu nốt mụn nhọt thường chỉ là vết đỏ ở nang lông rồi to dần theo thời gian. Kích thước nhọt tầm 1 cm - 2 cm, có thể lớn tới 5 cm, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, có ngòi mủ là dấu hiệu mụn sắp chín. 

    2. Vì sao bị nổi mụn nhọt? 

    Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn nhọt và phần lớn là do tụ cầu khuẩn Staphylococcus Aureus. Một loại vi khuẩn nằm trên da và có bên trong mũi của con người. Khi vi khuẩn này tấn công, mủ tích tụ một lượng vừa đủ dưới da, bạn sẽ nhìn thấy rõ nốt mụn sưng lên trên bề mặt da. 

    Thỉnh thoảng, mụn nhọt được tạo ra từ vùng da có vết thương hở nhỏ, có thể là vết cắn của côn trùng, vết cắt. Môi trường như vậy dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, hình thành mụn. 

    Cả nam giới, nữ giới ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị mụn nhọt. Thông thường, người lớn tuổi, bị béo phì dễ nổi mụn nhọt hơn người trẻ khỏe mạnh. Những người sinh hoạt gần gũi với những người bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Người mắc bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch yếu, người mắc các vấn đề da liễu khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu. Hoặc người sức đề kháng kém do các nguyên nhân khác cũng là đối tượng hay bị nổi mụn. 

    3. Các vị trí phổ biến dễ nổi mụn

    3.1 Mụn nhọt ở mặt

    Vùng da mặt thường tiết nhiều dầu nhờn nên không chỉ là "địa bàn" của mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám,... mà còn là nơi mụn nhọt hay "trú ngụ". Mụn nhọt ở mặt có thể mọc ở má, trán, mí mắt,... đặc biệt ở vùng mí mắt mụn sưng to nên hay được mọi người gọi theo cách dân dã là mụn lẹo. 

    3.2 Mụn nhọt ở lưng

    Vùng lưng tích tụ nhiều bã nhờn, mồ hôi, chất bẩn, tạo môi trường cho tụ cầu khuẩn phát triển cũng dễ gây ra mụn nhọt ở lưng. 

    3.3 Mụn nhọt ở tay

    Một vùng da khác cũng có thể xuất hiện mụn nhọt là da tay. Mụn nhọt ở tay hình thành do vi khuẩn Staphylococcus Aureus tấn công. Vết mụn sưng tấy, gây đau nhức, có thể tự khỏi hoặc cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nếu mụn nhiễm trùng nặng. 

    4. Biến chứng nguy hiểm của mụn nhọt

    Vi khuẩn gây ra mụn nhọt xâm nhập vào máu, sau đó di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan rộng (hay gọi là nhiễm trùng máu). Thậm chí, tình trạng nhiễm trùng diễn biến sâu hơn sẽ gây ra chứng viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc tim.

    Mặc dù biến chứng nguy hiểm như vậy hiếm khi xảy ra nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng. Khi thấy tình trạng mụn nhọt trở nên nghiêm trọng để chăm sóc tốt hơn cho làn da và sức khỏe của mình. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời để loại bỏ mụn nhọt an toàn, hiệu quả. 

    5. Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn

    5.1 Giai đoạn mụn chưa có mủ

    Trong giai đoạn đầu hình thành, mụn nhọt chỉ là vết nốt có kích thước nhỏ, chạm vào cho cảm giác mềm mại, nhô cao lên bề mặt da và có màu đỏ. 

    5.2 Giai đoạn mụn nhọt có mủ

    Sau khoảng 1 đến 2 ngày, có thể là 2 - 4 ngày, thì vết mụn sẽ phát triển lớn hơn, ngòi mủ cũng xuất hiện. Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu thấy đau nhức, khó chịu ngay cả khi không động chạm đến nốt mụn. Khi mụn nhọt lớn đến mức mủ trắng nứt vỡ, dịch chảy ra ngoài thì da sẽ dần dần phục hồi trở lại. Mụn nhọt có thể làm bạn phát sốt, tái phát nhiều lần. 

    6. Cách chữa trị mụn nhọt

    Với những nốt mụn nhọt mọc đơn lẻ để giảm đau, thúc đẩy mủ vỡ làm dịch chảy ra để làm lành vết thương nhanh chóng, tự nhiên. Bạn có thể chườm ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần chườm chỉ nên duy trì trong thời gian 10 phút. Không nên tác động lực để nặn mụn, cố gắng giữ vệ sinh vùng da quanh nốt mụn. Nên rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với mụn nhọt.

    Với mụn nhọt mọc thành cụm hoặc kích cỡ mụn quá lớn, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có cách điều trị an toàn, hiệu quả. Bác sĩ thường áp dụng chữa trị mụn nhọt bằng cách dùng thuốc kháng sinh hoặc dẫn lưu mủ:

    • Dùng thuốc kháng sinh: Sau khi kiểm tra tình trạng mụn, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể loại thuốc kháng sinh mà bạn nên sử dụng để làm suy giảm tình trạng nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành. Bạn nên thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn và liều lượng để loại bỏ mụn nhọt dễ dàng.
    • Rạch trên nốt mụn, dẫn lưu mủ: Với cách thức này, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ngay trên mụn nhọt để lấy toàn bộ dịch trắng ra khỏi. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng băng gạc vô trùng để thấm dịch trắng còn sót lại, chống tái nhiễm trùng tối đa.

    Xem thêm: 15 cách trị mụn nhọt sưng mủ triệt để, hiệu quả, không thâm sẹo

    7. Câu hỏi liên quan

    7.1 Mụn nhọt có tự lành không?

    Những nốt mụn nhọt nhỏ thông thường sau khi nổi lên sẽ tự động suy giảm và lành lặn lại theo thời gian. Nhưng nếu bạn không chăm sóc da cẩn thận, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Kích thước nốt mụn lớn hơn, đau, gây sốt, quay lại nhiều lần, không lành sau hơn 2 tuần. Khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm thì bạn sẽ cần đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị. 

    7.2 Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?

    Đa số các mụn nhọt sẽ vỡ và được cơ thể chữa lành một cách tự nhiên trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn và không có bất kỳ biến chứng nào. Nhưng khi tình trạng mụn nhọt sưng to kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm thì chị em nên liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ chăm sóc, điều trị đúng cách.

    7.3 Mụn nhọt có nên nặn không?

    Nếu bạn đặt câu hỏi mụn nhọt có nên nặn không cho các chuyên gia thì họ chắc chắn sẽ khuyên bạn không tự ý bóp, nặn cho dịch mủ chảy ra. Bạn cũng không bóp những nốt mụn nhọt đang nằm ẩn trong da, mụn chưa có đầu mủ trắng hoặc vàng. Nhưng bạn có thể nặn mụn khi có cồi mụn, nên rửa tay thật sạch, dùng dụng cụ nặn mụn đã khử trùng để đảm bảo an toàn.

    7.4 Bị mụn nhọt không nên ăn gì?

    Trường hợp bạn đang thắc mắc bị mụn nhọt không nên ăn gì thì có rất nhiều nhóm thực phẩm mà bạn nên kiêng ăn để giảm mụn hiệu quả. Đó là các món có nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng, chứa Carbohydrate tinh chế, thức ăn nhanh, thực phẩm từ sữa, chứa nhiều chất béo Omega-6. Bên cạnh đó còn có đồ uống chứa cồn, socola, thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn sống hoặc chưa được nấu kỹ cũng không nên ăn. 

    7.5 Bị mụn nhọt uống thuốc gì?

    Vấn đề bị mụn nhọt uống thuốc gì cũng là điều mà nhiều người thường băn khoăn trong quá trình điều trị mụn nhọt. Vì tính chất của loại mụn này nên các bác sĩ sẽ kê toa có thuốc kháng sinh. Tùy theo tình trạng nhọt mà có thể bạn sẽ dùng nhóm macrolid như Acid Fusidic, Azithromycin, Roxithromycin hoặc nhóm beta lactam với Augmentin, Cloxacilin. 

    7.6 Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao?

    Khi mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Gặp tình huống này, bạn cần bình tĩnh, rửa tay sạch sẽ, đã được sát trùng, nhấn nhẹ vào vùng da ở 2 bên nốt mụn. Thao tác này giúp đẩy dịch mủ còn sót lại trong nang lông ra ngoài. Nhìn thật kỹ để đảm bảo không còn mủ thì bạn lấy miếng bông sạch thấm khô vùng mụn để tránh dịch chảy, dính ra xung quanh làm lây lan qua các vùng da lành khác. 

    Hi vọng sau khi cập nhật các kiến thức về mụn nhọt qua nội dung trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn tình trạng mụn của mình để có hướng điều trị và chăm sóc da phù hợp hơn. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: