-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
10 cách trị mụn bọc ở má tận gốc, hiệu quả, an toàn cho da
Nếu bạn đang khó chịu vì những nốt mụn bọc ở má gây cản trở thói quen sinh hoạt. Hãy tham khảo ngay 10 cách trị mụn bọc ở má tận gốc, hiệu quả, an toàn cho da.
Mụn bọc được biết đến là những nốt mụn dày cộm, chứa phần mủ dày đặc sâu bên trong, gây nên những cơn đau nhức, khó chịu, làm càn trở thói quen sinh hoạt hằng ngày. Theo các chuyên gia da liễu, mụn bọc là một trong những biến thể mụn khó chữa trị, thời gian xuất hiện kéo dài và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
1. Vì sao nổi mụn bọc ở má?
Mụn bọc, mụn trứng cá, mụn viêm là một trong những loại mụn gây ảnh hưởng to lớn đến con người. Đặc biệt, nổi mụn bọc ở má không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, làm cản trở nhịp sinh hoạt. Những nguyên nhân phồ biến khiến bạn nổi mụn bọc ở má như:
- Rối loạn hoocmon nội tiết tố trong cơ thể: Tình trạng này không chỉ xảy ra ở nữ giới mà nam giới trong độ tuổi dậy thì cũng phải đối mặt. Hoocmon nỗi tiết tố tăng cao trong độ tuổi vị thành niên hay trong các giai đoạn trước và sau chu kì kinh nguyệt, thời kì mang thai đã kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, gây bí lỗ chân lông.
- Vệ sinh và chăm sóc da mặt không đúng cách: Chu trình vệ sinh da không sạch dẫn đến các tế bào chết chưa được loại bỏ một cách cẩn thận, lớp bụi bẩn vẫn còn tích tụ khiến lớp bảo vệ da yếu dần, tạo điều kiện cho các loại mụn sinh sôi.
- Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không khoa học: Thức khuya, ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, cà phê và các chất kích thích thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn hình thành nên các nốt mụn viêm, mụn bọc.
- Không vệ sinh chăn ga gối thường xuyên: Má là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng như chăn, ga, gối - những vị trí lí tưởng cho sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn.
- Thói quen chạm tay lên mặt: Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể vì thường xuyên phải tiếp xúc với các bề mặt đồ vật. Do đó, thói quen chạm tay lên vùng má hoặc nặn mụn ở má có thể tạo điều kiện hình thành nên các nốt mụn bọc ở má.
2. Cách trị mụn bọc ở má
2.1. Trị mụn bọc ở má với tinh dầu
Tinh dầu được chiết xuất từ các loại thảo mộc, thực vật, vỏ cây,... với cách sản xuất vô cùng an toàn và sạch sẽ, là loại dược liệu chăm sóc da được nhiều người tin dùng. Một số loại tinh dầu thường được sử dụng để trị mụn bọc ở má như tinh dầu tràm trà, tinh dầu xô thơm, tinh dầu hoa oải hương,...
Nguyên liệu: sử dụng 2-3 giọt tinh dầu tràm và tăm bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt da và các nốt mụn với nước sạch hoặc sữa rửa mặt
- Bước 2: Dùng tăm bông chấm vào tinh dầu rồi bôi vào các nốt mụn bọc ở má, không cần rửa lại với nước.
2.2. Trị mụn bọc ở má với tỏi
Tỏi được xem là một trong những loại nguyên liệu không chỉ để làm tăng mùi thơm và độ ngon cho mỗi món ăn mà còn được dùng để trị các nốt mụn cứng đầu với hàm lượng axit cao và khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da.
Nguyên liệu: sử dụng 2-3 tép tỏi tươi và nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tỏi tươi rửa sạch và bóc vỏ sau đó xay nhuyễn. Pha thêm nước lọc để làm loãng tính axit trong tỏi
- Bước 2: Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt rồi dùng tăm bông chấm vào nước cốt tỏi tươi chấm lên các nốt mụn, giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa mặt với nước.
2.3. Trị mụn bọc ở má với lô hội
Lô hội (hay còn gọi là nha đam) có thành phần nước hơn 90% cùng với hàm lượng vitamin và các chất khoáng cao như kẽm, kali, natri, canxi,... có công dụng làm dịu da, cấp ẩm, kháng viêm, kháng sưng, điều trị các tổn thương trong cấu trúc da được hình thành từ các nốt mụn bọc, mụn viêm.
Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi (khoảng 200-300 gram)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá nha đam với nước, tách bỏ phần vỏ, dùng muỗng cạo lấy phần gel nha đam (lưu ý không lấy phần gel nha đam có màu vàng vì có thể gây ngứa cho da)
- Bước 2: Làm sạch da mặt với nước ấm hoặc sữa rửa mặt và bôi một lớp gel nha đam lên vùng mụn bọc trên má, để yên trong khoảng 15 phút
- Bước 3: Sau khi thư giãn và nha đam đã phát huy tác dụng thấm vào da thì rửa mặt lại với nước sạch.
2.4. Trị mụn bọc ở má với khổ qua
Khổ qua (hay mướp đắng) là loại thực phẩm quen thuộc của mọi nhà với hàm lượng cao vitamin A, vitamin B, vitamin C, không chỉ phục hồi các tổn thương trên da mà còn có tác dụng đẩy nhân mụn, làm đều màu da và dưỡng sáng làn da.
Nguyên liệu: 1 trái khổ qua tươi và nước sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khổ qua rửa sạch rồi tách bỏ phần ruột. Sau đó xay nhuyễn khổ qua với nước lọc
- Bước 2: Lọc bỏ phần bã khổ qua, đổ nước cốt khổ qua vào khay đá và làm đông trong khoảng 3-4 giờ.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da mặt, đặc biệt là vùng má. Cho khoảng 1 đến 2 viên đá khổ qua vào khăn bông rồi massage lên da mặt trong khoảng 15 phút đến khi phần đá viên tan hoàn toàn
2.5. Trị mụn bọc ở má với mật ong
Là một trong những dược liệu quý được lấy từ ong tự nhiên, mật ong mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng bít lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.
Nguyên liệu: 1 ít mật ong nguyên chất và tăm bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch da mặt bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt, đảm bảo bề mặt da sạch và thông thoáng
- Bước 2: Dùng tăm bông chấm một lượng ít mật ong nguyên chất và bôi lên nốt mụn bọc, giữ yên trong khoảng 30 phút để mật ong thấm vào bề mặt da và tác động đến cấu trúc da bên trong.
2.6. Trị mụn bọc ở má với trà xanh
Trà xanh không chỉ là một loại nguyên liệu pha chế và làm bánh quen thuộc mà còn là một trong những thành phần quen thuộc trong các loại mỹ phầm trị mụn nhờ vào những công dụng tuyệt vời như làm đẹp da tránh lão hóa, giảm viêm, hỗ trợ quá trinh trị mụn,...
Nguyên liệu: 3 muỗng bột trà xanh và 1 thìa nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp bột trà xanh và nước lọc hòa tan lại với nhau
- Bước 2: Làm sạch da mặt và thoa đều hỗn hợp lên mặt, để yên lớp mặt nạ trong khoảng từ 20-30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm.
2.7. Trị mụn bọc ở má với lá tía tô
Trong Đông Y, lá tía tô sử dụng với nhiều lợi ích khác nhau, không chỉ làm tăng sức đề kháng, tránh nhiễm khuẩn,... lá tía tô còn được có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da, chống viêm nhiễm, dị ứng và ngăn chặn quá trình lão hóa da.
Nguyên liệu: sử dụng 5-7 lá tía tô tươi và muối hạt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá tía tô sau khi rửa sạch thì giã nhuyễn với muối hạt
- Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước rồi dùng phần bã lá tía tô đã giã nhuyễn đắp lên vùng mụn trong khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại với nước.
2.8. Trị mụn bọc ở má với cà chua
Cà chua chứa hàm lượng cao vitamin C cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, cà chua không chỉ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có công dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ làn da trở nên mịn màng, đánh bay các nốt mụn.
Nguyên liệu: sử dụng từ 1 đến 2 quả cà chua tươi và nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cà chua rửa sạch, loại bỏ phần hạt và xay nhuyễn với nước lọc
- Bước 2: Làm sạch da mặt rồi thoa đều phần hỗn hợp cà chua đã xay, massage nhẹ nhàng và thư giãn trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn rửa mặt thật sạch lại với nước ấm.
3. Cách trị mụn bọc ở má chuyên sâu
3.1. Chữa mụn bọc ở má với thuốc bôi
Phương pháp chữa trị mụn bọc ở má bằng các loại dược mỹ phẩm bôi lên bề mặt da và các nốt mụn được nhiều người sử dụng vì ít tốn thời gian và hiệu quả.
Gel hỗ trợ trị mụn sưng Blissberry Pureskin Acne Fixer K21 15ml
Sản phẩm được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên ứng dụng công nghệ nghiên cứu và sản xuất của Hàn Quốc, mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng. Gel hỗ trợ trị mụn Blissberry giúp bạn đánh bay những nốt mụn cứng đầu một cách nhanh chóng.
Thành phần chính
- Salicylic Acid (hay còn gọi là BHA): có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch sâu lỗ chân lông, ngăn ngừa quá trình hình thành mụn bọc
- Nấm Chaga và rau má: sự kết hợp hoàn hảo giúp ngăn chặn quá trình lão hóa với đặc tính giàu chất oxy hóa
- Cỏ mực và tảo bẹ: mang đến khả năng cấp ẩm tối ưu, giúp hạn chế các tình trạng khô và bong tróc da sau khi sử dụng
Kem trị mụn sưng Innisfree Bija Trouble Cream
Kem trị mụn sưng Innisfree Bija Trouble Cream với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên cùng công thức cải tiến mới mang đến một kết cấu mỏng nhẹ, an toàn và dịu nhẹ cho làn da. Sản phẩm không chỉ giúp bảo vệ, tăng cường đề kháng cho da mà còn mang đến hương thơm dễ chịu.
Thành phần chính:
- Tinh chất trị mụn hạt Bija: Làm dịu và tăng cường sức đề kháng cho làn da
- Tinh dầu Bija và D-panthenol: Kháng viêm, giảm đau, tạo bọt mịn và mang đến cảm giác sảng khoái khi sử dụng
- Acid Salicylic BHA, Madecassoside, Letinol: Tăng cường làm sạch, loại bỏ các tế bào chết và sợi bã nhờn trên da mặt
3.2. Chữa mụn bọc ở má với thuốc kháng sinh
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc bôi để ngăn ngừa tình trạng phát triển của mụn bọc ở má, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ cho việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị mụn. Hầu hết, các loại thuốc kháng sinh phổ biến với công dụng kháng viêm, phục hồi mụn như: Tetracyclin, Minocyclin, Clindamyncin,...
4. Các câu hỏi liên quan
4.1. Cách chăm sóc da bị mụn bọc ở má
Việc chăm sóc da bị mụn bọc ở má đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Bên cạnh việc làm sạch da thường xuyên và đúng cách thì bạn cũng cần phải sử dụng những loại thuốc bôi trị mụn đặc trưng, phù hợp với loại da. Ngoài ra, bạn cũng cần sinh hoạt lành mạnh và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học.
4.2. Mụn bọc ở má có nên nặn không?
Mụn bọc ở má hay mọc ở các vị trí khác đều không nên nặn. Không chỉ gây nhiễm trùng vùng da mà còn gây tổn thương cấu trúc bên trong, làm ảnh hưởng đến kết cấu da, có thể dẫn đến sự hình thành sẹo lõm.
4.3. Mụn bọc ở má có lây không?
Mục bọc ở má có thể lây lan sang các khu vực như mũi, cằm và trán. Điều này xảy ra khi bạn vệ sinh da không sạch và tự ý nặn mụn khiến phần dịch mủ lây sang các vị trí khác.
4.4. Mụn bọc ở má có nguy hiểm không?
Mụn bọc là một trong những biến thể nặng của mụn, mang đến những ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống hằng ngày. Về lâu dài, mụn bọc không chỉ gây nên sự đau nhức mà còn khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.
Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong công cuộc đánh bay những nốt mụn cứng đầu, gây ảnh hưởng to lớn đến thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn dần trở nên nặng hơn, bạn cần đến chuyên gia để được tư vấn.