-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
Mụn bọc máu là gì? Vì sao tuổi dậy thì dễ bị mụn bọc máu?
Mụn bọc máu có đặc điểm tròn to, nhân mụn có cả mủ và máu, có đầu mụn trắng tròn, dễ vỡ. Mụn bọc có máu xuất hiện rất phổ biến ở tuổi dậy thì.
Mụn bọc là một trong những loại mụn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Và đặc biệt hơn khi da bạn lại nổi lên mụn bọc máu. Ngày hôm nay Blissberry sẽ cùng tìm hiểu về mụn bọc máu là gì. Nguyên nhân dẫn đến loại mụn này ra sao và những câu hỏi liên quan mà bạn nên biết.
1. Mụn bọc máu là gì?
Mụn bọc máu là loại mụn có những nốt mụn to và tròn, đặc biệt bên trong thì có mủ và máu. Khi mụn bị vỡ ra nếu như bạn không xử lý đúng cách sẽ có thể lây lan sang các vùng da xung quanh.
Phần bề mặt của những nốt mụn bọc máu này giống như những vết thâm đỏ sau mụn. Tuy nhiên bên trong mụn vẫn chưa được loại bỏ tận gốc nên sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt.
Mụn bọc máu là loại mụn có những nốt mụn to và tròn
2. Nguyên nhân nổi mụn bọc máu
Mụn bọc máu nổi trên da có rất nhiều nguyên nhân và dưới đây chính là những tổng hợp nguyên nhân nổi mụn bọc máu mà các bạn nên biết:
- Khi cơ thể của bạn phản ứng nặng với các vi khuẩn (Propionibacterium acnes) gây ra mụn thì tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng và phát triển mụn bọc máu một cách rõ rệt.
- Trong trường hợp gia đình bạn có người nổi mụn bọc máu thì rất có thể sẽ di truyền sang người nào đó trong gia đình bạn. Bởi vì việc nổi mụn cũng là nguyên nhân di truyền.
- Da bạn thường xuyên không làm sạch sâu các loại vi khuẩn, bụi bẩn cũng như tế bào chết tích tụ lâu ngày. Từ đó dẫn mụn bọc máu sẽ bắt đầu phát triển.
- Với một chế độ ăn uống không lành mạnh khi ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,... sẽ tích tụ nhiều độc tố khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn.
- Nếu bạn đang sử dụng những loại mỹ phẩm độc hại thì cũng sẽ khiến mụn bọc tích tụ máu.
- Khi bị rối loạn nội tiết tố sẽ khiến làn da kích thích tuyến bã nhờn và tiết nhiều dầu hơn. Ngoài ra nó còn gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng.
- Một chế độ sinh hoạt không hợp lý như ngủ không đúng giờ đúng giấc, stress công việc,... cũng sẽ khiến làn da tiết ra nhiều bã nhờn. Từ đó dẫn đến việc bạn nổi mụn.
3. Mụn bọc máu phổ biến ở độ tuổi nào?
Mụn bọc máu thường phổ biến ở độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Đặc biệt là với đối tượng nam giới. Loại mụn này có thể phát triển - dừng lại trong vòng nhiều năm. Và ngược lại mụn bọc máu không phổ biến ở phụ nữ và hiếm gặp ở trẻ em hoặc người lớn tuổi.
4. Biện pháp điều trị mụn bọc máu tại nhà
Trong quá trình điều trị mụn bọc máu tại nhà thì bạn sẽ cần một số biện pháp để tự điều chỉnh mụn bọc. Dưới đây sẽ là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo như:
- Lá bạc hà: Đây là một nguyên liệu đơn giản và bạn chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn rồi đắp lên phần mụn bọc máu rồi để yên trong vòng 20 phút. Duy trì cách này trong vòng 3 tuần để thấy được sự hiệu quả nhé. Sử dụng lá bạc hà là bởi vì trong loại lá này có một loại chất giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm tình trạng sưng do mụn bọc.
- Cà chua: Đối với nguyên liệu này bạn chỉ cần ép lấy nước rồi thêm một chút mật ong. Trộn đều rồi thoa lên mặt trong khoảng 20 phút. Mỗi tuần dùng 2 lần để có một làn da không còn mụn bọc nhé. Trong cà chua có một chất sát khuẩn còn mật ong lại dưỡng ẩm, kháng khuẩn tự nhiên. Kết hợp cà chua cùng với mật ong chính là một sự kết hợp tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua đâu nhé.
- Sữa chua: Chỉ cần 1/2 hộp sữa chua không đường là bạn có thể nhanh chóng làm mặt nạ trị mụn tại nhà rồi đấy. Duy trì 3 lần/tuần và mỗi lần như vậy bạn hãy thư giãn khoảng 20 phút thì da sẽ trở nên mịn màng và những nốt mụn cũng nhanh chóng biến mất đấy.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị được các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Đặc biệt trong những loại thuốc đó sẽ có một số thành phần như: Nhóm Retinoid (loại bỏ bã nhờn, đào thải chất nhờn ra khỏi da, ngăn ngừa viêm nhiễm), Benzoyl peroxide (tiêu diệt các ổ mụn bọc), Acid Salicylic (tẩy tế bào chết đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm tình trạng ngứa, đau nhức do mụn bọc gây ra).
Sử dụng sữa chua không đường để trị mụn bọc máu tại nhà
5. Câu hỏi liên quan
Sau khi đã tìm hiểu về mụn bọc máu thì dưới đây sẽ là một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo để trong quá trình điều trị loại mụn này một cách an toàn nhất.
5.1. Mụn bọc máu có nhiễm trùng không?
Một trong những phương pháp điều trị mụn chính là bạn cần phải lấy phần nhân mụn ra. Và tất nhiên mụn bọc máu cũng không phải là một ngoại lệ. Việc lấy nhân mụn ra sẽ giúp phần da đó trở nên sạch hơn. Tuy nhiên nếu như bạn nặn mụn không an toàn thì sẽ tăng cao khả năng nhiễm trùng da. Đặc biệt là việc tự ý nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch sẽ, từ đó sẽ mang vi khuẩn cùng chất bẩn xâm nhập vào mụn. Điều này sẽ làm mụn bọc máu không giảm mà trở nên nặng hơn rất nhiều.
Nếu như bạn nặn mụn không an toàn thì sẽ tăng cao khả năng nhiễm trùng da
5.2. Mụn bọc máu có lây không?
Trong quá trình nặn mụn thì vi khuẩn và máu cũng như mủ từ ổ mụn nặn sẽ thường dính trên vùng da lân cận. Điều này chính là tác nhân khiến cho vi khuẩn tấn công da và tăng nguy cơ lây lan. Từ đó mụn bọc máu sẽ bị nổi lên ở vùng da vừa bị lây nhiễm. Chính vì vậy bạn cần phải vệ sinh cũng như chăm sóc vùng da bị mụn bọc máu một cách an toàn.
Vậy là Blissberry đã tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến mụn bọc máu. Hy vọng rằng những điều này đã giúp bạn hiểu về loại mụn này cũng như cách chăm sóc sao để không bị nhiễm trùng. Đừng chần chờ nữa mà hãy thực hiện ngay để có một làn da đẹp bạn nhé.