10+ cách trị mụn nhọt ở trán an toàn, đơn giản, hiệu quả tức thì

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    10+ cách trị mụn nhọt ở trán an toàn, đơn giản, hiệu quả tức thì

    Vùng trán nổi mụn nhọt cực đau nhức? Bạn hãy cập nhật nhanh 10+ cách trị mụn nhọt ở trán an toàn, đơn giản, hiệu quả tức thì ở đây để điều trị ngay nhé!

    Mụn nhọt ở trán là tình trạng nhiễm trùng ở vùng da trán tạo ra các nốt mụn gây sưng đau, có dịch mủ màu trắng hay vàng. Để dễ dàng loại bỏ mụn nhọt, hỗ trợ chăm sóc da tốt hơn, Blissberry chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây ra mụn, cách điều trị, lưu ý cần quan tâm. Nếu muốn tìm hiểu, mời bạn xem qua nội dung sau ngay nhé!

    1. Vì sao nổi mụn nhọt ở trán? 

    Trán là một trong những vùng da trên khuôn mặt tiết ra nhiều dầu thừa, bã nhờn, nang lông dễ bị bít tắc, nhiễm khuẩn. Nên vùng da này thường bị vi khuẩn tụ cầu vàng tấn công, xâm nhập vào trong da từ các vết cắt, vết trầy nhỏ hay theo lông đến nang lông tạo ra nốt nhọt. Mụn nhọt sưng viêm, có màu đỏ, kích thước lớn dần qua từng ngày, tạo cảm giác đau nhức, có mủ trên đầu nhọt. 

    Mụn nhọt nổi trên trán là do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào da gây viêm nhiễm

    2. Cách trị mụn nhọt ở trán hiệu quả

    2.1 Trị mụn nhọt ở trán với miếng dán mụn

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Miếng dán mụn như tên gọi của mình, nó là một sản phẩm chuyên dụng điều trị mụn dạng miếng dán có chứa thuốc. Miếng dán có công dụng hút bã nhờn, dịch mủ, tạo môi trường diệt khuẩn, giảm sưng viêm ở nốt mụn nhọt. Đồng thời, sản phẩm còn hạn chế mụn tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh cho bạn chạm, sờ nốt mụn. 

    Nếu bạn cần trang điểm đi chơi, dự tiệc, miếng dán sẽ giúp che khuyết điểm, cho bạn thoải mái makeup, không sợ mỹ phẩm gây ảnh hưởng đến nốt mụn. 

    Miếng dán mụn chứa thuốc giúp hút sạch bã nhờn, dịch mủ cho nốt mụn nhanh lành

    Nguyên liệu

    • Miếng dán mụn.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần làm sạch da vùng trán.
    • Bước 2: Đặt miếng dán lên vị trí nốt mụn nhọt để trong 8 - 12 tiếng.

    Lưu ý

    • Khi hết thời gian sử dụng miếng dán thì gỡ ra, vệ sinh da rồi mới dán miếng mới lên.
    • Bạn nên dùng miếng dán mụn tới khi mụn lên cồi. Có thể dán thêm để tăng cường bảo vệ vết thương hở.

    2.2 Trị mụn nhọt ở trán với mướp đắng

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Khi xuất hiện nốt mụn nhọt trên trán, bạn hãy tìm nhanh trong bếp, nếu có quả mướp đắng hãy lấy ra đắp mặt nạ ngay. Bởi mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn, kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn, làm dịu da, ngăn ngừa da khô. Thực phẩm này còn giúp bổ sung độ ẩm, giúp điều trị mụn, dưỡng da căng mịn, mướt mát hơn.

    Mướp đắng giúp tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát tuyến bã nhờn, điều trị mụn, dưỡng da ẩm mượt

    Nguyên liệu

    • Mướp đắng.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Mướp đắng làm sạch, cắt lát mỏng, sau đó cho vào tủ lạnh để trong 10 phút.
    • Bước 2: Rửa mặt sạch sau đó lấy từng lát mướp đắng đắp lên vị trí mụn nhọt.
    • Bước 3: Đắp mướp đắng trong 20 phút rồi rửa mặt với nước sạch, thoa nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm.

    Lưu ý

    • Không sử dụng biện pháp trị mụn nhọt với khổ qua mỗi ngày mà nên áp dụng cách bữa để đảm bảo hiệu quả chữa trị và đảm bảo an toàn hơn cho da.

    2.3 Trị mụn nhọt ở trán với tinh dầu tràm trà

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Tinh dầu tràm trà vốn tính diệt khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giúp nốt mụn lên cồi mau, giảm sưng đỏ. Nguyên liệu này còn giúp thúc đẩy hoạt động tế bào bạch cầu, chống nhiễm trùng cho vết thương, giúp da hồi phục nhanh chóng. Hỗ trợ làm mờ vết thâm, liền sẹo mụn hiệu quả. 

    Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao, chống nhiễm trùng cho nốt mụn lên cồi nhanh

    Nguyên liệu

    • Tinh dầu tràm trà.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Vệ sinh vùng da bị nhọt sạch sẽ.
    • Bước 2: Bôi từ 2 - 3 giọt tinh dầu tràm trà lên nốt mụn.

    Lưu ý

    • Áp dụng cách thức trị mụn này từ 4 - 5 lần/ngày. Trường hợp, bạn có làn da nhạy cảm thì chỉ nên thoa tinh dầu tràm trà từ 2 - 3 lần/ngày.

    2.4 Trị mụn nhọt ở trán với lô hội

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Các thành phần Anthraquinon, Chromium, Zinc có trong lô hội cho công dụng chống khuẩn, tiêu diệt ổ mụn nhọt, giảm viêm, làm sạch da sâu, gom cồi nhanh. Nha đam giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp da chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây mụn. Phục hồi da bị tổn thương do mụn, tái tạo da mới, cho da đều màu, sáng đẹp. 

    Lô hội giúp diệt khuẩn, giảm viêm, giúp gom cồi mụn nhanh, hỗ trợ phục hồi da, dưỡng da đều màu

    Nguyên liệu

    • Lô hội.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa sạch toàn bộ vùng da có mụn nhọt.
    • Bước 2: Lô hội rửa sạch, lột lớp vỏ ngoài ra, lấy thịt và chiết gel nha đam.
    • Bước 3: Lấy gel thoa lên mụn nhọt để từ 15 - 30 phút.
    • Bước 4: Hết thời gian, bạn lấy gel nha đam ra, rửa mặt lại bằng nước mát.

    Lưu ý

    • Nếu bạn mua lá nha đam lớn và không thể dùng hết trong 1 lần thì bạn chiết gel nha đam và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Để đảm bảo hiệu quả trị mụn của nha đam chỉ nên để dùng hết gel trong 3 - 4 ngày.

    2.5 Trị mụn nhọt ở trán với tỏi

    • Thời gian thực hiện: Đến khi hỗn hợp đắp lên nốt mụn khô lại.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất giúp diệt trừ các vi khuẩn gây ra mụn nhọt, giảm sưng viêm ở ngay vị trí bị mụn, giảm đau nhức nhanh chóng. Tỏi cũng có nhiều vitamin B, E giúp giảm thâm nám, khôi phục da bị tổn thương do mụn. Các khoáng chất có trong tỏi nâng cao sức đề kháng, bảo vệ da khỏi tác nhân có hại từ môi trường. Kết hợp bộ đôi giấm và tỏi giúp tăng cường khả năng kháng viêm, cân bằng độ pH giúp điều trị mụn tốt hơn. 

    Tỏi có công dụng giúp giảm sưng viêm, giảm đau nhức, xử lý mụn nhọt ở trán hiệu quả

    Nguyên liệu

    • Tỏi.
    • Giấm ăn.
    • Máy xay sinh tố.
    • Tăm bông.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: 4 - 5 tép tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố với 4 muỗng canh giấm ăn và xay nhuyễn.
    • Bước 2: Vùng da mụn lên được làm sạch rồi mới lấy tăm bông thoa hỗn hợp trên lên nốt mụn.
    • Bước 3: Đợi tới khi hỗn hợp khô lại thì bạn rửa sạch với nước ấm.

    Lưu ý

    • Đều đặn thực hiện mẹo trị mụn này hằng ngày để có kết quả như mong đợi.

    2.6 Trị mụn nhọt ở trán với hạt đình lịch

    • Thời gian thực hiện: 4.5 tiếng.
    • Độ khó: Dễ.

    Hạt đình lịch có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, giảm sưng tấy, viêm nhiễm hiệu quả cho nốt mụn nhọt mọc trên trán của bạn. Bên cạnh đó, loại hạt này còn giúp hút mủ, thúc đẩy cồi mụn nhanh chóng se lại chỉ sau tầm 7 ngày sử dụng. Miệng vết thương cũng nhỏ dần lại, mụn nhọt xẹp xuống cho bạn lại có vầng trán sạch mụn, mịn đẹp. 

    Đắp mặt nạ hạt đình lịch giúp hút dịch mủ, thu nhỏ miệng vết thương, làm xẹp mụn mau

    Nguyên liệu

    • Hạt đình lịch.
    • Băng gạc.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Ngâm nước nóng 2 đến 3 muỗng hạt đình lịch trong tầm 25 phút.
    • Bước 2: Khi hạt đã nở, chất nhầy tiết ra thì bạn loại bỏ hết nước, giữ lại phần hạt đã nở tạo thành khối.
    • Bước 3: Rửa vùng da có mụn nhọt thật sạch sẽ rồi đắp khối hạt đình lịch lên, quấn băng gạc để tránh hạt rơi ra và để vậy trong 4 tiếng.
    • Bước 4: Sau 4 tiếng thì lấy băng gạc ra, rửa sạch da mặt.

    Lưu ý

    • Muốn mụn xẹp nhanh thì bạn nên thực hiện mẹo này 2 lần mỗi ngày.

    2.7 Trị mụn nhọt ở trán với cà chua

    • Thời gian thực hiện: 25 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Cà chua giúp loại bỏ tế bào da chết, kiểm soát tuyến bã nhờn, giảm sưng đỏ ở nốt mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp trị mụn nhọt, dưỡng da mịn màng. Cà chua còn chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, giảm các nếp nhăn, hạn chế tình trạng da chảy xệ. Các khoáng chất và vitamin trong cà chua giúp chống tia UV, phục hồi da bị rám nắng. 

    Cà chua tẩy da chết, giảm sưng đỏ, hỗ trợ trị mụn nhọt, dưỡng da mịn đẹp

    Nguyên liệu

    • Cà chua.
    • Máy xay sinh tố.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch cà chua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
    • Bước 2: Làm sạch da mặt, bôi cà chua lên vùng da có nốt nhọt.
    • Bước 3: Giữ nguyên trong 20 phút, sau đó loại bỏ cà chua trên mặt và rửa lại với nước sạch.

    2.8 Trị mụn nhọt ở trán với mật ong

    • Thời gian thực hiện: 25 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Khi trên trán nổi lên nốt mụn nhọt sưng đỏ, gây đau nhức, cực khó chịu, bạn có thể dùng ngay mật ong có sẵn trong nhà để điều trị mụn. Với tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, mật ong ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, loại bỏ lớp da chết, giảm sưng viêm, loại bỏ mụn nhanh. Mật ong cũng giúp nuôi dưỡng da sáng đẹp, hồng hào tự nhiên.

    Mật ong giúp loại bỏ nốt mụn nhọt trong thời gian ngắn, dưỡng da hồng hào

    Nguyên liệu

    • Mật ong.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Làm sạch vùng da mụn, sau đó thoa mật ong nguyên chất lên vị trí có nốt nhọt.
    • Bước 2: Sau khi massage nhẹ nhàng, bạn để vậy trong 20 phút.
    • Bước 3: Tiếp đó, rửa sạch mật ong dính trên mặt bằng nước sạch và lau khô.

    Lưu ý

    • Dùng mật ong trị mụn nhọt hữu hiệu khi kiên trì thực hiện công thức này mỗi tuần 2 - 3 lần.

    2.9 Trị mụn nhọt ở trán với trứng gà

    • Thời gian thực hiện: 25 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong lòng trắng của trứng gà giúp chống viêm, giảm bã nhờn còn chứa nhiều hoạt chất có công dụng chống lão hóa cho da tươi trẻ, rạng rỡ. Nước cốt chanh giúp loại bỏ tế bào da chết nhẹ nhàng, làm lỗ chân lông thông thoáng, dưỡng trắng da. Phối hợp 2 thành phần này với nhau sẽ cho ra hiệu quả trị mụn nhọt và dưỡng da tuyệt vời.

    Lòng trắng trứng gà giúp giảm dầu nhờn trên da, chống viêm, chống lão hóa

    Nguyên liệu

    • Trứng gà.
    • Chanh.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Đập 1 quả trứng gà, tách lấy lòng trắng trứng, đánh tạo bọt. Sau đó vắt 1 nửa quả chanh tươi cho vào lòng trắng trứng, trộn đều.
    • Bước 2: Bôi hỗn hợp lên vùng trán có nốt nhọt, mát xa nhẹ nhàng tầm 5 phút.
    • Bước 3: Để nguyên hỗn hợp này trên ta trong 15 phút nữa rồi mới làm sạch da mặt.

    Lưu ý

    • Mỗi tuần thực hiện mẹo trị mụn nhọt ở trán với lòng trắng trứng và nước cốt chanh 2 lần để cho kết quả tốt.

    2.10 Trị mụn nhọt ở trán với chanh tươi

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Chanh không chỉ là thực phẩm giúp làm tăng hương vị món ăn, chế biến đồ uống để giải nhiệt mùa nóng mà chanh còn là nguyên liệu làm đẹp, trị mụn hữu hiệu. Chanh có tính sát khuẩn mạnh mẽ, giúp tẩy da chết, làm thoáng sạch da, hỗ trợ điều trị nhọt, làm mờ vết thâm nám, tăng cường chống lão hóa da.

    Chanh có tác dụng sát trùng, tẩy tế bào da chết, làm thoáng lỗ chân lông, trị và giảm mụn

    Nguyên liệu

    • Chanh.
    • Bông gòn.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Chanh vắt lấy nước cốt.
    • Bước 2: Vệ sinh, làm sạch vùng da có nốt nhọt, sau đó lấy miếng bông gòn thấm nước cốt chanh thoa lên mụn nhọt.
    • Bước 3: Massage thật nhẹ nhàng rồi để nguyên trong 10 - 15 phút.
    • Bước 4: Chờ hết thời gian thì bạn rửa mặt lại bằng nước lạnh.

    Lưu ý

    • Vì chanh có tính axit nên thoa quá nhiều, không để qua đêm.
    • Cố gắng kiên trì thoa chanh như vậy 1 lần/ngày thì mụn sẽ giảm rõ rệt.

    2.11 Trị mụn nhọt ở trán với thuốc đặc trị

    Một biện pháp khác mà bạn cũng có thể sử dụng khi muốn điều trị mụn nhọt nhanh chóng, cho hiệu quả tức thì là dùng thuốc đặc trị. Trong thành phần của thuốc đặc trị có chứa nhiều hoạt chất giúp diệt khuẩn, kháng viêm, làm sạch da, tiêu nhân mụn. Bên cạnh đó còn chứa nhiều dưỡng chất giúp giảm thâm sẹo, chăm sóc da khỏe khoắn, tươi trẻ tự nhiên hơn. 

    Thuốc đặc trị có chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ tiêu nhân mụn, làm sạch da, giảm thâm sẹo

    Các thành phần hoạt chất

    • Benzoyl peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn, hạn chế mụn xuất hiện trở lại.
    • Retinoids: Chống viêm, làm thoáng lỗ chân lông, loại bỏ cồi mụn dễ dàng, tái tạo tế bào da mới, tăng sinh Collagen, chống lão hóa, cho da săn chắc, trẻ trung hơn.
    • Azelaic Acid: Có tính kháng khuẩn, giảm viêm, hạn chế sản xuất Keratin là chất có tác dụng kích thích mụn phát triển.
    Để điều trị mụn nhọt, bạn có thể sử dụng sản phẩm Gel giảm mụn mờ thâm Blissberry 15ml để bôi lên các nốt mụn, điều này sẽ làm giảm các nốt mụn đang sưng và khô cồi nhanh hơn đấy.

    3. Lưu ý khi chữa mụn nhọt ở trán

    Có nhiều trường hợp dùng đã áp dụng biện pháp chữa trị nhưng nốt mụn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, còn diễn biến tăng nặng hơn. Như những cơn đau nhức trở lên dữ dội, kích cỡ nốt mụn to lên nhanh, màu da lân cận nốt mụn có màu đỏ tươi, vệt đỏ dài kéo dài sau 1 tuần điều trị tại nhà thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

    Nên ăn nhiều trái cây, các loại rau để tăng cường hệ miễn dịch, điều trị mụn tốt hơn

    Khi mụn nhọt mọc ở trán nhiều hơn, quay trở lại liên tục, người bị suy giảm hệ miễn dịch, mắc bệnh đái tháo đường cũng nên liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ điều trị phù hợp. Trong quá trình trị liệu nên ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả để bổ sung khoáng chất, vitamin, tăng cường sức đề kháng. Uống đủ nước, hạn chế thức khuya, tập thể dục, tránh để tâm trạng căng thẳng, stress sẽ giúp mụn nhanh khỏi hơn. 

    4. Các câu hỏi liên quan

    4.1 Mụn nhọt ở trán có lây không?

    Mụn nhọt ở trán hoàn toàn có thể lây lan đến các vùng da xung quanh hoặc lây cho người khác nếu bạn chạm, nặn vùng mụn đang nhiễm trùng. Khi bạn mặc quần áo, dùng khăn mặt, khăn tắm,... chung với người đang bị nhọt thì nguy cơ bị nhọt cũng rất cao. 

    4.2 Có nên nặn mụn nhọt ở trán?

    Với mụn nhọt nằm ở vùng trán, bạn không nên tự ý bóp, nặn, vì việc nặn như vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến tình trạng mụn tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, nốt mụn có kích cỡ lớn, cụm nhọt, hơn 2 tuần không lành nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán, điều trị đúng cách. Trường hợp mụn nhọt nhỏ, có dấu hiệu đã chín, bạn có thể nặn tại nhà. Trước khi nặn cần rửa tay sạch sẽ, dụng cụ nặn mụn đảm bảo đã được khử trùng. 

    Không tự ý nặn mụn để tránh cho nốt mụn diễn biến phức tạp, nhiễm trùng nặng

    4.3 Làm sao ngăn ngừa mụn nhọt ở trán?

    Để phòng ngừa bị nhọt ở trán, bạn không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là người đang bị nhọt. Rửa mặt với sản phẩm sữa rửa mặt yêu thích của bạn, giữ vùng trán thoáng sạch. Chọn thực đơn ăn uống lành lạnh, tập luyện thể thao, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ khoa học. Khi bị côn trùng cắn, có vết trầy xước, vết thương trên da cần được xử lý kịp thời. Chăm sóc sức khỏe, kiểm soát tình trạng suy giảm sức đề kháng, bệnh tiểu đường, bệnh về da tối ưu. 

    4.4 Trẻ bị mụn nhọt ở trán phải làm sao?

    Khi con trẻ bị mụn nhọt ở vùng trán, bố mẹ chú ý tắm rửa thường xuyên, làm sạch da trẻ với nước ấm. Khi tắm rửa không nên chà xát da trẻ mạnh tay vì có thể làm bể nốt mụn, gây tổn thương cho da trẻ. Nên dùng băng gạc y tế để "cách ly" vùng da mụn với các vùng da lành xung quanh, tránh lây lan. Khi dùng băng gạc, phụ huynh cần rửa sạch tay, hạn chế tối đa việc chạm tay trực tiếp vào nốt nhọt.

    Bố mẹ cũng chú ý không tự ý nặn nhọt trên trán trẻ, khi nào nhọt bể ra một cách tự nhiên thì vệ sinh da mụn, sử dụng betadine để làm sạch hết mủ, máu còn sót lại. Khi bác sĩ chưa đưa ra chỉ định thì bố mẹ không tự ý dùng thuốc kháng sinh dù là đường bôi hay đường uống cho trẻ.

    Từ những cách trị mụn nhọt ở trán được liệt kê trong bài viết này, bạn đã chọn được mẹo điều trị thích hợp cho nốt nhọt ở trán của mình chưa? Nếu còn điều gì băn khoăn hoặc muốn chia sẻ ý kiến, hãy gửi góp ý cho Blissberry ngay nào!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: