-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
24
Tháng 02
Đăng bởi: Hoài Phương
Bí kíp nặn mụn siêu êm mà không để lại vết thâm
Tìm hiểu chuyên sâu thâm mụn và cơ chế hình thành thâm mụn. Bỏ túi 3+ bí kíp nặn mụn, xử lí vết thương cực hiệu quả mà không để lại thâm, cùng Blissberry xem ngay...
"Nặn mụn” có lẽ từ lâu đã trở thành câu chuyện quá quen thuộc với người người nhà nhà. Ấy vậy mà, cái chuyện tưởng chừng đơn giản ấy lại ẩn chứa một nỗi buồn mang tên “những vết thâm”. Mụn thâm trên cơ thể không những mang lại cơn khó chịu mà còn khiến chúng ta mất đi sự tự tin. Vậy đâu là bí kíp nặn mụn không để lại vết thâm? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu nhé
1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thâm mụn
Vết thâm mụn được hình thành do phản ứng viêm hoặc tổn thương da mà chúng ta gây ra khi nặn mụn. Xuyên suốt quá trình làm lành tổn thương, melanin trong cơ thể sản sinh nhiều và mất cân bằng khi mụn bị tăng sắc tố. Từ đó dẫn đến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu. Và đặc biệt các bạn phải chú ý để phân biệt vết sẹo mụn hay vết thâm da mụn làm cho da xuống sắc, bạn có thể tìm đọc ở bài ở trên để tìm hiểu kĩ nhé!
2. Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp
- Dùng tay hay dùng vật cứng nặn mụn.
- Lạm dụng kem đặc trị bừa bãi khiến da kích ứng dẫn đến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Vệ sinh da kém.
- Vết thương mụn bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,...
3. Nặn mụn đúng cách có giúp hạn chế vết thâm?
Ước tính, thời gian trung bình để da một người bình thường có thể tự sản sinh tế bào làm mờ vết thâm mụn dao động khoảng 6 tháng, có trường hợp kéo dài đến vài năm. Đó sẽ là quãng thời gian dài khi chúng ta phải sống và làm việc với những khuyết điểm trên khuôn mặt gây mất tự tin, thiếu thẩm mỹ,...
Do đó, biết cách nặn mụn đúng đắn sẽ giúp chúng ta đánh tan được cảm giác tự ti, đồng thời bảo vệ làn da an toàn, mạnh khỏe hơn.
4. Các bí kíp nặn mụn không để lại vết thâm
Lưu ý: Nặn mụn là một thói quen không tốt cho da nếu không được thực hiện cẩn thận và tuân thủ theo một quá trình chăm sóc da lâu da.
4.1 Những điều cần làm trước khi nặn mụn
Nhận biết loại mụn có thể nặn hay không: ta có thể lựa chọn các mụn nhỏ, cồi mụn khô, trồi lên còn các loại mụn bọc, mụn mủ khá độc nên không thể xử lý bằng tay.
Vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn (nếu có sử dụng): giúp giảm nguy cơ khiến da bị nhiễm khuẩn, hạn chế tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng cho da. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch que nặn mụn, có thể khử trùng với cồn y tế hoặc nước muối sinh lý.
- Bước 2: Lau khô bằng khăn bông mềm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
4.2 Những điều cần làm khi nặn mụn
Vệ sinh thật sạch vùng da: tránh viêm nhiễm.
Nặn mụn đúng cách và nhẹ nhàng theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: sử dụng tay hoặc dụng cụ nặn mụn đã được vệ sinh, khử trùng ấn một lực vừa phải vào xung quanh nốt mụn cần nặn.
- Bước 2: Khi xuất hiện nhân mụn, cồi mụn bạn có thể nhấn thêm chút lực để nhân mụn ra hết.
Tham khảo: Bí kíp nặn mụn tại nhà
- Sử dụng nhíp gắp nhân mụn: Sau khi nhân mụn ra ngoài, bạn có thể dùng nhíp để gắp nhân mụn. Nhân mụn còn sót lại có thể sẽ tiếp tục phát triển thành mụn, thậm chí có thể ẩn sâu dưới da hơn. Bạn cần chắc chắn đã lấy hết nhân mụn ra ngoài.
- Sử dụng tăm bông hoặc gạc thấm hết các dịch, máu… tồn đọng ở nốt mụn hoặc xung quanh mụn.
4.3 Những điều cần làm sau khi nặn mụn
- Dùng thêm các sản phẩm bôi da trị mụn, thâm: những loại kem, gel bôi giúp vùng da mụn vừa nặn được tăng cường thêm một lớp bảo vệ.
- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý: bổ sung rau quả, trái cây, thực phẩm chứa nhiều kẽm; hạn chế các món cay, nóng, dầu mỡ,...
- Bảo vệ da khỏi các tác động môi trường: Tia UV là một trong những tác nhân hàng đầu khiến cho vùng da vừa nặn mụn xuất hiện tình trạng thâm, sạm. Vì thế hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn.
5. Chia sẻ từ Blissberry
Những nốt mụn trên làn da luôn là kẻ thù số một khiến ta muốn loại bỏ bằng cách thói quen nặn mụn. Tuy nhiên, đây không phải một thói quen tốt và sẽ để lại hậu quả xấu là những vết thâm trên da nếu chúng ta không tuân theo một quy trình bài bản và chăm sóc cẩn thận sau khi thực hiện.
Từng bước, từng bước nhỏ như giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, bổ sung dưỡng chất cần thiết,... đều là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta giữ gìn được làn da đẹp trong một quá trình lâu dài. Chỉ cần tuân thủ và thực hiện đúng cách, việc nặn mụn không để lại vết thâm sẽ chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi đúng không các bạn!