Tác hại của mỡ nội tạng và top 5 thực phẩm nên tránh xa

XEM NHANH

    20 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Tác hại của mỡ nội tạng và top 5 thực phẩm nên tránh xa

    Nguyên nhân và tác hại của mỡ nội tạng với sức khỏe là gì? Đâu là thực phẩm nên tránh để bảo vệ bản thân? Click vào đây để xem ngay thông tin mà Blissberry tổng hợp lại

    Trong quá trình giảm cân, chúng ta có xu hướng tập trung loại bỏ lượng mỡ trong cơ thể, tuy nhiên, đa phần là loại mỡ có thể nhìn thấy. Tuy nhiên vẫn còn một chất béo tiềm ẩn mà ta thường không biết hay quan tâm đến gọi là mỡ nội tạng - một thuật ngữ chỉ lượng mỡ có nguy cơ mang lại những căn bệnh nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường,...

    Vậy mỡ nội tạng là gì? Nguyên nhân mỡ nội tạng là từ đâu? Tác hại của nó là gì? Đâu là những thực phẩm nên tránh? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu nhé, sau đó chúng tôi sẽ đưa ra top 5 sản phẩm cần tránh xa.

    A. Giải mã mỡ nội tạng

    1. Mỡ nội tạng là gì

    Không giống như chất béo dưới da (chất béo ngoằn ngoèo dưới da), chất béo nội tạng được cơ thể lưu trữ trong khoang bụng, bao quanh các cơ quan sâu như dạ dày, gan và ruột  hay còn được tích tụ trong các động mạch. 

    Mỡ nội tạng còn được biết đến với một tên gọi khác là “chất béo hoạt động” vì nó là nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Mỡ nội tạng vừa khó để nhìn thấy, vừa khó để loại bỏ.

    Có nhiều cách để chẩn đoán mỡ nội tạng:

    • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)
    • Tính tỷ lệ phần trăm mỡ nội tạng: lấy 10% lượng mỡ cơ thể tổng thể (từ Harvard Health)
    • Đo kích thước vòng eo: nữ giới có kích thước vòng eo từ 80cm và nam giới có kích thước vòng eo từ 90cm có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng.

    2. Nguyên nhân gây mỡ nội tạng

    Khởi nguồn của mỡ nội tạng có thể kể đến căng thẳng mãn tính. Rối loạn hormone, stress kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh hormone cortisol (1) làm tăng tốc độ dự trữ mỡ nội tạng.

    Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân hàng đầu phải kể đến chính là chế độ ăn nhiều carbohydrate: Trong nghiên cứu của mình, Cleveland Clinic (2) từng cảnh báo fructose (3) từ nước ngọt và các sản phẩm chứa nhiều đường là một trong những lý do đẩy nhanh sự phát triển của các tế bào mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng. Chế độ ăn uống không lành mạnh kết hợp với việc ngồi nhiều, lười vận động khiến năng lượng không bị đốt cháy sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.

    3. Tác hại của mỡ nội tạng 

    Một sự thật mà tất cả chúng ta đều cần biết: nếu thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thì mỡ nội tạng cũng xếp liền ở hàng thứ hai, không thua kém độ nguy hiểm. Mỡ nội tạng được xem là một kho chứa độc tố. Chúng tăng khả năng đề kháng insulin (tiết ra loại protein liên kết với retinol), ức chế hormone chất béo adiponectin (4); tăng phản ứng viêm (giải phóng các cytokine (5), gây khó khăn trong việc đào thải độc tố),...

    Từ đó, theo trường Y Harvard,  loại mỡ này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như:

    • Bệnh tim mạch
    • Bệnh tiểu đường loại 2
    • Ung thư đại trực tràng
    • Bệnh Alzheimer
    • Chứng ngưng thở lúc ngủ
    • Ung thư vú và nhu cầu phẫu thuật túi mật

    B. Top 5 các thực phẩm gây mỡ nội tạng

    Những người mắc phải hay muốn hạn chế mỡ nội tạng cần tránh xa những món ăn cung cấp lượng đường cao hay chứa các chất béo chuyển hóa. Hãy cùng điểm qua danh sách các thực phẩm nên hạn chế dưới đây!

    1. Thức ăn nhanh

    Nhiều đường, có độ mặn cao,  ít protein và ít chất xơ là những nguyên nhân chúng ta cần tránh xa thức ăn nhanh nếu không muốn gặp các vấn đề về mỡ nội tạng. Các món thức ăn nhanh đa phần đều chứa chất béo không bão hòa - lí do làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, khiến chúng ta tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao.

    2. Bánh mì trắng

    Đây là một trong những thực phẩm điển hình cho carbs xấu. Bánh mì trắng cung cấp nhanh nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể (cần khi hoạt động thể thao), tuy nhiên, lượng năng lượng này sẽ trở nên dư thừa và tích lũy lại, trở thành một trong những nguyên nhân của tình trạng thừa cân và béo phì.  Bánh mì trắng là những carbohydrate tinh chế có ít chất dinh dưỡng thiết yếu và gây hại cho sức khỏe trao đổi chất.

    3. Đồ uống có ga, có cồn

    Những thức uống này chứa nhiều calo nhưng thành phần dinh dưỡng lại không cao. Đồng thời, thức uống có ga còn gây ra lượng đường cao trong cơ thể, dễ gây mỡ nội tạng.

    4. Trái cây sấy khô

    Đây thường là một món ăn nhẹ tiện lợi, lành mạnh và giàu vitamin. Tuy nhiên, trái cây khô lại có hàm lượng đường tự nhiên rất cao vì trong quá trình sấy khô để loại bỏ nước, đường được nén tất cả vào trái cây bị sấy teo lại thay.

    5. Sữa chua trái cây đóng hộp

    Do yêu cầu giảm độ đặc béo, nhà sản xuất đã bổ sung đường vào sữa chua. Các loại sữa chua này vẫn chứa đường sucrose hoặc siro ngô có hàm lượng fructose cao - các chất ngọt không tốt cho sức khỏe. 

    C. Lời kết

    Mỡ nội tạng là một trong những mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi người. Nhưng bạn đừng lo lắng, chúng ta có thể kiểm soát và giảm lượng mỡ nội tạng bằng một số cách sau đây: 

    • Tập thể dục thường xuyên đi kèm xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế lượng đường bổ sung)
    • Ăn nhiều chất xơ hòa tan giúp giảm mỡ nội tạng: Ăn nhiều chất xơ hòa tan ngăn chặn sự thèm ăn của bạn và giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
    • Ăn nhiều protein hơn bình thường: giúp tăng cường sự trao đổi chất của bạn, thúc đẩy giảm cân và giảm mỡ nội tạng
    • Giảm mức độ căng thẳng của bạn

    Với các thông tin và vài gợi ý về thực phẩm cần tránh, Blissberry mong bạn đã hiểu hơn về mỡ nội tạng để ngăn ngừa chúng. Bạn còn chần chờ gì mà không nhanh tay bắt đầu một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: