Mách bạn cách phân biệt sẹo mụn và vết thâm do mụn

XEM NHANH

    23 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mách bạn cách phân biệt sẹo mụn và vết thâm do mụn

    Tìm hiểu về sự hình thành của thâm mụn và seo mụn. Làm thế nào để phân biệt giữa thâm mụn và sẹo mụn? Blissberry sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé!

    Mụn là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, sau quá trình điều trị mụn sẽ để lại tình trạng thâm mụn, để lại sẹo mụn trên khuôn làn da mặt bạn. Mỗi loại sẽ có những biện pháp khắc phục riêng nhưng làm thế nào để phân biệt giữa thâm mụn và sẹo mụn đây? Để Blissberry tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên của bạn qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Sẹo mụn khác gì thâm mụn?

    1.1 Sẹo mụn là gì?

    Tương tự như thâm mụn, sẹo mụn là vấn đề thường gặp ở cả nam và nữ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Sẹo mụn cũng được hình thành do những nốt mụn “khó ưa” và tồn tại sau quá trình điều trị mụn.

    Khi da bị mụn, chuyên gia da liễu Dr. Chubby (1) khuyên bạn không nên tự ý tác động trực tiếp đến nó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn làm điều này, tự ý nặn mụn khi cồi chưa gom và còn mẩn đỏ. Đây là lý do lớn nhất gây nên sẹo mụn và đa số nhiều người không biết. 

    Sẹo mụn được hình thành do tổn thương nặng dưới da của chúng ta, làm mất đi sự liên kết giữa bề mặt da và ổ viêm mụn dưới da.

    1.2 Các nguyên nhân gây sẹo mụn

    • Khi bị mụn chúng ta thường được khuyên không được nặn những nốt mụn sưng viêm to khi cồi chưa gom hết, nếu không sẽ để lại những vết sẹo rỗ trên bề mặt da mặt gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, sẹo mụn thậm chí “đáng ghét” đến mức vẫn có thể xuất hiện dù bạn chẳng hề đá động gì đến chúng là tùy thuộc vào loại da dễ bị tổn thương.

    Trong trường hợp bạn quá bực mình vì nhữn cô cậu mụn cứ xuất hiện trước tầm mắt của bạn, thì bạn nên tham khảo qua bí kíp nặn mụn không để lại vết thâm sẹo. Đây là một bí kích chúng tôi tổng hợp dành riêng cho bạn đấy!

    • Các vết sẹo mụn phần lớn là các tổn thương dạng nang dưới da và mất sự liên kết với bề mặt khiến các ổ viêm càng bị mắc kẹt. Hơn nữa, mụn nang và viêm tập trung rất nhiều tế bào bạch cầu vì có nhiều enzym, cuối cùng dẫn đến tổn thương. Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, da sẽ tự chữa lành nhưng đồng thời cũng sẽ vẫn gây ra sẹo.
    • Sẹo mụn trứng cá xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng quá mức để tự chữa lành, và mất khả năng hình thành các collagen thông thường. Các enzym ở vị trí bị tổn thương của mụn trứng cá tiêu diệt tất cả những chất như collagen và elastin trên da. Tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, các tế bào collagen và elastin không thể tái tạo hoàn toàn, hoặc tái tạo một cách không phù hợp, hoặc bị rối loạn và cuối cùng là để lại sẹo.

    1.3 Phân loại sẹo mụn

    Sẹo mụn được chia thành 2 nhóm chính:

    • Sẹo lồi: Sẹo lồi sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn sản sinh ra nhiều lượng lớn collagen để tái tạo mô da, vì hàm lượng quá lớn dẫn đến sự dư thừa trên da và tạo ra khối lớn trên bề mặt.

    Thành Sẹo Lồi  sẽ có nhiều kích thước khác nhau

    • Sẹo lõm: Phần lớn những trường hợp bị mụn nhưng bị gặp phải tình trạng sẹo lõm hay nói cách khác là sẹo dẹt, sẹo teo. Sẹo lõm xuất hiện là do da của bạn không sản sinh đủ collagen để tái tạo, gây nên sự lõm nhiều hoặc ít trên da.

    Sẹo lõm hay còn gọi là mụn rỗ

    2. Thâm do mụn có dễ phân biệt với sẹo mụn?

    2.1 Thâm mụn là gì?

    Thâm mụn là tình trạng những đốm đen, nâu sẽ xuất hiện trên gương mặt bạn sau khi mụn rời đi. Những loại mụn phổ biến gây nên tình trạng da thâm mụn như: Mụn bọc, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn ẩn,… 

    Những nốt mụn này sau khi hình thành, bị tác động chính và tổn thương nặng trên da. Khi đó, nếu bạn không biết cách chăm sóc và điều trị mụn thâm mụn một cách an toàn, nó vẫn sẽ “đeo bám” bạn lâu dài và gây mất thẩm mỹ.

    Thâm mụn là gì?

    2.2 Các nguyên nhân gây thâm mụn

    Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần (2), mụn thâm gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan, khách quan đến từ bên trong và bên ngoài. 

    Nhìn tổng quát thì những nguyên nhân chính nãy sẽ gây ra mụn thâm như sau:

    • Da nhiễm sắc tố: Các sắc tố này làm tăng nồng độ melanin, làm các vết thâm, đen sạm sẽ xuất hiện làm mất thẩm mỹ trên da, làm da đen sạm đi và trở nên xấu xí.
    • Tự ý nặn mụn: Việc tự ý cạy nặn mụn sẽ làm gây ra viêm da. Tay và các dụng cụ cạy nặn mụn có thể bị vi khuẩn và truyền vào vết thương gây viêm nhiễm, mưng mủ.
    • Vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách: Vệ sinh da mặt không sạch và kĩ, không tẩy da chết thường xuyên, sử dụng kem trị thâm không phù hợp cũng khiến tình trạng mụn thâm nặng hơn.
    • Làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với tần suất dày đặc: Các loại tia UVA, UVB sẽ hủy hoại da khiến các vết thâm sẽ càng trở nên đậm màu hơn.

    Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về thâm mụn và cách điều trị để trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để xử lý những vết thâm mụn của mình.

    2.3 Phân loại vết thâm mụn

    Người ta phân loại các vết thâm mụn dựa vào tình trạng da sáng, sậm màu để lại trên da. Thông thường có 2 loại phổ biến:

    • Thâm mụn đỏ: Trường hợp này là sự viêm nhiễm chưa kết thúc. Trong trạng thái này thì bạn không nên sử dụng các loại axit hữu cơ trong quá trình điều trị vết thâm. Bởi chúng sẽ khiến vùng da trở nên nhạy cảm hơn và dễ gây bị tổn thương.

    Mụn thâm khiến làn da xuống sắc, mất thẩm mỹ

    • Thâm mụn nâu đen: Lúc này sự viêm nhiễm trên vùng da của bạn đã chấm dứt hẳn. Do đó, bạn cần tập trung vào vấn đề làm sáng vết thâm, để cải thiện đều màu sắc da.

    thâm mụn có màu nâu đen

    3. Những gợi ý để xử lý thâm mụn và sẹo mụn

    • Để điều trị và chăm sóc thâm sẹo mụn hiệu quả, việc đầu tiên cần ngăn chặn bằng cách không dùng tay nặn mụn hoặc sờ lên mặt. Bởi vì nặn mụn không đúng cách chính là nguyên nhân khiến vùng da xung quanh bị tổn thương, dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm và tụ máu dẫn tới thâm và sẹo.
    • Bên cạnh đó bạn cần bảo vệ làn da cẩn thận trước các nhân tố gây hại từ môi trường như ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, bụi bẩn bằng cách mang đồ bảo hộ và kem chống nắng có chỉ số phù hợp.
    • Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các tình trạng mụn và thâm sẹo trên da. Do đó, các nàng nên ăn nhiều hoa quả rau xanh, thực phẩm giàu collagen nhằm bổ sung năng lượng thiếu hụt và các dưỡng chất cho vùng da bị sẹo thâm.Chúng tôi đã có một bài tổng hợp về những thực phẩm cần thiết để cải thiện thâm mụn, bạn có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn của bản thân.
    • Đồng thời cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể cũng là việc làm giúp tăng sự đàn hồi, làm  cân bằng độ ẩm và tăng quá trình lưu thông các dưỡng chất dinh dưỡng sẽ có lợi cho quá trình điều trị thâm sẹo.

    Qua những chia sẻ của Blissberry hy vọng các bạn sẽ thương yêu bản thân mình thể hiện qua cách bạn đối đãi với làn da của chính mình , nhất là những làn da đang gặp khó khăn vì thâm – sẹo sau mụn.

    Sự khác nhauPhân loạiDấu hiệu nhận biếtNguyên nhân
    Sẹo mụn
    • Sẹo lồi
    • Sẹo lõm
    • Các vết sẹo lồi phì đại
    • Những đốm dày vết lồi hoặc lõm
    • Có thể có màu sáng hơn hoặc nâu sậm vùng da
    • Tổn thương dạng nang dưới da và
    • Mất sự liên kết với bề mặt khiến các ổ viêm càng bị mắc kẹt
    • Mất khả năng hình thành các collagen thông thường
    Thâm do mụn
    • Thâm mụn đỏ
    • Thâm mụn nâu đen
    • Vùng da bị sậm màu
    • Đề vào vùng da sậm màu thấy đau
    • Vết thâm mọc lên ngay chỗ vừa bị mụn viêm, nhiễm
    • Da nhiễm sắc tố
    • Tự ý nặn mụn
    • Vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách
    • Làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với tần suất dày đặc
    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: