-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
18
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
Cruelty - free là gì? Tiêu chí đạt chuẩn Cruetly - free trong mỹ phẩm
Tìm hiểu Cruelty-free là gì? Tiêu chuẩn của tiêu chí này và điều gì chứng minh một thương hiệu là Cruelty-free? Mốt số thương hiệu nổi tiếng về nó. Xem ngay nhé!
Nếu bạn là một người ăn chay, hay bạn là một người quan tâm đến động vật chắc hẳn bạn sẽ hay nghe đến thuật ngữ "Cruelty-free" được sử dụng rất nhiều ở các công ty mỹ phẩm. Các công ty thường in cụm từ này trên bao bì sản phẩm của họ hay các beauty blogger thường nhắc đến nó. Nhưng "Cruelty-free" thực sự có nghĩa là gì? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu sâu hơn về cụm từ này nhé!
A. Cruelty-free là gì?
Cruelty Free là một thuật ngữ đơn giản có nghĩa là một sản phẩm và các thành phần của nó không được thử nghiệm trên động vật. Trước đây, động vật thường được sử dụng để thử nghiệm cho các loại thuốc, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm mới trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên đây là một phương pháp hoàn toàn không nhân đạo, trong khi hiện nay đã có rất nhiều phương pháp thử nghiệm thay thế. Tại các nước văn minh như Hoa Kỳ, Nhật Bản... "thử nghiệm sản phẩm mới" đang bị tẩy chay. Và các sản phẩm nhân đạo “Cruelty Free” (không thử nghiệm trên động vật) là điều đáng để tự hào và đã được quốc tế công nhận.
B. Tiêu chuẩn Cruetly - free trong mỹ phẩm
Hiện nay đã có khoảng 3 tiêu chuẩn quy định về việc thử nghiệm sản phẩm trên động vật. Mặc dù có những ràng buộc khác nhau một xíu nhưng vẫn dựa trên tiêu chí chính là không thí nghiệm trên động vật ở bất kì công đoạn sản xuất nào, đồng nghĩa với việc thành phần và thành phẩm đều không được thí nghiệm trên động vật.
- PETA: Là một trong 3 tổ chức phổ biến nhất khi xét về bảo vệ động vật. Các thương hiệu phải ký một cam kết không thử nghiệm trên động vật với bất kỳ nguyên liệu nào hay công thức, sản phẩm của mình.
- Leaping Bunny: Một công ty tự nguyện cam kết không thử nghiệm trên động vật trong tất cả các giai đoạn nào sản xuất sản phẩm, kể cả nhà cung cấp nguyên vật liệu. Tuy nhiên, khác với PETA, công ty sẽ phải trải qua kiểm tra độc lập để đạt được chứng nhận này.
- Choose Cruelty Free là một tiêu chuẩn của Úc, nhưng nó không giới hạn ở các thương hiệu Úc. Tiêu chuẩn này tương tự như tiêu chuẩn Leaping Bunny, nhưng khắt khe hơn một chút.
Bốn tiêu chuẩn để một thương hiệu đạt Cruetly - free: (Theo PETA)
- Sản phẩm cuối cùng không thử nghiệm trên động vật
- Các nguyên liệu sử dụng không thử nghiệm trên động vật .
- Không có bên thứ ba thực hiện thử nghiệm trên động vật dưới danh nghĩa của công ty.
- Công ty không thử nghiệm trên động vật ngay cả khi luật pháp yêu cầu.
E. Những hãng mỹ phẩm đạt Cruelty Free uy tín
1. COCOON
Cocoon – mỹ phẩm Việt đầu tiên góp mặt trong danh sách không thử nghiệm trên động vật của Leaping Bunny và cũng là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật và thuần chay của tổ chức PETA. Với xu hướng bảo vệ thực vật, sản phẩm Cocoon thường được chiết xuất từ thực vật mà không cần đến sự hỗ trợ của các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật.
Cocoon cam kết:
- 100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho làn da:
- 100% thuần chay:
- 100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật:
2. The Body Shop
The Body Shop - một thương hiệu mỹ phẩm đến từ Vương Quốc Anh, nổi tiếng với cảm hứng 100% thiên nhiên đồng thời được sản xuất một cách đạo đức và bền vững. The Body Shop được xem là thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng bởi tiêu chí cốt lõi như chống thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật bảo vệ nhân quyền và luôn giữ hành tinh mãi xanh.
Từ năm 1989 hãng đã thực hiện rất nhiều chiến dịch hướng đến công nghiệp mỹ phẩm nhân đạo. Với những nỗ lực của mình, năm 2009 The Body Shop được trao giải thưởng trọn đời của RSPCA – Hội bảo vệ động vật của Hoàng Gia Anh.
"Hãy cấm ngay thử nghiệm trên động vật trên toàn thế giới. Chúng tôi muốn kêu gọi cấm hoàn toàn việc thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật ở khắp mọi nơi trên thế giới". Đó là lời kêu gọi từ chiến dịch "Vĩnh Viễn Chống Thử Nghiệm Trên Động Vật" mà The Body Shop và Cruetly Free International đã tổ chức nhằm kêu gọi 8 triệu chữ kí vào bản kiến nghị để Liên Hiệp Quốc phải đề ra lệnh cấm cho hành động tàn ác với động vật.
3. Sukin
Sukin là một thương hiệu mỹ phẩm đến từ Úc, đất nước lưu trú của hàng ngàn động vật hoang dã. Sukin chủ yếu đưa ra các sản phẩm chăm sóc da và đều được sản xuất tại Melbourne, Úc. Điều tự hào của công ty là 100% các sản phẩm đều do người Úc sản xuất và cam kết 100% không thử nghiệm trên động vật. Tiêu chuẩn này đã được Sukin tuân thủ ngay từ những ngày đầu tiên sáng lập thương hiệu. Các quy trình sản xuất và thử nghiệm của Sukin hoàn toàn không thử nghiệm trên động vật cũng như chỉ nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp cam kết không thử nghiệm trên động vật.
Bên cạnh đó sản phẩm được đưa ra từ Sukin có thành phần 98,8% là các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên an toàn cho người sử dụng. Sukin cũng cam kết mang lại sự cân bằng hoàn hảo về sản phẩm giá thành cũng như mang đến sự an toàn cho người sử dụng trên toàn thế giới.
4. Paula’s Choice
Chắc hẳn Paula's Choice không còn xa lạ trong làn chăm sóc da đâu nhỉ, Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa biết Paula's Choice cũng là một thành viên của tổ chức "The Leaping Bunny", trên website của mình, Paula’s Choice công khai bày tỏ tình yêu với động vật và thậm chí khuyến khích các nhân viên dắt theo thú cưng đến chỗ làm.
Hãng nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm chuyên về trị mụn và tẩy tế bào chết như AHA hay BHA, Bên cạnh đó hãng còn được phái đẹp ủng hộ khi công khai chính sách không thử nghiệm trên động vật, cũng như không sử dụng nguyên liệu từ động vật một cách vô nhân đạo.
5. Klairs
Klairs là thương hiệu chăm sóc da của Hàn Quốc 100% không có chất độc hại. Hầu như tất cả các sản phẩm của họ đều thân thiện với người ăn chay, nhưng Klairs không phải là thương hiệu thuần chay 100%. Klairs đã được Tổ chức bênh vực quyền động vật Hàn Quốc - KARA (về cơ bản là phiên bản PETA của Hàn Quốc) phê duyệt là thương hiệu chăm sóc da không có sự tàn ác.
Klairs không phải là thuần chay 100%. Hầu như tất cả các sản phẩm của họ đều là thuần chay, nhưng Klairs không phải là thương hiệu thuần chay. Trước đây, các sản phẩm của Klairs có chứa các thành phần như mucin ốc sên và sáp ong và thành phần có nguồn gốc động vật duy nhất được sử dụng trong các sản phẩm của họ hiện tại là mật ong do đặc tính có lợi cho da. Tuy nhiên, Klairs đang trên đường trở thành người thuần chay hoàn toàn trong mọi khía cạnh sản xuất của họ, luôn nghiên cứu các cách để thay đổi hoặc thay thế thành phần này bằng một thành phần thuần chay.
F. Chia sẻ từ Blissberry
Thử nghiệm trên động vật là một vấn đề phổ biến. Theo Cruelty Free International, hơn 115 triệu động vật đang được sử dụng để thử nghiệm trên động vật trên toàn thế giới. Đây là hành động vô cùng tàn bạo với động vật vì vậy tiêu chí "Cruetly-free" đã ra đời cũng như các tổ chức bảo vệ động vật ngày càng phát triển nhằm bảo vệ nhưng linh hồn bé nhỏ không có tiếng nói trên thế giới. Việc chuyển sang dùng mỹ phẩm không chứa chất độc hại và các sản phẩm làm sạch sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy những sản phẩm lành mạnh hơn cho bạn và môi trường.