-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
22
Tháng 02
Đăng bởi: Hoài Phương
Có nên nặn mụn bọc không? Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc ra sao? Có nên nặn mụn bọc không? Tất cả sẽ được Blissberry bật mí trong bài viết dưới đây.
Sở hữu một làn da trắng mịn không có mụn luôn là mong muốn của tất cả các cô gái tuy nhiên thật khó tránh khỏi có những lúc “mụn bọc gõ cửa” trên gương mặt nàng. Vậy có nên nặn mụn bọc không? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc ra sao? Tất cả sẽ được Blissberry bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Mụn bọc và những điều bạn cần biết
1.1 Mụn bọc là gì?
Mụn bọc hay còn được gọi với cái tên khác là mụn bọc mủ. Không giống các loại mụn thông thường, mụn bọc là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ,... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes phát triển, tấn công làn da, hình thành mụn bọc.
Mụn bọc thường gây đau nhức, khó chịu, rất dễ lây lan. Đặc biệt sau khi nặn mụn thường để lại sẹo lõm, vết thâm. Vì vậy, bạn cần trị mụn bọc càng nhanh càng tốt.
1.2 Dấu hiệu nhận biết mụn bọc
Mụn bọc có mủ là tình trạng mụn khá nguy hiểm trên da, bởi lúc này da bị viêm nhiễm nặng, tạo nên ổ vi khuẩn, từ đó gây tổn thương da và hình thành mụn bọc. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của loại mụn bọc có mủ này chính là mụn sưng đỏ to, nhân mụn nổi rõ khi vừa có màu vàng lẫn trắng. Lúc chạm vào mụn sẽ rất đau và dễ vỡ.
Do mụn có kích thước lớn nên khi mụn vỡ ra thường để lại sẹo thâm to, thậm chí với những nốt mụn có cồi sâu dễ để lại sẹo và rất khó điều trị.
2. Có nên nặn mụn bọc không?
Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm. Bởi lẽ việc nặn mụn nếu không đúng cách và đúng thời điểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau, rất khó chữa lành. Nhiều người cho rằng khi bị mụn bọc không nên nặn mà để nó tự hết viêm và lặn xuống, thực tế dịch mủ sẽ không biến mất, nếu không xử lý mụn sẽ sớm tái phát trở lại.
Tất nhiên việc tự ý nặn mụn là điều không nên làm. Tuy vậy trên thực tế, có nhiều trường hợp khẩn cấp, bạn cần phải giải quyết nhanh gọn lẹ các nốt mụn to, sần, gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng Blissberry liệt kê những điều nên và không nên làm khi bị mụn bọc , trong quá trình nặn mụn bọc để đảm bảo “đánh bại” tận gốc mụn bọc các nàng nhé.
Đảm bảo nguyên tắc khử trùng, làm sạch tay, dụng cụ nặn mụn bọc
Nếu bạn muốn hạn chế tối đa tình trạng mụn trở nên viêm hơn sau khi nặn, hãy đảm bảo rằng da mặt và cả bàn tay đều phải thật sạch sẽ, ngón tay được cắt móng gọn gàng.
- Khử trùng kim nặn hay cây nặn bằng lửa.
- Khi chúng nguội đi, dùng bông tẩy trang lau lại một lần.
- Khử trùng lần 2 với cồn 90 độ, rồi lau khô bằng bông tẩy trang sạch.
2.1 “Định vị” đúng loại mụn cần nặn
Việc chọn đúng các vết mụn đủ chín, có đầu hay nhân mụn rõ ràng để loại bỏ cũng giống như chọn người yêu, cần đúng người đúng thời điểm.
Chỉ thực sự nên nặn mụn khi chúng không còn sưng đau và nhìn thấy đầu trắng. Hãy bỏ qua các nốt mụn nang hay sưng nằm sâu dưới da khó xác định đầu nhân, bởi nếu bạn có cố gắng nặn chúng thì kết quả là bạn đau, mụn sưng hơn mà cồi vẫn nằm im.
2.2 Xông hơi cho da mặt
Việc xông hơi da mặt với mục đích giúp lỗ chân lông được giãn nở, từ đó khiến việc nặn mụn được dễ dàng hơn. Bạn có thể xông hơi với nước sôi trong tầm 5 phút hoặc xông hơi với các loại lá tía tô, sả, muối... để giúp sát khuẩn cho da
Nặn mụn bọc
Không phải tất cả các nốt mụn bọc đều có thể nặn, bạn chỉ nên nặn những nốt có cồi. Lúc nặn nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn, nên nặn nhẹ để tránh bị sẹo.
Sau khi nặn xong cần rửa lại sạch mặt với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Hoặc có thể đắp mặt nạ nếu muốn làm dịu hoặc sạch da. Hay dùng một cục đá sạch đắp nên mụn giúp phần nào da được giảm sưng.
Những ngày sau đó nên hạn chế tiếp xúc da với khói bụi, ánh nắng để đảm bảo da luôn trong tình trạng sạch. Khi đầu mụn đã khô và liền, bạn có thể thoa nghệ, nha đam, mật ong lên chỗ mụn đã nặn để vết thương liền nhanh và không để lại sẹo.
3. Nguyên nhân gây mụn bọc
Có rất nhiều nguyên nhân bao gồm các tác nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến hiện tượng mụn bọc xuất hiện trên gương mặt bạn. Cùng chúng mình tìm hiểu nguyên nhân nhé, biết dâu nàng sẽ “chẩn đoán” được “bệnh” cho làn da của mình hiện tại.
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Những thói quen ăn thực phẩm kém lành mạnh, chứa nhiều đường và chất béo… đều ảnh hưởng đến nội tiết, thậm chí gây nhiễm độc gan, mọc mụn bọc chỉ là 1 trong những hệ lụy gặp phải.
Để khắc phục tình trạng mụn bọc do chế độ ăn uống, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cân bằng các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây có tác dụng mát gan, giải độc gan, giảm ăn bánh kẹo và đồ ngọt.
3.2 Rối loạn chức năng bài tiết
Hệ bài tiết chính của cơ thể là gan và thận, khi hai cơ quan này hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến độc tố tích tụ và da là một trong những nơi chịu ảnh hưởng. Khi rối loạn chức năng bài tiết, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn khiến da đổ dầu nhiều, dễ thu hút bụi bẩn, tế bào da chết hình thành mụn. Kết hợp với việc vệ sinh da không tốt, mụn bọc ở mũi, má hay cằm sẽ dễ dàng phát triển.
3.3 Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh
Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở lứa tuổi cấp 3, đại học và những người đi làm. Sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ngủ ít và ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến da yếu đi, bị lão hoá nhanh hơn và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Thường chỉ sau một đêm thức khuya là da bạn sẽ “xấu" đi trông thấy, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.
Nguyên nhân là do khoảng thời gian ngủ ban đêm là lúc da được “tái sinh”, chế độ ngủ nghỉ không điều độ của bạn làm nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da.
4. Cách điều trị mụn bọc hiệu quả
4.1 Sử dụng kháng sinh đường uống
Mọc mụn bọc là hậu quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó dùng kháng sinh sẽ giúp giảm sưng viêm và giảm hoạt động của vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh phù hợp thường được chỉ định như: minocycline, doxycycline, tetracycline,…
4.2 Mẹo trị mụn bọc hiệu qủa bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa hai thành phần chính là Silica và Sodium pyrophosphate có thể hạn chế sưng, viêm do mụn bọc gây ra. Ngoài ra, trong kem đánh răng còn có tác dụng kiềm dầu, hạn chế sự hình thành mụn và kiểm soát được các nốt mụn trên da của bạn.
5. Dùng các dòng sản phẩm đặc trị mụn
Với mụn bọc nói chung, các thuốc bôi trị mụn thông thường thường không đem lại hiệu quả do bản chất là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Vì thế, bạn cần tìm đến các sản phẩm chứa benzoyl peroxide, hydrocortisone, salicylic acid,…
Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thu nhỏ mụn và giảm sưng viêm. Ngoài ra, sử dụng sớm sẽ giúp hạn chế thâm mụn để lại.
5.1 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Như chúng mình đã phân tích ở trên, nguyên nhân sâu xa gây ra mụn do tuyến bã nhờn nằm dưới da bị bị rối loạn chức năng bài tiết chất thải độc hại. Chính vì điều này mà dẫn đến chất cặn đó không được bài tiết sẽ hình thành mụn mặt của bạn.
Bạn cần có chế độ ăn hợp lý cho mình, hạn chế ăn đồ chứa chất cay nóng, nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát gan, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
5.2 Chăm sóc da hàng ngày
Khi nổi mụn, da bạn khá yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, do vậy việc chăm sóc kết hợp với bảo vệ da là điều rất cần thiết. Bạn nên tẩy tế bào da chết, rửa mặt sạch sâu, đắp mặt nạ trị mụn mát da, đồng thời dùng thêm sản phẩm chăm sóc da. Khi ra đường, bạn nhớ bôi kem chống nắng cho da và dùng khẩu trang khi đi đường để da không tiếp xúc với khói và bụi đường.
6. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ, tips mà Blissberry gợi ý cho các nàng khi gặp phải “mụn bọc” cũng như giải đáp được câu hỏi liệu có nên nặn mụn bọc hay không? Hãy cùng tham khảo thêm 5 bước chăm sóc da mụn bọc giúp mau chóng sạch mụn. Hy vọng sau bài viết này các nàng có thể tìm ra được nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng mụn bọc một cách hiệu quả nhé!