Salicylic Acid là gì? Tác dụng Salicylic Acid trong mỹ phẩm?

XEM NHANH

    23 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Salicylic Acid – “cứu tinh” đối với làn da mụn

    Salicylic Acid có phải là vị cứu tinh giúp da phục hồi một cách hiệu quả? Cùng Blissberry điểm qua các tác dụng của hoạt chất này đối với là da và một số lời khuyên nhé!

     

    Salicylic Acid là một loại acid vô cơ gốc dầu và thuộc nhóm Beta Hydroxy Acid. Chất này sẽ  thấm thấu sâu vào lỗ chân lông, giúp làm sạch da, trị mụn.

    1. Salicylic Acid là gì?

    Salicylic Acid còn được gọi với một cái tên quen thuộc là Beta Hydroxy Acid (BHA), là một chất acid vô cơ gốc dầu và có công thức hoá học là C7H6O3. Chất này có thể len lỏi qua lớp dầu tự nhiên và thấm sâu vào các lỗ chân lông chứa các tế bào chết như bụi bẩn, bã nhờn cũng như các tạp chất bị tắc nghẽn dính ở da.

    Từ đó quá trình làm sạch da mặt, trị mụn và tẩy các tế bào chết. Đặc biệt nó còn có thể giúp kiểm soát được lượng dầu để da có môi trường thông thoáng hơn và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.

    Salicylic Acid còn được gọi là Beta Hydroxy Acid (BHA)

    2. Tác dụng của Salicylic Acid đối với làn da

    2.1. Salicylic Acid trị mụn

    Salicylic Acid có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch sâu. Từ đó lỗ chân lông được thông thoáng khiến cho bụi bẩn và bã nhờn không còn đọng ở da và gây ra mụn. Ngoài ra sau khi sử dụng Salicylic Acid thì lượng dầu trên mặt tiết chế một cách tốt nhất và vết thâm mụn cũng giảm đi.

    2.2. Salicylic Acid tẩy tế bào chết

    Với khả năng thấm sâu vào da nên Salicylic Acid sẽ làm cho các tế bào chết bong tróc để da có thể thông thoáng hơn.

    2.3. Salicylic Acid kiểm soát bã nhờn

    Salicylic Acid có đặc tính phá vỡ mạnh mẽ liên kết giữa các axit béo. Ví dụ như dầu hay các bã nhờn có trên da. Từ đó giúp kiểm soát quá trình tiết dầu, kích thích lưu thông bã nhờn và làm sạch lỗ chân lông, đem lại cho bạn làn da sáng mịn.

    3. Liều lượng Salicylic Acid thường gặp hiện nay

    3.1. Salicylic Acid 0.5% -> dưới 1%

    Salicylic Acid có trong các sản phẩm kem dưỡng da, tẩy tế bào chết. Sau khi sử dụng sẽ giúp làm dịu da và không làm da bị khô. Trong các sản phẩm có nồng độ Salicylic Acid thấp, chúng đóng vai trò hỗ trợ cho các thành phần khác trong sản phẩm được phát huy một cách tối đa.

    3.2. Salicylic Acid 1% -> dưới 2%

    Có trong các loại kem trị mụn có tiết diện nhỏ. Đây được xem là một loại thuốc kháng viêm giúp làm khô các cồi mụn.

    3.3. Salicylic Acid trên 2%

    Các loại sản phẩm chứa Salicylic Acid với nồng độ này thường được dùng để trị mụn cóc. Do Salicylic Acid ở nồng độ nhóm 2 - 3 % có tính ăn mòn cao nên không được khuyên thực hiện tại nhà.

    Liều lượng Salicylic Acid thường gặp hiện nay

    4. Hướng dẫn dùng Salicylic Acid

    Salicylic Acid có chứa trong những sản phẩm khác nhau. Vậy nên mỗi loại cũng sẽ có những hướng dẫn dùng khác nhau. Dưới đây bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

    • Thuốc mỡ, kem, thuốc nước: Hãy bôi nhẹ nhàng lên vùng da cần được điều trị một lượng vừa đủ.
    • Gel: Trước khi bôi khoảng 5 phút thì hãy làm ẩm da.
    • Xà phòng hoặc thuốc gội: Làm ướt da và tóc bằng nước ấm rồi cho sản phẩm chứa Salicylic Acid trong lòng bàn tay, xoa tạo bọt với lượng nước vừa phải rồi thoa lên da tóc. Sau đó massage nhẹ nhàng vài phút rồi gội lại bằng nước sạch. Hãy thực hiện 1 lần nữa rồi rửa lại với nước.
    • Thuốc dán: Rửa rồi lau qua vùng da bị tổn thương rồi cắt miếng dán vừa với mụn.

    5. Tác dụng phụ khi dùng Salicylic Acid

    Ngoài việc mang nhiều công dụng cho làn da thì Salicylic Acid cũng sẽ có những tác dụng phụ nếu như bạn không tuân thủ theo đúng liều lượng:

    • Gây mất tỉnh táo, buồn ngủ nghiêm trọng.
    • Đau đầu, chóng mặt.
    • Có cảm giác đau dạ dày.
    • Tiêu chảy, buồn nôn.

    Mặc dù tương đối an toàn nhưng với những người mới thì có thể có tác dụng như: Kích ứng da, nổi mẩn đỏ hoặc bị dị ứng. Ngoài ra, Salicylic Acid còn gây ra các tác dụng phụ như: khiến một số vùng da trên mặt bạn bị sưng, nổi mề đay, gây khó thở thậm chí là ngất xỉu.

    Vậy nên khi có một trong các biểu hiện trên thì bạn phải nhanh chóng dừng việc sử dụng và đi khám ngay (hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ) để có thể ngăn ngừa kịp thời hoặc làm giảm tác dụng phụ của chúng.

    Tác dụng phụ khi dùng Salicylic Acid

    6. Đối tượng chống chỉ định dùng Salicylic Acid

    Những người chống chỉ định khi dùng Salicylic Acid  là trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn tuổi. Ngoài ra theo một số nghiên cứu thì bà bầu có thể sử dụng được BHA nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Và đối với mẹ đang cho con bú thì hạn chế việc bôi Salicylic Acid lên vùng da thường xuyên tiếp xúc với miệng của con.

    7. Lưu ý khi dùng Salicylic Acid

    • Không sử dụng Salicylic Acid có nồng độ từ 10% trở nên để điều trị mụn trên vùng da bị kích ứng, nhiễm khuẩn, trên mặt - mũi - miệng,...
    • Những người đang bị tiểu đường, hoặc hệ tuần hoàn suy giảm thì không được sử dụng.
    • Các sản phẩm chứa Salicylic Acid chỉ nên bôi ngoài da.
    • Có thể kết hợp Salicylic Acid với kem dưỡng.
    • Sau khi sử dụng Salicylic Acid thì hãy chống nắng cũng như che chắn kín khi ra đường.

    8. Salicylic Acid có trong thực phẩm nào?

    Đối với những bạn sở hữu làn da xuất hiện nhiều mụn thì việc cung cấp cho cơ thể một lượng Salicylic Acid vừa đủ là việc vô cùng cần thiết. Salicylic Acid có trong những loại thực phẩm sau đây có thể sẽ giúp bạn thực hiện được mong muốn của mình một cách nhanh chóng nhất, sở hữu riêng cho mình một làn da sạch mụn và trắng sáng tự nhiên.

    • Trái cây: Trong trái cây chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng và các loại vitamin khác nhau rất tốt cho da. Theo nhiều nhà nghiên cứu cho thấy trái cây luôn là giải pháp tự nhiên và an toàn nhất để cho bạn có một làn da đẹp cùng một sức khỏe tốt. Đặc biệt, trong các loại quả chín thường có hàm lượng Salicylic Acid rất cao như cam, mơ, nho, táo, bơ,... . Ngoài ra còn có các loại trái cây chứa Salicylic Acid hàm lượng thấp như dưa hấu, kiwi,...
    • Những loại rau xanh: Cũng giống như trái cây chín, rau xanh chứa một hàm lượng Salicylic Acid rất cao. Đây cũng là chất giúp cho rau xanh lưu trữ được độ xanh tươi và bảo quản lâu hơn. Những loại rau xanh chứa hàm lượng Salicylic Acid cao thường là ô liu, cà chua, rau mồng tơi, bông cải xanh, dưa leo,... Còn những loại chứa hàm lượng Salicylic Acid thấp là măng tây, bí ngô,...
    • Các loại hạt: Khi lựa chọn các loại hạt thì bạn nên lựa chọn các loại hạt giàu chất béo bão hòa và giàu vitamin E vì chúng rất tốt cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, việc ăn các loại hạt trong các bữa ăn còn có thể giúp cho bạn trị dứt điểm vấn đề mụn trên da rất hiệu quả. Một số loại hạt thuộc giống cây họ đậu, hạnh nhân, hạt dẻ hay đậu phộng thường có chứa một hàm lượng Salicylic Acid rất cao.

    Salicylic Acid có trong rau xanh, trái cây và các loại hạt

    Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ về Salicylic Acid sẽ giúp bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về loại chất này. Hãy sử dụng Salicylic Acid  ngay để có một làn da hết mụn và luôn sạch mụn và có một làn da trắng sáng nhé.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: