-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
21
Tháng 02
Đăng bởi: Hoài Phương
15 công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm trà với cơ thể bạn nên biết
Tinh dầu tràm trà là gì và 15 tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại giúp cơ thể. Liều lượng nên dùng và một số lưu ý cần thiết dành cho bạn. Cùng Blissberry tìm hiểu nhé!
Xuất hiện phổ biến trong các sản phẩm khử khuẩn, chống viêm tinh dầu tràm trà đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Chỉ với vài giọt tràm trà, bạn có thể xử lý được kha khá các công việc trong nhà. Tuy nhiên bạn có hiểu rõ về tác dụng phụ cũng như liều lượng khuyên dùng của tinh dầu tràm trà chưa? Nếu chưa hãy để Blissberry giải đáp ở bài viết ngay dưới đây.
1. Tinh dầu tràm trà là gì?
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ các bộ phận trên cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) (1) có xuất xứ từ Úc. Tên Tiếng Anh là Tea Tree Essential Oil (2), thường tìm thấy trong các loại sữa rửa mặt, kem trị mụn,... Không những thế, tinh chất dầu tràm trà còn có mùi thơm dịu nhẹ, giúp khử trùng, trị nấm mốc. Đây cũng là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ khả năng kháng khuẩn cực kỳ tốt.
2. công dụng của tinh dầu tràm trà
Với những đặc điểm trên, tinh chất dầu tràm trà được sử dụng phổ biến trong đời sống. Cụ thể như sau:
2.1 Dưỡng tóc hiệu quả
Tinh dầu tràm trà rất có thể giúp da đầu chắc khỏe, giảm tích tụ dầu thừa vô cùng hiệu quả. Không những thế dầu tràm trà còn giúp trị gàu, rận chấy. Ta có thể tự làm dầu gội tại nhà vô cùng đơn giản từ tinh dầu tràm trà, nha đam và một vài giọt dầu oải hương.
Công dụng bất ngờ của tinh chất tràm trà
2.2 Làm sạch đồ dùng trong nhà
Nhờ đặc tính có thể tiêu diệt vi khuẩn cực mặt, tinh dầu tràm trà giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc lau dọn nhà cửa. Nếu sử dụng cùng chanh và giấm, ta có thể loại bỏ hoàn toàn vết bẩn để đồ dùng mà không cần đến bất cứ chất tẩy rửa nào.
2.3 Nước rửa tay từ thiên nhiên
Bạn có thể tự làm nước rửa tay từ tinh dầu tràm trà tại nhà
Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất phù hợp làm nước rửa tay hàng ngày. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các căn bệnh thường gặp như cảm cúm, ho, đau họng,...
2.4 Điều trị dị ứng
Mặc dù không thể thay thế thuốc dị ứng nhưng tinh dầu tràm trà có thể giảm cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ. Dầu dừa và tràm trà sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
2.5 Hỗ trợ điều trị mụn
Một công dụng khác được sử dụng phổ biến hơn của tràm trà là điều trị mụn trứng cá. So với benzoyl peroxide, hiệu quả của tràm trà không kém là bao trong việc kháng khuẩn và làm sạch lỗ chân lông. Tuy nhiên vẫn ghi nhận số trường hợp dị ứng với tràm trà khi trị mụn như da nứt nẻ, ngứa, khô rát.
2.6 Xua đuổi côn trùng
Một trong những công dụng ít biết của tinh dầu tràm trà là thuốc chống côn trùng. Ta có thể sử dụng dưới dạng bôi trực tiếp lên da hoặc pha với nước dưới dạng xịt, nếu có thêm vài giọt tinh dầu cam sẽ càng tốt hơn.
2.7 Bảo vệ răng miệng
Bảo vệ răng miệng hiệu quả từ tinh dầu tràm trà
Do khả năng kháng khuẩn và trị viêm tốt, tinh chất tràm trà sẽ là thành phần trong nước súc miệng hoặc kem đánh răng. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng giảm đi đáng kể.
2.8 Làm sạch không khí
Vào mùa lạnh hanh khô, tình trạng ẩm mốc sẽ diễn ra thường xuyên nhưng chỉ với vài giọt tràm trà bạn có thể xử lý nhanh gọn. Hương thơm dịu nhẹ sẽ khuếch tán trong không khí, vừa làm sạch vừa khiến căn nhà của bạn trở nên ấm áp hơn.
2.9 Kiểm soát dầu thừa trên da
Không chỉ giúp “đánh bay” các nốt trứng cá, tinh chất tràm trà còn giúp kiểm soát bã nhờn vô cùng hiệu quả. Đây vừa là kem dưỡng ẩm cho da, vừa giúp se khít lỗ chân lông và cải thiện vết thâm trên da.
2.10 Làm dịu vết côn trùng cắn
Tinh dầu tràm trà có khả năng làm dịu, giảm sưng vết côn trùng cắn.
Dầu tràm trò có thể làm dịu vết ngứa, giảm viêm và là cách hoàn hảo để điều trị vết côn trùng cách. Mùi thơm tự nhiên từ tràm trà còn giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả. Cách tốt nhất là nên pha loãng vài giỏ tinh dầu với một ít nước để bôi lên vết cắn.
2.11 Xử lý vết xước trên da
Có thể bạn chưa biết nhưng tinh dầu tràm trà là thành phần quan trọng bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra. Bạn có thể bôi trực tiếp lên da từ hai đến ba lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Xử lý vết xước với tinh dầu tràm trà
2.12 Chống nấm
Công dụng thần kỳ của tràm trà còn giúp điều trị nấm, chàm da và vẩy nến. Ta có thể dùng tinh dầu bôi trực tiếp lên da hoặc thêm 20 - 30 giọt vào bồn tắm và ngâm trong 20- 30 phút. Lặp lại thường xuyên tình trạng viêm da sẽ được cải thiện rõ ràng.
2.13 Điều trị cảm lạnh
Từ xưa, tinh dầu tràm trà đã được sử dụng thay cho các phương thuốc điều trị cảm lạnh, đau họng,... Hiện nay, tinh dầu tràm trà được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thuốc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
2.14 Khử mùi trên da
Mồ hôi và vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến vùng da dưới cánh tay có mùi. Tuy nhiên chỉ với vài giọt tinh dầu tràm trà có thể giúp bạn luôn thơm tho suốt ngày dài. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các bạn thường xuyên hoạt ngoài trời hoặc hay chơi thể thao.
2.15 Chữa đau bụng, đầy hơi
Tinh dầu tràm có thể chữa bệnh đau bụng, đầy hơi
Nếu gia đình có trẻ nhỏ, tinh dầu tràm trà sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc điều trị đầy hơi, khó tiêu của trẻ. Khi thoa tinh dầu lên vùng bụng và xoa nhẹ, hơi ấm từ tràm trà sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá và đẩy hơi ra ngoài. Tuy nhiên làn da của trẻ rất nhạy cảm, bạn chỉ nên bôi từ 2 -3 giỏi tinh dầu, tránh bôi quá nhiều mà khiến bé khó chịu.
3. Liều lượng khuyến nghị
Tuy có nhiều công dụng thần kỳ, việc sử dụng tinh dầu tràm trà phải theo liều lượng nhất định, tránh các tác dụng phụ về sau:
3.1 Đối với người lớn
- Khi điều trị nấm: 2 lần/ ngày trong 6 tháng với tinh chất 100 %
- Đối với vận động viên: 2 lần/ 1 tháng với tinh dầu 25 % hoặc 50 %. Ta cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà 10 % với 2 lần trên 1 ngày.
- Điều trị mụn trứng cá: hàng ngày với tinh dầu tràm trà 5 %
3.2 Đối với trẻ em
- Đối với bệnh nhiễm trùng trên da: 0,004 ml iốt 2 lần/ngày trong khoảng 30 ngày hoặc đến khi vết thương lành.
- Đối với mụn do virus: Tối đa 12 ngày với 1 lần/ ngày
Liều dùng còn phù thuộc vào tình trạng kích ứng, độ tuổi và giới tính. Bạn cũng có thể liên hệ với bạn sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp nhất.
4. Tác dụng phụ của tinh dầu tràm trà
Một số tác dụng phụ không mong muốn do tinh dầu trầm trà từng ghi nhận là:
- Da bị kích ứng, sưng phù nổi mẩn
- Đối với người bị mụn, đôi khi cảm thấy châm chích, nóng rát, khô da
- Sử dụng quá liều có thể gây ra hôn mê, đi đứng không vững và mất thăng bằng
- Từng ghi nhận trường hợp vú phát triển không bình thường ở bé trai
Nếu bạn có một trong những biểu hiện trên, nên dừng ngay việc sử dụng tinh dầu tràm trà và hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.
5. Chia sẻ từ Blissberry
Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có được cái nhìn khái quát nhất về tinh dầu tràm trà. Nếu như đã hiểu rõ về công dụng, liều lượng khuyến dụng và tác dụng phụ nếu có, tinh chất tràm trà sẽ giúp cuộc sống bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.