Bụi mịn PM2.5 và PM10 và ảnh hưởng đối với sức khỏe

XEM NHANH

    20 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Bụi mịn PM2.5 và PM10 và ảnh hưởng đối với sức khỏe

    Bạn có biết, bụi mịn PM2.5 và PM10 để lại những nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của con người? Tác hại đó là gì hãy cùng Blissberry tìm hiểu ngay sau đây nhé.

    Ô nhiễm không khí là vấn đề nhức nhối vốn đã được cảnh báo từ rất lâu tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đặc biệt hơn, tại các thành phố lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 vượt quá mức cho phép.

    Bụi mịn PM2.5 và PM1.0 để lại những nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của con người? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

    A. Tìm hiểu về bụi mịn 

    Trước khi tìm hiểu về những tác hại của bụi mịn đối với sức khỏe, bạn cần nắm rõ các thông tin cơ bản về chúng để có thể chủ động phòng tránh và bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. 

    1. Khái niệm về bụi mịn PM2.5 và PM10  

    Bụi là một hỗn hợp phức tạp có chứa nhiều hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn và chúng có khả năng bay lơ lửng trong không khí. Bụi hoặc các hợp chất có trong bụi được gọi là Particulate Matter và có ký hiệu là pm. 

    Kích thước của hạt bụi càng mịn, càng nhỏ thì càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc DNA. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng oxy làm cho tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA. 

    Vậy, bụi mịn PM2.5 và PM10 là gì? 

    A. Bụi mịn PM2.5 

    Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước từ 2.5 micromet trở xuống. Nó được hình thành từ các hoạt chất như nito, cacbon và hợp chất kim loại khác. 

    Loại bụi này ở trong không khí ngoài trời và làm cho không khí bị mờ đi như sương mù. Nó có thể xâm nhập và cơ thể con người thông qua đường hô hấp và gây nên các bệnh mãn tính. Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi,...

    B. Bụi mịn PM10 

    Bụi mịn PM10 là những hạt bụi dạng lỏng, rắn trôi nổi ở ngoài không khí, có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet. Loại bụi này thường xuất hiện vào những ngày nhiệt độ không khí thấp hoặc thời tiết hanh khô. 

    Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, loại bụi này còn có thể tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu đi vào hệ tuần hoàn và gây nên nhiều bệnh lý khác nhau. Nặng hơn, chúng có thể tấn công vào hệ thần kinh, làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN và gây bên những căn bệnh về tâm lý khác. 

    2. Nguyên nhân hình thành bụi mịn 

    Một vài nguyên nhân khiến bụi mịn PM2.5 và PM10 hình thành có thể kể đến như sau: 

    • Do cháy rừng: Những vụ cháy rừng lớn trên thế giới do biến đổi khí hậu gây nên là tăng khả năng phát tán ra môi trường một lượng lớn bụi dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng
    • Do bụi tự nhiên: Cát đá, sa mạc và những lần núi lửa phun trào góp phần tạo nên một lượng lớn bụi mịn phát tán trong không khí và ô nhiễm không khí
    • Do thời tiết giao mùa: Thời điểm giao mùa hàng năm từ tháng 10 đến tháng 11 thường có hiện tượng sương mù. Chính hiện tượng này đã góp phần làm tăng lớp bụi bên trong thành phố không thoát ra được, lúc này thành phố sẽ bị bao phủ trong một lớp bụi dày
    • Hệ quả của giao thông vận tải: Các phương tiện đi lại sẽ sản sinh ra một lượng khí thải nhất định, cát bụi bị cuốn theo quá trình di chuyển, bào mòn bề mặt đường ra không khí, từ đó làm tăng lượng lớn bụi mịn và ô nhiễm không khí
    • Do quá trình sinh hoạt: Sử dụng bếp than, bếp củi hay bếp dầu để nấu nướng sẽ vô tình sản sinh ra một lượng khói nhất định và làm tăng lượng bụi mịn không khí
    • Do rác thải: Rác trong sinh hoạt hay công nghiệp sẽ tạo ra vi khuẩn, bụi mịn làm ảnh hưởng đến độ sạch của không khí
    • Do quá trình xây dựng: Xây dựng chung cư, cao ốc, cầu đường,...cũng là một trong những nguyên nhân hình thành bụi mịn và làm ô nhiễm không khí
    • Do quá trình sản xuất nông nghiệp: Vận chuyển, đốt rơm rạ sẽ tạo ra một lượng khói thải độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong môi trường

    3. Những tác hại của bụi mịn PM đối với sức khỏe con người 

    Bụi mịn gây ra nhiều  tác hại xấu đối với sức khỏe con người, cụ thể như: 

    • Gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, suy nhược chức năng phổi, bệnh hen suyễn thậm chí là ung thư
    • Ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm, mất trí, làm giảm sự nhận thức của não bộ khi tiếp xúc với bụi mịn trong thời gian dài
    • Bụi mịn PM2.5 tấn công vào hệ thần kinh, đi qua phế nang vào hệ tuần hoàn làm ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu, tạo hiện tượng tắc nghẽn và gây nhồi máu cơ tim
    • Là nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc nhau thai khiến thai nhi chậm phát triển khi mẹ hít vào quá nhiều.
    • Trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, có khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ

    B. Làm gì để ngăn cản tác hại của bụi mịn PM

    Dù không thể loại bỏ hoàn toàn bụi mịn PM trong không khí, tuy nhiên bạn có thể ngăn cản tác hai của chúng bằng những biện pháp sau đây 

    1. Thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày 

    • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút bụi thường xuyên và dọn dẹp đồ dùng không cần thiết
    • Lau chùi các thiết bị trong nhà định kỳ để hạn chế nguy cơ bám bụi

    2. Đeo khẩu trang trước khi đi ra đường 

    Khi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe và hệ hô hấp. Tốt nhất, hãy sử dụng khẩu trang chuyên dụng để cản trở những tác hại của bụi mịn. Bên cạnh đó bạn cũng cũng hạn chế di chuyển khi tắc đường và tránh đi vào những khu vực bị ô nhiễm. 

    Khẩu trang được khuyến cáo sử dụng giúp chống lại bụi mịn gồm có: Khẩu trang 3M, khẩu trang N95, khẩu trang vải kháng khuẩn hoặc khẩu trang y tế từ 3 lớp trở lên. 

    3. Dùng các thiết bị có khả năng lọc bụi mịn 

    Không chỉ có ở ngoài đường, ở trong ngôi nhà của chúng ta vẫn có chứa rất nhiều bụi bẩn bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Để hạn chế tác hại của bụi gây ra, bạn nên sử dụng các thiết bị có khả năng lọc bụi trong nhà để hạn chế sự tích tụ của bụi bẩn và phòng chống nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. 

    D. Chia sẻ từ Blissberry

    Bụi mịn PM2.5, PM10 là gì, tác hại của chúng ra sao và cách phòng ngừa như thế nào đã được tổng hợp. Ngoài các biện pháp phòng ngừa, bạn cũng có thể thực hiện lối sống xanh (tìm hiểu về Eco friendly, Zero Waste là gì) , tham gia các hoạt động trồng cây để bảo vệ môi trường. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và người thân bằng những việc làm nhỏ nhất ngay từ hôm nay nhé. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: