Mặt nạ - phát minh ngàn vàng trong công cuộc dưỡng da

XEM NHANH

    23 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mặt nạ - phát minh ngàn vàng trong công cuộc dưỡng da

    Cùng Blissberry tìm hiểu về mặt nạ dưỡng da, công dụng và các thành phần phổ biến của chúng trên thị trường, đồng thời lựa chọn cho mình một loại mặt nạ phù hợp nhé!

    Trong một chu trình dưỡng da bài bản, ngoài những sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm, dưỡng trắng thì mặt nạ dưỡng da nào tốt cũng là một bước không thể thiếu. Sử dụng mặt nạ mỗi ngày là điều mà nhiều cô nàng đã áp dụng để có một làn da đủ ẩm, mịn màng và đều màu hơn. Việc lựa chọn mặt nạ dưỡng da nào tốt và phù hợp không phải là điều khó khăn. Vậy hãy cùng Blissberry cùng tìm hiểu và tìm ra mặt nạ phù hợp nhất với làn da mình nha.

    1. Mặt nạ dưỡng da là gì?

    Mặt nạ dưỡng da là các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên hoặc nhân tạo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da mặt. Các loại mặt nạ dưỡng da còn có tác dụng hỗ trợ thêm cho quy trình chăm sóc da hàng ngày của phái đẹp. Là chất kích thích để các sản phẩm dưỡng khác hấp thu tốt hơn vào da. Chẳng hạn các loại mặt nạ dành cho da mụn giúp giảm sưng viêm, từ đó làm cho tình trạng mụn của bạn cải thiện hơn.

    Sự khác biệt của mặt nạ với các sản phẩm dưỡng da hàng ngày, đó chính là mặt nạ chỉ nên dùng 1 – 2 lần mỗi tuần. Có loại mặt nạ cần rửa sạch da sau khi dùng (mặt nạ thiên nhiên, mặt nạ dạng dung dịch). Cũng có loại dùng xong không cần rửa (mặt nạ giấy)

    2. Các thành phần chính có trong mặt nạ dưỡng da

    2.1 Glycerin

    Thành phần dưỡng ẩm quen thuộc có mặt trong hầu hết các loại kem dưỡng ẩm và mặt nạ giấy. Glycerin (1) có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da, cũng như giúp da săn chắc, mềm mại, và tăng độ đàn hồi cho da. Glycerin được sử dụng khá phổ biến không chỉ vì những công dụng tuyệt vời đối với làn da, mà là vì nó còn có công dụng như một chất đệm để giúp kết hợp các thành phần với nhau cũng như duy trì sự nhất quán cho sản phẩm.

    Mặt nạ - phát minh ngàn vàng trong công cuộc dưỡng da

    2.2 Betaine

    Betaine (2) là một chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa. Ứng dụng trong các sản phẩm mặt nạ giấy, Betaine có khả năng tạo cảm giác mềm mại hơn trên da (tuy nhiên khả năng làm mềm da của Betaine thường không kéo dài lâu mà chỉ “tạo cảm giác” trên da sau khoảng 30 – 60 phút sử dụng). Mặc dù vậy, Betaine cũng có khá nhiều công dụng không thể bỏ qua như: làm sáng da, chống lão hóa và kháng viêm, giảm kích ứng trên da hiệu quả.

    2.3 Hydrolyzed Collagen

    Càng tìm thấy Hydrolyzed Collagen (3) gần đầu bảng thành phần, chắc hẳn miếng mặt nạ ấy không dưới 35k. Hydrolyzed Collagen (Collagen thủy phân) chính là thành phần len lỏi sâu vào tầng trong bên da để cấp ẩm dài lâu. Sử dụng các dòng mặt nạ có hàm lượng cao Hydrolyzed Collagen, làn da bạn sẽ trở nên săn chắc, mịn màng hơn, hạn chế tối đa các nếp nhăn do lão hóa tự nhiên. 

    2.4 Niacinamide

    Niacinamide (4) là dưỡng chất khá đa năng mà các hãng mặt nạ luôn muốn đưa càng nhều càng tốt vào trong sản phẩm của mình. Niacinamide có công dụng rất đặc biệt và cực kỳ thích hợp với những sản phẩm mang tính dùng hằng ngày như mặt nạ giấy – đó chính là tăng cường khả năng miễn dịch cho da, củng cố hàng rào bảo vệ da và sửa chữa những liên kết hư tổn trong tế bào da. 

    2.5 Các dẫn xuất, chiết xuất từ thiên nhiên

    Chiết xuất rau má, hoa cúc, trái cây, tinh dầu thiên nhiên. Không khó để gặp các thành phần này trong các loại mặt nạ, và mỗi chiết xuất sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ra công dụng chính của sản phẩm mình đang dùng, là làm dịu da, sáng da, dưỡng trắng, hay giảm dầu nhờn... Nên chọn sử dụng các sản phẩm giàu chiết xuất thiên nhiên bên cạnh 4 thành phần quen thuộc, có thể gặp ở bất cứ dòng mặt nạ giấy nào kể trên.

    3. Công dụng của mặt nạ dưỡng da

    Với tên gọi là mặt nạ dưỡng da, bạn có thể hiểu rằng đây là những sản phẩm giúp nuôi dưỡng cho làn da đẹp hơn. Nếu làn da nàng đang gặp vài khuyết điểm thì mặt nạ đóng vai trò hỗ trợ, giúp cải thiện dần để da được đẹp hơn từng ngày.

    3.1 Bổ sung dưỡng chất thiếu yếu cho da

    Dù là mặt nạ từ thiên nhiên hay các sản phẩm nhân tạo, trong thành phần đều chứa nhiều vitamin (5), khoáng chất và các thành phần chuyên biệt, cung cấp một lượng dưỡng chất nhất định cho da mặt.

    3.2 Làm dịu da

    Các cô nàng có làn da nhạy cảm, da hay nổi mụn sẽ rất thích dùng mặt nạ vì nó có tác dụng làm dịu da ngay tức khắc. Khi bạn thay đổi nơi ở với khí hậu thay đổi đột ngột, khi bạn vừa đi nắng về hoặc khi bạn vừa lấy nhân mụn xong, việc đắp mặt nạ dưỡng da là một điều hết sức tuyệt vời, giúp làm dịu da ngay tức thì.

    3.3 Làm sạch sâu cho da

    Không chỉ sữa rửa mặt hay sản phẩm tẩy tế bào chết mới giúp làm sạch da mặt. Mà mặt nạ dưỡng da cũng làm được điều này bằng cách lấy bớt dầu thừa và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra bên ngoài.

    3.4 Làm sáng da

    Thực tế không có loại mặt nạ nào làm trắng da một cách thần kỳ, bật tông cả. Chỉ có các sản phẩm mặt nạ dưỡng sáng và cải thiện làn da xỉn màu mà thôi. Do đó, đừng kỳ vọng đắp mặt nạ là da trắng như Ngọc Trinh nàng nhé. Nhưng nếu chăm chỉ, bạn sẽ có làn da tươi sáng hơn.

    3.5 Dưỡng ẩm cho da

    Vừa cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da, vừa dưỡng ẩm là công dụng của các sản phẩm mặt nạ. Đó là lý do sau mỗi lần đắp mặt nạ, bạn cảm nhận được một làn da mềm mại, mát lạnh và ẩm mượt hơn hẳn.

    4. Làm thế nào để chọn mặt nạ phù hợp với da

    Cách chọn mặt nạ phù hợp với loại da

    4.1 Da khô

    Đặc điểm của làn da khô đó chính là bề mặt sần sùi, thô ráp, khi sờ không có cảm giác mềm mại hay mịn màng. Nguyên nhân là do tuyến bã nhờn hoạt động yếu, không cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da, khiến da trở nên khô ráp và nhanh lão hóa.

    Vậy nên, chọn mặt nạ cho làn da khô, bạn cần chú ý đến các loại mà trong thành phần có chất dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hóa cũng rất cần thiết cho nàng da khô. Vì nó giúp bảo vệ da bạn khỏi quá trình lão hóa nhanh và mạnh.

    4.2 Da Mẫn Cảm

    Da mẫn cảm được xếp vào danh sách những loại da khó tính, khó chiều và khó chăm nhất. Vì loại da này rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, nổi mụn hay bỏng rát. Vì thế, nếu chọn mặt nạ dưỡng da không khéo sẽ rất dễ khiến làn da bạn gặp trục trặc. Với làn da đặc biệt này, bạn nên ưu tiên chọn các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên an toàn và dịu nhẹ với làn da.

    4.3 Da Thiên Dầu

    Ngược lại với làn da khô, tuyến bã nhờn ở da dầu rất nhiệt tình sản xuất lượng dầu nhờn, khiến da ẩm mượt quá mức cần thiết, từ đó dẫn đến tình trạng bóng dầu. Tuy gây ra nhiều bất tiện cho bạn gái, nhưng làn da dầu cũng có một ưu điểm nhỏ là chậm lão hóa nhất trong số các loại da. Các sản phẩm mặt nạ dưỡng da cho da dầu tuyệt đối không nên có thành phần là các loại dầu hay vitamin E (6).

    4.4 Da mụn

    Đặc trưng của làn da mụn đó chính là đang bị tổn thương bởi các vết thương hở hoặc các nốt mụn sưng, viêm. Vì thế, chọn mặt nạ cho da mụn, bạn cần lưu ý chọn sản phẩm mà thành phần giúp làm sạch sâu, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và dịu nhẹ với làn da. Những thành phần này sẽ góp phần làm cân bằng và làm giảm sưng viêm trên da, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng da mụn.

    5. Phân biệt các loại mặt nạ

    5.1 Mặt nạ giấy

    Đây là loại mặt nạ làm bằng giấy và được tẩm dung dịch, để khi đắp lên thì các hoạt chất sẽ tác dụng lên làn da, còn lớp giấy lúc này đóng vai trò là màn chắn ngăn không cho các hoạt chất bốc hơi.

    Ưu điểm 

    • Cách sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian, chỉ cần lấy mặt nạ ra và trải đều trên bề mặt da, đắp lên từ 15-20 phút.
    • Có nhiều loại để bạn lựa chọn. Mặt nạ giấy phù hợp với rất nhiều loại da.
    • Giá thành mặt nạ giấy tương đối rẻ.
    • Bao bì thiết kế bắt mắt, tiện dụng.

    Nhược điểm

    • Đối với những dòng mặt nạ bình dân, để chuyên về điều trị như phục hồi các vết thâm, tàn nhang, sạm nám thì mặt nạ giấy vẫn chưa thấy được kết quả thuyết phục.
    • Nhiều loại mặt nạ cắt khổ không phù hợp với khuôn mặt (thường là quá lớn) khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi trải mặt nạ trên da.

    5.2 Mặt nạ đất sét

    Đúng như tên gọi của nó, mặt nạ này có thành phần chính là đất sét cùng các chất khoáng khác, có tác dụng chuyên về thải độc và làm sạch.

    Ưu điểm 

    • Đây là loại mặt nạ hoàn hảo cho da dầu. Bằng khả năng thải độc, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, kim loại nặng từ sâu bên trong và kéo chúng ra ngoài, mặt nạ đất sét sẽ giúp bạn sở hữu một làn da khỏe mạnh và tươi tắn.
    • Mặt nạ đất sét có khả năng kháng khuẩn, vì thế cực kỳ thích hợp cho làn da bị mụn. Ngoài ra tác dụng hút nhờn, triệt tiêu vi khuẩn P.acnes gây mụn cũng giúp hạn chế làm bí lỗ chân lông, ngăn ngừa nguyên nhân phát sinh ra mụn.

    Nhược điểm

    • Mặt nạ đất sét hút dầu cao, vì thế không thích hợp lắm với làn da khô
    • Mặt nạ đất sét dạng sệt nên có thể làm dơ quần áo, vì thế bạn nên cẩn thận.
    • Đắp quá thời gian thì mặt nạ đất sét sẽ bị khô và thực hiện quá trình thẩm thấu ngược, có nghĩa là đưa lại chất bẩn vào bên trong da. Vì thế bạn nên tuân theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

    Mặt nạ - phát minh ngàn vàng trong công cuộc dưỡng da

    5.3 Mặt nạ trái cây

    Trái cây không chỉ ngon lúc ăn mà còn bổ da khi đắp. Trong các trái cây đều chứa rất nhiều enzyme, vitamin A, vitamin C, carotene, kali, canxi, sắt, kẽm… cung cấp cho bạn một hệ thống dưỡng chất an toàn từ thiên nhiên lên làn da.

    Ưu điểm

    • Cực kỳ dễ làm. Bạn có thể mua dưa chuột, cà chua, dâu, kiwi, chuối, bơ… theo mùa là tốt nhất (những loại trái cây theo mùa sẽ có độ tươi mới, ít sử dụng các chất hóa học để giữ độ tươi cho sản phẩm hơn), sau đó cắt ra đắp lên da, kết hợp ăn để bổ từ trong ra ngoài.
    • Tiết kiệm. Sau khi đắp xong, bạn có thể xay nhuyễn hoặc để nguyên làm thức ăn cho cây trồng rất tốt.

    Nhược điểm 

    • Tốn thời gian cắt.
    • Không có tác dụng chuyên về điều trị mà chủ yếu chỉ là dưỡng da.

    5.4 Mặt nạ handmade

    Phạm trù mặt nạ handmade chủ yếu để nói đến những loại mặt nạ mà mình tự làm hoàn toàn bằng tay với những nguyên liệu đơn giản và cách làm cũng giản đơn. Mặt nạ handmade đã xuất hiện từ rất lâu, và là sản phẩm sơ khai cho hàng loạt các loại mặt nạ sau này.

    Ưu điểm 

    • Làm dễ dàng và nhanh chóng chỉ với vài nguyên liệu cơ bản mà bạn có sẵn trong nhà.
    • Bạn biết rõ được thành phần nguyên liệu như thế nào, đồng thời có thể thay đổi công thức theo ý muốn và phù hợp với tình trạng da hiện tại.

    Nhược điểm

    • Tốn thời gian pha trộn.
    • Cũng như một số mặt nạ dạng sệt, mặt nạ handmade cũng có thể bị khô và dính cứng trên da nếu để vượt quá thời gian.

    Mặt nạ - phát minh ngàn vàng trong công cuộc dưỡng da

    5.5 Mặt nạ dạng lột

    Ưu điểm 

    • Mặt nạ lột có khả năng tẩy tế bào chết cho da, loại bỏ bụi bẩn, mụn đầu đen hay những sợi lông măng trên mặt. Nhờ đó, làn da thông thoáng, lỗ chân lông được thu nhỏ trở nên căng mịn, tươi trẻ hơn.

    Nhược điểm 

    • Với làn da nhạy cảm, da mụn hoặc da đang bị tổn thương thì không nên sử dụng mặt nạ lột.
    • Làn da có thể bị tổn thương, kích ứng càng nghiêm trọng hơn. Sau khi sử dụng sản phẩm, bạn cần thoa lại da với nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm để chăm sóc da tốt nhất.

     6. Chia sẻ từ Blissberry

    Mặt nạ bổ sung dưỡng chất, cung cấp độ ẩm, dưỡng da mềm, căng mịn và cải thiện một số vấn đề cho da. Bạn hãy sử dụng mặt nạ thường xuyên để dưỡng da đẹp hơn từng ngày nhé. Dưới đây là bảng Blissberry đã tổng hợp lại để đưa ra các ưu, nhược điểm của từng loại mặt nạ để từ đó các bạn có thể cân nhắc và sử dụng hợp lí.

    STTMặt nạƯu điểm Nhược điểm 
    1Mặt nạ giấy 
    • Cách sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian
    • Mặt nạ giấy có thể sử dụng hằng ngày
    • Mặt nạ giấy có rất nhiều loại để bạn lựa chọn.
    • Mặt nạ giấy phù hợp với rất nhiều loại da
    • Giá thành mặt nạ giấy tương đối rẻ.
    • Bao bì thiết kế bắt mắt, tiện dụng.
    • Đối với những dòng mặt nạ bình dân, để chuyên về điều trị như phục hồi các vết thâm, tàn nhang, sạm nám thì mặt nạ giấy vẫn chưa thuyết phục.
    • Nhiều loại mặt nạ cắt khổ không phù hợp với khuôn mặt
    • Dung dịch trong mặt nạ quá nhiều hoặc quá ít cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
    2Mặt nạ đất sét
    • Đây là loại mặt nạ hoàn hảo cho da dầu.
    • Mặt nạ đất sét có khả năng kháng khuẩn, vì thế cực kỳ thích hợp cho làn da bị mụn. .
    • Mặt nạ đất sét giúp thu hẹp lỗ chân lông, cản bớt bụi bẩn tích tụ.
    • Mặt nạ đất sét hút dầu cao, vì thế không thích hợp lắm với làn da khô.
    • Mặt nạ đất sét chỉ nên dùng khoảng 2 lần/tuần
    • Mặt nạ đất sét dạng sệt nên có thể làm dơ quần áo
    • Đắp quá thời gian thì mặt nạ đất sét sẽ bị khô và thực hiện quá trình thẩm thấu ngược.
    3Mặt nạ trái cây
    • Cực kỳ dễ làm.
    • Tiết kiệm.
    • Tốn thời gian cắt.
    • Không có tác dụng chuyên về điều trị mà chủ yếu chỉ là dưỡng da.


     

    4Mặt nạ handmade
    • Làm dễ dàng và nhanh chóng.
    • Bạn biết rõ được thành phần nguyên liệu như thế nào, đồng thời có thể thay đổi công thức theo ý muốn và phù hợp với tình trạng da hiện tại.


     

    • Tốn thời gian pha trộn.
    • Cũng như một số mặt nạ dạng sệt, mặt nạ handmade cũng có thể bị khô và dính cứng trên da nếu để vượt quá thời gian.
    5Mặt nạ dạng lột
    • Mặt nạ lột có khả năng tẩy tế bào chết cho da, loại bỏ bụi bẩn, mụn đầu đen hay những sợi lông măng trên mặt.
    • Nhờ đó, làn da thông thoáng, lỗ chân lông được thu nhỏ trở nên căng mịn, tươi trẻ hơn.
    • Mặt nạ lột giúp tẩy da chết, dưỡng da mịn màng

     


     

    Với làn da nhạy cảm, da mụn hoặc da đang bị tổn thương thì không nên sử dụng mặt nạ lột.

    Làn da có thể bị tổn thương, kích ứng càng nghiêm trọng hơn. 

     

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: