-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
9 cách trị mụn nhọt ở cằm dễ làm, an toàn cho da, hiệu quả ngay
Do tuyến bã nhờn tiết dầu và tích tụ vi khuẩn, tế bào chết nhiều, dẫn đến mụn nhọt. Mụn nhọt ban đầu là vùng da ửng đỏ nhỏ, sau đó ổ mụn phát triển lớn dần.
Mụn nhọt ở cằm gây đau nhức, khó chịu và mất thẩm mỹ. Cùng thử ngay 9 cách trị mụn nhọt ở cằm dễ làm, an toàn cho da mà Blissberry tổng hợp ngay dưới đây nhé!
Mụn không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn có mặt khắp trên cơ thể. Nhất là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng chữ T, bắt đầu từ trán và kéo dài qua sống mũi đến cằm. Không giống các khu vực khác, mụn trứng cá ở cằm thường là những nốt mụn nhọt, mụn nang,... Mụn nhọt ở cằm còn gây sưng, viêm và đau đớn khi chạm vào. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại vết thâm và sẹo vĩnh viễn.
1. Vì sao nổi mụn nhọt ở cằm?
Mụn ở cằm xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và bị nhiễm vi khuẩn gây mụn
Mụn ở cằm xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và bị nhiễm vi khuẩn gây mụn. Một số trường hợp khác có thể liên quan đến các bệnh lý.
Mặt khác, lông mọc ngược cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở cằm, tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở nam giới. Trên thực tế, bất cứ ai cũng đều bị ảnh hưởng lông mọc ngược, chúng khiến cho vùng da trở nên ửng đỏ, nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nang lông và phát triển thành mụn mủ.
2. Cách trị mụn nhọt ở cằm hiệu quả
2.1 Trị mụn nhọt ở cằm với chườm lạnh
Trị mụn nhọt ở cằm với chườm lạnh
Thời gian thực hiện: 20 phút
Độ khó: dễ
Đá lạnh là đồ uống giải khát quen thuộc, nhưng ít ai biết đá lạnh còn có công dụng làm đẹp vô cùng đơn giản và an toàn. Đá lạnh là một dạng chất lỏng được chuyển sang thể rắn bằng phương pháp làm lạnh ở 0 độ C.
Do đó, nhiệt độ lạnh từ nước đá có tác dụng giảm tình trạng sưng viêm và giảm đau các nốt nhọt hiệu quả. Bên cạnh đó khi gặp nhiệt độ lạnh, các tế bào trên da co lại từ đó lỗ chân lông được thu nhỏ lại và lượng dầu thừa, bã nhờn trên da cũng giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, đá lạnh còn kích thích các tế bào da làm tăng tuần hoàn máu, giúp da sáng hồng và ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đá lạnh
- Khăn mềm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch vùng da mặt bằng sữa rửa mặt và lau khô.
- Bước 2: Đặt đá lạnh vào trong khăn mềm bọc lại rồi chườm lên vùng da bị nhọt trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Lặp lại từ 2-3 lần/ngày.
Bạn cũng thể thấm nước lạnh vào băng gạc vô trùng để thay thế cho đá lạnh trị nhọt cũng mang lại kết quả tương tự.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không dùng đá lạnh trực tiếp lên da, vì có thể gây bỏng lạnh hoặc làm tổn thương vùng da bị nhọt.
- Nước dùng làm đá lạnh phải là nước sạch, nước tinh khiết, tránh gây tình trạng nhiễm khuẩn.
2.2 Trị mụn nhọt ở cằm với tinh dầu tràm trà
Trị mụn nhọt ở cằm với tinh dầu tràm trà
Thời gian thực hiện: 60 phút
Độ khó: trung bình
Tinh dầu tràm trà (Tea tree oil) là loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả nên thường được nhiều người sử dụng để điều trị các loại mụn nhọt. Nhờ mang nhiều công dụng và đặc tính tốt cho da, nên tình dầu tràm trà còn được thêm vào làm thành phần chính cho các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da như: Mặt nạ trị mụn, kem trị mụn, dầu gội trị gàu, kem dưỡng,...
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tinh dầu tràm trà
- Tăm bông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da cần điều trị và lau khô.
- Bước 2: Dùng tăm bông thấm dung dịch tinh dầu tràm trà rồi chấm lên từng nốt mụn nhọt.
- Bước 3: Để yên dung dịch trên da trong khoảng vài tiếng hoặc qua đêm.
- Bước 4: Rửa sạch da mặt với nước và lau khô. Lặp lại từ 3-4 lần/ngày.
Lưu ý:
- Đối với da nhạy cảm nên hạn chế dùng tinh dầu tràm trà vì dễ gây kích ứng.
- Nên áp dụng từ 2-3 lần/tuần để an toàn cho da.
2.3 Trị mụn nhọt ở cằm với vỏ trà túi lọc
Trị mụn nhọt ở cằm với vỏ trà túi lọc
Thời gian thực hiện: 15 phút
Độ khó: trung bình
Trong bã trà có chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa nhất định có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, sử dụng trà túi lọc có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn nhọt.
Nguyên liệu chuẩn bị: Túi trà lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Giữ lại túi lọc trà sau khi pha.
- Bước 2: Làm sạch da mặt đặc biệt là vùng da bị mụn nhọt. Rồi dùng túi trà đắp trực tiếp lên các nốt nhọt.
- Bước 3: Để yên trên da trong khoảng 15 phút.
- Bước 4: Rửa lại thật sạch với nước rồi lau khô.
Lưu ý: Tinh dầu tràm trà có tác dụng tốt với mụn sưng, viêm. Thực hiện kiểm tra kích ứng da tại vùng da dưới cánh tay trước khi dùng lên mặt để tránh trường hợp da bị mẫn cảm với tinh dầu.
2.4 Trị mụn nhọt ở cằm với nha đam
Trị mụn nhọt ở cằm với nha đam
Thời gian thực hiện: 15 phút
Độ khó: trung bình
Các nghiên cứu cho thấy trong gel nha đam có chứa ít nhất 6 chất khử trùng cùng với các hợp chất khác được chứng minh là có lợi cho da. Cụ thể, gel nha đam giúp làm dịu da và đẩy nhanh tốc độ làm lành các vết mụn nhọt, mụn mủ.
Bên cạnh đó, gel nha đam còn có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da hiệu quả. Do đó, dùng gel nha đam có thể cải thiện tình trạng đau rát, sưng tấy và viêm nhiễm trên da mặt do mụn gây ra.
Nguyên liệu chuẩn bị: Nha đam
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ để lấy phần gel.
- Bước 2: Rửa sạch da mặt vùng da cần điều trị. Dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên các nốt mụn nhọt.
- Bước 3: Để yên trên da trong khoảng 15 phút.
- Bước 4: Dùng nước làm sạch da mặt. Thực hiện 2 lần/ngày.
Lưu ý:
- Nên kiểm tra độ kích ứng tại vùng da ở cổ tay trước khi sử dụng lên mặt.
- Da nhạy cảm có thể bị kích ứng, nên cân nhắc trước khi áp dụng.
- Không để nha đam trên da quá lâu vì nhựa của nha đam có thể gây kích ứng.
2.5 Trị mụn nhọt ở cằm với cà chua
Trị mụn nhọt ở cằm với cà chua
Thời gian thực hiện: 20 phút
Độ khó: trung bình
Nhờ chứa hàm lượng vitamin A, C và K dồi dào, nên cà chua có tác dụng giúp giảm sưng, giảm viêm nhanh chóng, đồng thời loại bỏ bã nhờn trên da, giúp làm lành vùng da bị mụn nhọt nhanh hơn. Thêm vào đó, vitamin C trong cà chua còn có tác dụng làm sáng da, cải thiện tình trạng sẹo thâm sau mụn, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da. Chính vì thế, cà chua được xem là phương pháp chữa mụn nhọt hiệu quả tại nhà, dễ thực hiện mà không tốn nhiều thời gian.
Nguyên liệu chuẩn bị: Cà chua
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cà chua rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị và đắp nước cà chua lên từng nốt mụn nhọt.
- Bước 3: Để yên trên da trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Rửa sạch mặt với nước. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Lưu ý:
- Không để nước cà chua quá lâu trên da.
- Dừng ngay nên có tình trạng kích ứng, ngứa, đỏ, đau rát.
2.6 Trị mụn nhọt ở cằm với tinh bột nghệ
Trị mụn nhọt ở cằm với tinh bột nghệ
Thời gian thực hiện: 20 phút
Độ khó: trung bình
Hàm lượng curcumin cao trong tinh bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tái tạo làn da bị mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C, E còn giúp làm sáng da, cải thiện tình trạng sẹo thâm sau mụn hiệu quả.
Ngoài ra, cũng có thể kết hợp tinh bột nghệ với các loại nguyên liệu khác như sữa chua, mật ong, sữa tươi để làm tăng khả năng điều trị mụn nhọt và dưỡng da hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tinh bột nghệ
- Nước lọc
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha tinh bột nghệ và nước lọc theo tỉ lệ 1:1 và trộn đều sao cho thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mụn rồi thoa hỗn hợp đã pha lên.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để yên trên da trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Dùng nước ấm rửa sạch hỗn hợp tinh bột nghệ trên da. Thực hiện 3 lần/tuần.
Lưu ý:
- Không dùng bột nghệ thay thế tinh bột nghệ trị mụn vì có thể làm vàng da.
- Không lạm dụng và đắp tinh bột nghệ trên da quá lâu.
- Rửa mặt thật sạch sau khi thoa tinh bột nghệ tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
2.7 Trị mụn nhọt ở cằm với rau má
Trị mụn nhọt ở cằm với rau má
Thời gian thực hiện: 15 phút
Độ khó: trung bình
Hoạt chất saponin tìm thấy trong rau má có tác dụng giúp liên kết, tại tạo lại các mô tế bào, đẩy mạnh quá trình phục hồi và làm lành các vết thương do mụn gây ra.
Ngoài ra, rau má còn giúp đẩy lùi các sắc tố melanin, làm mờ các vết thâm và làm sáng da nhờ chứa các vitamin A, C.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Rau má
- Muối biển
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má rửa sạch, sau đó đem giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Rửa da vùng da mụn rồi đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên da.
- Bước 3: Để yên hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút.
- Bước 4: Rửa lại với nước sạch rồi lau khô. Thực hiện đắp 2 lần/ngày.
2.8 Trị mụn nhọt ở cằm với mật ong
Trị mụn nhọt ở cằm với mật ong
Thời gian thực hiện: 20 phút
Độ khó: trung bình
Trong mật ong có chứa hydrogen peroxide, glucose đây là những thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Dùng mật ong có thể giúp làm giảm tình trạng sưng viêm của các nốt mụn nhọt, đồng thời giúp da sáng mịn, hồng hào hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị: Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch vùng da mụn, sau đó thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da có mụn nhọt.
- Bước 2: Massage nhẹ nhàng trên da và để yên trong khoảng 20 phút. .
- Bước 3: Rửa sạch da mặt với nước sạch rồi lau khô. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Lưu ý:
- Để an toàn, chất lượng nên chọn mua mật ong nguyên chất tại các cơ sở uy tín.
- Không để mật ong trên da quá lâu, có nguy cơ làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiểm tra kích ứng tại vùng da ở cổ tay trước khi dùng lên mặt.
2.9 Trị mụn nhọt ở cằm với thuốc mỡ kháng sinh
Trị mụn nhọt ở cằm với thuốc mỡ kháng sinh
Trường hợp bị mụn nặng, nếu chỉ áp dụng các cách trị mụn bằng thiên sẽ không thể trị được dứt điểm. Lúc này cần sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh dạng bôi không kê đơn để hỗ trợ điều trị mụn nhọt.
- Clindamycin (dạng bôi): Ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành mụn mới. Giảm tiết dầu nhờn và duy trì độ ẩm cho da.
- Dapsone: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm ức chế hoạt động vi khuẩn gây mụn, phù hợp cho da bị mụn nặng.
- Erythromycin: Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
- Retinoids: Là dẫn xuất vitamin A có tác dụng kiểm soát dầu thừa hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp làm lành nhanh các nốt mụn và giảm thâm hiệu quả.
- Acid Azelaic: Có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn.
3. Lưu ý khi chữa mụn nhọt ở cằm
Lưu ý khi chữa mụn nhọt ở cằm
- Khi chăm sóc và điều trị vùng da mụn, nên tránh để tránh lây lan sang các vùng da khác.
- Vệ sinh tay, các vật dụng trước khi tiến hành các phương pháp điều trị mụn trên da mặt, tránh tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo.
- Sau 2 tuần điều trị tại nhà, mụn nhọt vẫn còn các triệu chứng sưng, đau thì nên đi khám tại bệnh viện da liễu để được điều trị kịp thời.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ vùng da mụn luôn sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng.
- Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp nghỉ ngơi khoa học.
4. Các câu hỏi liên quan
Các câu hỏi liên quan đến việc điều trị mụn nhọt ở cằm
4.1 Mụn nhọt ở cằm có lây không?
Nặn, gãi hoặc chạm vào mụn nhọt khiến mụn bị vỡ và nhiễm trùng có thể làm lây lan qua các vùng da khác, hoặc dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo,... của người bị nhọt có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm. Vi khuẩn từ mụn nhọt còn có thể dễ dàng xâm nhập thông qua vết thương hở như vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn…
4.2 Mụn nhọt ở cằm có nguy hiểm không?
Mụn nhọt ban đầu có thể là một vết sưng lành tính, có thể tự vỡ và hết sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, mụn có thể tiến triển nặng hơn khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu. Nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu và các cơ quan khác như viêm nội tâm mạc ở tim và viêm tủy xương.
4.3 Có nên nặn mụn nhọt ở cằm?
Tuyệt đối không được nặn mụn nhọt vì sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ lây nhiễm sang các vùng da khác. Trường hợp mụn nhọt ở cằm nhẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
4.4 Làm sao ngăn ngừa mụn nhọt ở cằm?
- Làm sạch vùng da mặt 2 lần/ngày.
- Không dùng lực và tác động mạnh lên vùng da mặt, đặc biệt là da mụn vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, ưu tiên các thành phần từ thiên nhiên.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân, chăn gối thường xuyên..
- Giữ tóc luôn sạch sẽ, rửa sạch phần cằm và xương quai hàm sau mỗi lần gội đầu.
- Ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Ăn nhiều rau xanh và ngủ đủ giấc.
- Không dùng tay sờ và chạm quá nhiều vào da mặt.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi đi ra ngoài, ưu tiên các sản phẩm không chứa dầu.
Để điều trị dứt điểm và triệt để mụn ở cằm cần phải kiên trì thực hiện và áp dụng những biện pháp chữa trị cả trong lẫn ngoài. Hy vọng với 9 cách trị mụn nhọt ở cằm dễ làm, an toàn cho da mà Blisberry chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc da mụn.