7 cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà an toàn, hiệu quả nhất

XEM NHANH

    16 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    7 cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà an toàn, hiệu quả nhất

    Mụn đầu đen ở má xuất hiện nhiều do vùng má tích tụ nhiều dầu nhờn, bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông. Xóa mụn đầu đen hiệu quả với 7 cách điều trị tại nhà đơn giản sau.

    Những nốt mụn đầu đen quanh má làm bạn "mất ăn mất ngủ" vì không biết làm cách nào để quét sạch mụn, dưỡng da mịn đẹp tự nhiên? Mời bạn cùng Blissberry khám phá 7 cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà cho hiệu quả tốt, áp dụng an toàn trong nội dung bên dưới ngay. 

    1. Vì sao lại có mụn đầu đen ở má? 

    Lý do khiến mụn đầu đen thường xuyên xuất hiện ở 2 vùng má của mọi người là do hoạt động tăng tiết bã nhờn quá cao ở vùng da này, tạo môi trường cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành nốt mụn. Khi các nốt mụn này tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, chuyển màu sậm, tạo ra hiện trạng mụn đầu đen trên da.

    Nếu bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, thích và ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên đầy dầu mỡ, uống bia, rượu, nước ngọt thì mật độ dầu nhờn trên da sẽ lớn hơn, nổi mụn đầu đen nhiều hơn. Uống quá ít nước, khiến cơ thể thiếu nước, giảm quá trình đào thải độc tố, chất bẩn cũng dẫn đến tình trạng mụn đầu đen cao ở má.

    Bên cạnh đó, việc thức khuya, thiếu ngủ, nội tiết tố thay đổi vào mỗi kỳ kinh nguyệt, lạm dụng các loại thuốc, mỹ phẩm có các thành phần gây hại cho da là những nguyên nhân khác khiến vùng má sinh ra nhiều mụn đầu đen. 

    2. Cách trị mụn đầu đen ở má

    2.1 Trị mụn đầu đen ở má với mật ong

    • Thời gian thực hiện: 25 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong mật ong có nhiều thành phần chống viêm, ngăn ngừa sưng đỏ, đau rát, làm sạch dầu thừa, bã nhờn, dưỡng ẩm, xoa dịu, phục hồi, hạn chế hình thành sẹo sau mụn. Khi kết hợp với giấm táo cũng có khả năng tẩy tế bào da chết, loại bỏ chất bẩn, làm nhân mụn trồi lên cho bạn gom cồi mụn dễ dàng, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng hơn. 

    Nguyên liệu

    • Mật ong
    • Giấm táo

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Mật ong và giấm táo trộn đều theo tỷ lệ 1:1.
    • Bước 2: Làm sạch mặt và tay, sau đó thoa hỗn hợp lên bề mặt da, tập trung ở vùng má.
    • Bước 3: Mát xa khoảng 4 phút, để nguyên vậy trong 15 phút.
    • Bước 4: Loại bỏ hỗn hợp trị mụn đầu đen trên với nước ấm, sau đó bạn lau khô, thoa kem dưỡng ẩm.

    Lưu ý

    • Mỗi tuần chỉ nên dùng hỗn hợp này 2 lần, không làm nhiều hơn vì giấm táo có đặc tính axit nhẹ, nếu dùng thường xuyên sẽ làm da mỏng đi.

    2.2 Trị mụn đầu đen ở má với sản phẩm chứa salicylic

    • Thời gian thực hiện: 7 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Một trong những sản phẩm điều trị mụn đầu đen rất được chị em Việt Nam yêu thích là sản phẩm chứa thành phần axit Salicylic. Với đặc tính gốc dầu, thành phần này đi xuyên qua lỗ chân lông, phá vỡ sự kết nối của bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn nằm bên trong, làm sạch lỗ chân lông, bong tróc tế bào da chết, thúc đẩy tái tạo da mới, cho da rạng ngời hơn.

    Nguyên liệu

    • Gel hoặc kem axit Salicylic

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên vùng má bị mụn đầu đen.
    • Bước 2: Xoa tới khi không cần thấy gel hoặc kem, để vậy không rửa sạch. Với gel nên làm ẩm da trước khi thoa gel tầm 5 phút để có hiệu quả tốt hơn.

    Lưu ý

    • Nên dùng ở nồng độ 0.5 - 2% để đảm bảo an toàn cho da, hạn chế kích ứng.
    • Có thể dùng 1 - 2 lần/ngày (mang tính chất tham khảo, mỗi sản phẩm có cách dùng riêng, bạn xem kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thiết).
    • Vào mùa đông, nên dùng nồng độ axit Salicylic thấp, lượng nhỏ để bảo vệ da.

    2.3 Trị mụn đầu đen ở má với AHA hoặc BHA

    • Thời gian thực hiện: 7 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Cả BHA (axit Salicylic) và AHA (axit Glycolic) đều là những loại axit có khả năng tẩy da chết, giúp hỗ trợ trị mụn tối ưu. Tuy vậy, trong khi BHA tan trong dầu, thẩm thấu và làm sạch sâu lỗ chân lông, giữ cho da thông thoáng, mịn màng, thích hợp cho làn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu. AHA tan được trong nước, có khả năng tẩy da chết bề mặt, giúp da sạch mụn, sáng đẹp, đều màu, lựa chọn dành cho da tối màu, da khô.

    Nguyên liệu

    • BHA hoặc AHA

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Vệ sinh mặt sạch sẽ, thoa một lớp toner lên da.
    • Bước 2: Bôi tinh chất BHA hoặc AHA lên 2 má có mụn đầu đen.

    Lưu ý

    • Bắt đầu sử dụng lên dùng nồng độ thấp đến cao, BHA từ 0.5 - 2%, AHA từ 5%.
    • Tần suất sử dụng của người mới nên từ 1 lần/tuần và tăng mật độ sử dụng dần lên.

    2.4 Trị mụn đầu đen ở má với sản phẩm chứa retinoids

    • Thời gian thực hiện: 7 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Những sản phẩm chứa thành phần retinoids thường được dùng để giảm nếp nhăn nhưng các thành phần của sản phẩm cũng có tác dụng loại bỏ chất bẩn, giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, kích thích tái tạo tế bào da mới. Khi dùng sản phẩm này đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa hình thành mụn đầu đen đồng thời giúp chống lão hóa da tối ưu.

    Nguyên liệu

    • Sản phẩm chứa retinoids

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Tẩy trang, dùng sữa rửa mặt làm sạch da mặt, thoa một lớp toner.
    • Bước 2: Bôi sản phẩm chứa retinoids lên da, sau đó mới dưỡng ẩm.

    Lưu ý

    • Sử dụng với BHA hoặc AHA nên dùng cách ngày, dùng vào chu trình khác (buổi sáng hoặc tối) để tránh làm cho da quá tải.
    • Nên dùng từ nồng độ thấp tới cao để hạn chế gây kích ứng cho da.
    • Mới sử dụng chỉ nên dùng 1 lần/tuần cho da thích nghi, sau đó tăng 2 - 3 lần/tuần rồi mới dùng mỗi ngày.

    2.5 Trị mụn đầu đen ở má với mặt nạ than hoạt tính

    • Thời gian thực hiện: Đến khi mặt nạ khô lại.
    • Độ khó: Dễ.

    Than hoạt tính khi sử dụng có khả năng hút dầu nhờn, loại bỏ chất bẩn trong lỗ chân lông, tẩy da chết, tiêu diệt mụn đầu đen, dưỡng da sáng tươi, mềm mịn tự nhiên. Bạn có thể kết hợp than hoạt tính với keo sữa, chất keo an toàn, tạo độ kết dính cho bạn tạo mặt nạ than hoạt tính thuận tiện. 

    Nguyên liệu

    • Than hoạt tính
    • Keo sữa
    • Chén

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Đổ 2 muỗng than hoạt tính ra chén, thêm một lượng keo sữa phù hợp, trộn đều hỗn hợp.
    • Bước 2: Làm ướt khuôn mặt bạn với nước ấm, lau khô rồi thoa hỗn hợp lên vùng má mọc mụn đầu đen.
    • Bước 3: Khi mặt nạ khô lại thì lột ra từ từ theo hướng từ trên xuống dưới thật nhẹ nhàng để không làm rát da mặt.

    Lưu ý

    • Để có kết quả tốt, bạn nên đắp mặt nạ này 2 lần/tuần.

    2.6 Trị mụn đầu đen ở má với tẩy trang dạng dầu

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Dầu tẩy trang có công dụng làm tan dầu nhờn, cặn bẩn bên trong lỗ chân lông, giúp làm sạch da, hạn chế tái phát mụn mới . Trong khi đó miếng bông tẩy trang đóng vai trò như dụng cụ giúp lấy đi lớp da chết và những nhân mụn nổi lên trên bề mặt da. 

    Nguyên liệu

    • Dầu tẩy trang
    • Bông tẩy trang

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Đổ dầu tẩy trang ra miếng bông tẩy trang.
    • Bước 2: Chà miếng bông lên mặt với lực với vừa đủ lên vùng mụn đầu đen ở má.
    • Bước 3: Thấm nước ấm lên mặt và massage tầm 1 phút, sau đó dùng sữa rửa mặt làm sạch.

    Lưu ý

    • Nên dùng hằng ngày, nếu không có thời gian có thể sử dụng mỗi tuần 2 lần.

    2.7 Trị mụn đầu đen ở má với Peel da

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Trung bình.

    Peel da là quá trình sử dụng những hợp chất hóa học trên bề mặt da để tẩy đi lớp da chết, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, làm khô đầu mụn viêm, hỗ trợ thu gom cồi mụn, se khít lỗ chân lông, thúc đẩy sản sinh ra các tế bào da mới, ngăn ngừa nếp nhăn, mụn mới hình thành, giảm thâm nám, giúp da khỏe mạnh, căng mượt hơn.

    Nguyên liệu

    • Tinh chất Peel da
    • Tinh chất trung hòa da

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ chất bẩn, làm thoáng lỗ chân lông.
    • Bước 2: Thoa tinh chất Peel da nồng độ phù hợp lên vùng má.
    • Bước 3: Xoa dịu làn da bằng tinh chất trung hòa da.
    • Bước 4: Thoa sản phẩm dưỡng ẩm để phục hồi da.

    Lưu ý

    • Peel da áp dụng tại nhà chỉ nên tiến hành tối đa 2 lần/tuần và mỗi lần nên cách nhau 4 ngày.
    • Giảm dần số lần Peel da khi da có dấu hiệu tích cực.

    3. Câu hỏi liên quan về mụn đầu đen ở má

    3.1 Có nên nặn mụn đầu đen ở má?

    Để bảo vệ làn da của bạn, không nên tự ý nặn mụn đầu đen ở má, bởi khi nặn bạn sẽ cần áp tay lên mụn để đẩy nhân mụn nhô lên bề mặt da, việc thao tác như vậy không đảm bảo sẽ lấy sạch mụn mà còn có thể gây rát da, nhiễm trùng, làm các vùng da khác cũng bị ảnh hưởng, nổi mụn.

    Trường hợp, bạn muốn nặn, nên làm sạch công cụ nặn mụn chuyên dụng và tay, nặn ở vị trí có mụn nhanh chóng với tình trạng mụn ít, không nặng. Còn với mụn già, cồi sâu, gây đau nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị, chăm sóc da an toàn, hiệu quả nhất.

    3.2 Có nên lột mụn đầu đen ở má không?

    Có thể lột mụn đầu đen ở má nhưng không được lột thường xuyên, nên lột tầm 1 đến 2 lần mỗi tuần, tìm hiểu kỹ các thành phần của miếng lột mụn để có kết quả trị mụn đầu đen tích cực đồng thời giúp bảo vệ da tốt hơn. 

    3.3 Làm sao phòng ngừa mụn đầu đen ở má?

    Để phòng ngừa mụn đầu đen ở má hiệu quả, bạn nên chú ý rửa mặt sạch sẽ, dùng mỹ phẩm không chứa dầu để giảm dầu nhờn trên da, tẩy da chết mỗi tuần 1 lần để giữ da thông thoáng. 

    Hạn chế tối đa việc chạm tay lên mặt, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để cơ thể có nhiều năng lượng, đào thải độc tố, bã nhờn, giữ da sạch mụn.

    7 cách trị mụn đầu đen ở má ở trên đều có thể thực hiện tại nhà, bạn tham khảo kỹ càng cách áp dụng mẹo, chăm sóc da cẩn thận, lớp mụn đầu đen cứng đầu trên vùng má sẽ được quét sạch dễ dàng đấy!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: