-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
9 cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà tận gốc, an toàn cho da
Mụn bọc ở mũi khiến bạn mất tự tin, khó chịu. Hãy tham khảo ngay các cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà tận gốc, an toàn cho da dưới đây để không còn lo lắng nữa nhé.
Mụn bọc là những nốt mụn to, sưng, bị viêm vừa gây đau, khó chịu cho người bị, vừa khiến làn da bị mất thẩm mỹ, làm bạn kém tự tin. Mụn bọc thường xuất hiện ở các vị trí như mũi, cằm, má, và trán... Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà đơn giản, tận gốc, an toàn mà bạn có thể tham khảo để đánh bay các nốt mụn đáng ghét này.
1. Vì sao nổi mụn bọc ở mũi?
Mũi là một trong những vị trí thường hay xuất hiện mụn bọc trên gương mặt. Nguyên nhân nổi mụn bọc ở mũi là do:
- Thay đổi hormone nội tiết tố: Giai đoạn dậy thì hoặc khi vừa vào chu kì kinh nguyệt, giai đoạn đang mang thai thì nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao. Điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đặc biệt là tại vùng mũi, nơi có lỗ chân lông to nên dễ hình thành mụn bọc.
- Rửa mặt, vệ sinh da không đúng cách: Để không cho mụn bọc xuất hiện, bước vệ sinh da mặt là vô cùng quan trọng. Nếu rửa mạch không sạch sẽ gây tích tụ bụi bẩn, dầu thừa... gây viêm và dẫn tới mụn bọc. Tuy nhiên, rửa mặt quá thường xuyên >2 lần/ngày, cũng làm cho da bị kích ứng, tiết nhiều dầu hơn, dẫn tới viêm nhiễm, tích tụ nhiều bã nhờn gây mụn.
- Thường xuyên sờ tay, nặn mụn trên mũi: Thói quen xấu này sẽ khiến vi khuẩn, bụi bẩn trên tay tiếp xúc trực tiếp với da, gây bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm và dẫn tới nổi mụn bọc tại mũi.
- Tâm lý stress, căng thẳng: Khi cơ thể bị căng thẳng, stress quá mức cũng làm cho nội tiết tố thay đổi, nguyên nhân gây nên mụn bọc. Hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh làm việc, học tập quá sức.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chiên xào, sử dụng các chất kích thích như cồn, cafein... Uống ít nước, thận không đủ nước để lọc và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Ngủ không đủ giấc, thức khuya.
- Một số nguyên nhân khác: lột mụn tại mũi, đeo khuyên mũi hoặc hỉ mũi, ngoáy mũi làm cho vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập, tạo thành các nốt mụn sưng, viêm...
2. Cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả
2.1 Trị mụn bọc ở mũi với đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp vừa đơn giản, lại tiết kiệm mà ai cũng có thể áp dụng được ngay tại nhà để trị mụn bọc. Đá lạnh sẽ giúp cho các nốt mụn bớt sưng và đau, đồng thời se khít lỗ chân lông, hỗ trợ trị mụn bọc hiệu quả.
Nguyên liệu: 3-4 viên đá và 1 cái khăn
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho 3-4 viên đá vào một cái khăn sạch và bọc lại.
- Bước 2: Chườm lên vùng da bị mụn trong vòng 10 phút, sau đó lau khô mặt lại.
Lưu ý: Không cho đá trực tiếp lên vùng mụn vì có thể gây bỏng lạnh. Đảm bảo đá và khăn đều phải sạch.
2.2 Trị mụn bọc ở mũi với dầu cây trà
Dầu cây trà hay còn gọi là dầu tràm trà, thường được dùng để điều trị mụn trứng cá, mụn bọc. Tác dụng này có được là do dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, ngăn ngừa sẹo khi mụn bọc đã lành.
Nguyên liệu: Tinh dầu cây trà
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch mặt và lau khô. Thoa đều dầu cây trà lên vùng mụn ở mũi.
- Bước 2: Để yên trong vòng 10 phút, sau đó là rửa mặt lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2.3 Trị mụn bọc ở mũi với kem đánh răng
Trị mụn bọc bằng kem đánh răng là phương pháp đơn giản mà ai cũng dễ dàng thực hiện. Trong kem đánh răng chứa cách thành phần kháng khuẩn, làm khô cồi mụn nhanh, giảm sưng mụn,.. từ đó hỗ trợ và trị mụn bọc hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 tuýp kem đánh răng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa mặt sạch, lau khô, bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên các nốt mụn bọc ở mũi.
- Bước 2: Đợi khoảng 15 phút cho kem đánh răng khô lại, sau đó dùng tay bóc ra và rửa mặt lại thật sạch với nước ấm.
Lưu ý: Nên chọn kem đánh răng có màu trắng để tránh các thành phần tạo màu.
2.4 Trị mụn bọc ở mũi với khổ qua
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng, không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn thường được sử dụng để trị mụn. Khổ qua giúp cấp ẩm, dưỡng da, đẩy nhân mụn, kiềm dầu tiết ra quá mức trên da, giảm sưng các nốt mụn.
Nguyên liệu: 1 đến 2 quả khô qua tươi, 1 miếng bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khổ qua, loại bỏ phần hạt bên trong và đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Dùng 1 miếng bông, thấm phần nước ép khổ qua vừa lọc và thấm đều khắp mặt, đặc biệt là vùng mũi.
- Bước 3: Nằm yên, thư giãn trong vòng 15-20 phút, sau đó rửa mặt lại với nước.
2.5 Trị mụn bọc ở mũi với tinh bột nghệ
Nghệ từ xưa đến nay đã có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp, đặc biệt là trong việc điều trị mụn. Sữa chua có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng, từ đó giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, sáng da, hạn chế tình trạng mụn. Sử dụng mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua sẽ giúp giảm sẹo, thâm sau mụn, điều trị các loại mụn như mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn viêm, mụn bọc...
Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ, 1 muỗng cà phê sữa chua không đường
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào chén và cho thêm 1 muỗng cà phê sữa chua không đường vào, trộn đều hỗn hợp.
- Bước 2: Rửa mặt thật sạch sau đó bôi hỗn hợp mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua lên và để yên trong vòng 20 phút.
- Bước 3: Rửa mặt thật sạch và tiến hành dưỡng da như bình thường.
Lưu ý: Mua đúng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ sau khi đắp không gây vàng da còn bột nghệ sẽ để lại vệt vàng trên da, rất khó rửa ra được.
2.6 Trị mụn bọc ở mũi với nha đam
Nha đam là một loại cây tự nhiên thường được ứng dụng trong các sản phẩm làm đẹp rất nhiều. Nha đam giúp kháng viêm, kháng khuẩn, cấp ẩm, làm dịu nốt mụn đang sưng, viêm, tạo một lớp màng giúp bảo vệ da tránh các tác hại từ môi trường nên ngăn ngừa và hỗ trợ trị mụn bọc tại mũi.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần gel nha đam bên trong.
- Bước 2: Rửa mặt thật sạch sau đó thấm khô. Bôi một lớp mỏng gel nha đam lên vùng mũi bị mụn.
- Bước 3: Thư giãn và đợi trong vòng 20 phút. Cuối cùng, bạn cần rửa mặt lại thật sạch với nước.
Lưu ý: Không được để dính phần vỏ xanh của lá nha đam vì phần này có chứa nhựa sẽ gây kích ứng da.
2.7 Trị mụn bọc ở mũi với sữa chua
Sử dụng sữa chua làm mặt nạ trong trị mụn bọc ở mũi hiệu quả. Sữa chua là thực phẩm lên men tự nhiên, chúng chứa acid lactic và probiotic, 2 thành phần này sẽ giúp tẩy da chết, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại trên da, giúp da sáng khỏe, trị mụn hiệu quả.
Nguyên liệu: Sữa chua không đường chuẩn bị 2 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa mặt thật sạch sẽ và lau khô nhẹ nhàng. Thoa một lớp mỏng sữa chua không đường lên vùng bị mụn.
- Bước 2: Để yên mặt nạ sữa chua trên da khoảng 20 phút. Sau thời gian đó, bạn rửa mặt lại với nước sạch.
2.8 Trị mụn bọc ở mũi với chanh tươi
Chanh là loại quả có tính acid, nên có khả năng tẩy da chết, kháng khuẩn tốt nên giúp ích trong việc trị mụn. Ngoài ra, trong chanh còn chứa vitamin C, giúp làm khô cồi mụn nhanh, giảm thâm, sẹo do mụn để lại.
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi và 1 miếng bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch quả chanh, và vắt lấy nước cho vào chén.
- Bước 2: Rửa mặt sạch, lau khô và dùng miếng bông tẩm nước cốt chanh bôi lên vùng da bị mụn ở mũi.
- Bước 3: Để yên trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước.
Lưu ý: Chanh có tính acid nên dễ bắt nắng, không nên bôi toàn mặt, chỉ sử dụng ở vùng da bị mụn bọc.
2.9 Trị mụn bọc ở mũi với lá tía tô
Tía tô là một nguyên liệu có vị cay, tính ấm, được sử dụng trong trị mụn bọc nhờ công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp đào thải độc tố. Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu như L-perila alcohol, limonen, α-pinen...đây là những thành phần tốt giúp cải thiện tình trạng mụn trên da, ức chế hoạt động của vi khuẩn..
Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi, 1 miếng bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá tía tô đem rửa sạch, sau đó xay nhuyễn và lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Thấm nước cốt tía tô bôi lên vùng da bị mụn ở mũi và để yên mặt nạ trong vòng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
3. Các câu hỏi liên quan
3.1 Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi?
Mụn bọc xuất hiện ở mũi thường mất từ 5-6 ngày để khô cồi và khỏi. Tuy nhiên, tuỳ tình trạng mụn và cách chăm sóc khác nhau mà thời gian mụn bọc khỏi sẽ có thể khác nhau. Điều quan trọng khi bị mụn bọc là bạn cần vệ sinh vùng mặt thật sạch sẽ, không nên rờ vào các nốt mụn và tự ý nặn.
Nếu bạn tự ý nặn mụn bọc ra có thể để lại tổn thương cho da, gây hình thành sẹo rỗ, rất khó để có thể chữa trị hết tình trạng sẹo này.
3.2 Có trị mụn bọc ở mũi sau 1 đêm không?
Bạn không thể trị dứt điểm mụn bọc ở mũi chỉ sau 1 đêm vì mụn bọc từ khi xuất hiện đến khi khô cồi và bong ra cũng cần một khoảng thời gian vài ngày. Bạn chỉ có thể giảm triệu chứng sưng đau, đỏ của các nốt mụn này sau 1 đêm.
3.3 Mụn bọc ở mũi bị chai phải làm sao?
Mụn bọc ở mũi bị chai là tình trạng mụn bọc bị chai lì, không nổi lên bề mặt da cũng không chịu xẹp xuống. Đây là tình trạng mụn thường khó điều trị dứt điểm vì mụn thường có kích thước lớn, nhân mụn ẩn sâu dưới da hoặc có thể không có nhân mụn.
Đối với tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp trên không khỏi thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn tư vấn điều trị. Vì nếu không điều trị đúng cách khả năng hình thành sẹo sẽ rất cao.
3.4 Mụn bọc ở mũi bị vỡ có sao không?
Mụn bọc ở mũi bị vỡ thường sẽ còn sót lại phần nhân mụn cũng như dịch mủ phía trong. Bạn cần loại bỏ phần nhân mụn này, xử lý sạch sẽ vết mụn bị vỡ để tránh cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Để làm sạch vết mụn bị vỡ, bạn cần rửa tay thật sạch, sau đó dùng lực tác động từ vùng ngoài rồi dồn về phía trung tâm của nhân mụn để đẩy nhân mụn trồi lên, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý.
Tuy nhiên, bạn chỉ áp dụng khi tình trạng mụn bị vỡ không quá nặng. Nếu mụn bọc của bạn chưa chín kỹ, việc nặn hoặc vỡ nốt mụn có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm trên da.
Trên đây là các cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Nếu tình trạng mụn quá nặng hoặc không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có cách điều trị phù hợp nhé.