-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
17
Tháng 02
Đăng bởi: Ngọc
Top 12 thực phẩm tốt cho da mà bạn sẽ tiếc nếu biết quá muộn
Toàn những thực phẩm thông dụng ở Việt Nam, những món tưởng chừng 'rẻ bèo' lại đem về công dụng như sử dụng mỹ phẩm đắt tiền.
1 - Cá với lượng dầu cao
Cá hồi, cá thu, cá trích... là những loại cá với lượng axit béo Omega-3 cao. Chất này giảm viêm, hạn chế tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời, giữ ẩm cho làn da (theo springer, ncbi). Bên cạnh đó những loại cá với lượng dầu cao còn cung cấp Vitamin E tự nhiên, Protein chất lượng để bảo làn da luôn khỏe mạnh (theo ncbi).
2 - Trái bơ
Chất béo trong bơ được xem là thành phần giúp cho da đàn hồi, giữ ẩm tốt. Nghiên cứu hơn 700 phụ nữ cho thấy, tiêu thụ chất béo thực vật tương tự như trong trái bơ giúp da giữ được sự trẻ trung, dẻo dai hơn so với những người không sử dụng (nguồn ncbi).
3 - Hạt óc chó
Mới thịnh hành ở Việt Nam trong những nằm gần đây, tuy nhiên hạt óc chó đã phổ biến ở phương Tây từ rất lâu. Omega-3 và Omega-6 có trong loại hạt này giúp giảm viêm, hạn chế mụn. Với thành phần 8% kẽm, sử dụng hạt óc chó gián tiếp tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ dàn da căng mướt.
4 - Hạt hướng dương
Đa phần các loại hạt đều đem lại lợi ích gì đó cho cơ thể, hạt hướng dương cũng không ngoại lệ. Thành phần có trong hạt hướng dương rất tốt cho da bao gồm Vitamin E, cùng với kẽm và Protein thực vật.
5 - Khoai lang
Loại củ cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, chứa thành phần Beta Carotene như một loại chất chống nắng tự nhiên. Khi ăn khoai lang, chất chống oxy hóa này sẽ được kết hợp vào da của bạn và giúp bảo vệ các tế bào da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa cháy nắng, chết tế bào, chống khô và nhăn da (theo Pubmed).
6 - Ớt chuông (đỏ hoặc vàng)
Đây là loại trái cung cấp lượng Vitamin A, Beta Carotene và Vitamin C dồi dào cho chơ thể. Nghiên cứu được công bố trên Pubmed cho thấy sự liên kết mật thiết giữa việc ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C với việc hạn chế bị nhăn da, khô da do tuổi tác.
7 - Bông cải xanh
Bên cạnh chứa nhiều Vitamin A, C, kẽm, bông cải xanh còn có Lutein, một loại Carotenoid hoạt động giống như Beta Carotene giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa sự "già đi" của bề mặt da. Ngoài ra thành phần Sulforaphane như một thành phần chống ung thư bao gồm cả ung thư da (theo Pubmed), duy trì mức độ Collagen có trong da của bạn.
8 - Cà chua
Cà chua là một nguồn cung cấp Vitamin C và tất cả các Carotenoid chính, đặc biệt là Lycopene. Các Carotenoid này bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và có thể giúp ngăn ngừa nếp nhăn.
9 - Đậu nành
Chứa Isoflavone, được chứng minh là có tác dụng cải thiện nếp nhăn, tạo ra Collagen, giữ được độ đàn hồi của da và chống khô da.
10 - Socola
Tác dụng của Socola rất phi thường với làn da của bạn, lại thêm một lý do nữa để bạn yêu thích món ăn này. Socola chứa chất chống oxy hóa có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bị cháy nắng. Những chất chống oxy hóa này cũng có thể cải thiện nếp nhăn, điều tiết lưu lượng máu và giữ cân bằng kết cấu làn da.
11 - Trà xanh
Catechin có trong trà xanh là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ làn da của bạn chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, giảm mẩn đỏ, cũng như tăng cường độ ẩm và độ đàn hồi của da.
12 - Nho đỏ
Loại trái cây này cũng khá phổ biến ở Việt Nam, chứa Resveratrol, chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa da bằng cách loại bỏ các gốc tự do có hại gây hại cho làn da của bạn.
Đảm bảo rằng cơ thể của bạn luôn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ làn da của mình. Các thực phẩm trong danh sách trên rất phổ biến, dễ mua và là lựa chọn tuyệt vời cho thói quen ăn uống lành mạnh. Chúc bạn có được sự trẻ trung, tươi tắn và tràn đầy năng lượng nhé!
Chúng tôi tham khảo, trích dẫn từ các nguồn, các nghiên cứu khoa học sau:
1. Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/12-foods-for-healthy-skin
2. https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-642-12264-4_9
3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25195602/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4773779/
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257702/
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16029676
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24675046
8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20085665
9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23638933
10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3673383/
11. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/171705/nutrients
12. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170187/nutrients
13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4190204/
14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4169675/
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23053552
16. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23053552
17. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168483/nutrients
18. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170108/nutrients
19. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17921406
20. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170379/nutrients
21. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26970133
22. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26799467
23. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24121007
24. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16465309
25. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17914160
26. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27095228
27. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15277161
28. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17484381
29. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2705153/
30. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14608119
31. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16522663
32. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27470376
33. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16702322
34. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25116848
35. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26581682
36. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17164979
37. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24970388
38. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11351267
39. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12871030
40. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27618035
41. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21525260
42. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17213230
43. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16732220