Mụn bọc ở má và hướng xử lý kịp thời tránh lây lan

XEM NHANH

    24 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn bọc ở má và hướng xử lý kịp thời tránh lây lan

    Mụn bọc ở má sẽ gây cảm giác đau nhức và sưng to. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nó có thể lan rộng hoặc gây bội nhiễm và để lại sẹo lớn

    Mụn là nỗi ám ảnh của mỗi người bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu. Trên thực tế, có rất nhiều loại mụn với đặc điểm và cách điều trị khác nhau. Trong đó, mụn bọc là loại nặng nhất và rất dễ để lại sẹo thâm. 

    Mụn bọc ở má sẽ gây cảm giác đau nhức và sưng to. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nó có thể lan rộng hoặc gây bội nhiễm và để lại sẹo lớn. Để tránh dẫn đến những vấn đề này, hãy cùng Blissberry tìm hiểu kỹ hơn về loại mụn này cũng như cách xử lý phù hợp nhé.  

    1. Tìm hiểu về mụn bọc ở má 

    Để có thể xử lý mụn bọc ở má hiệu quả triệt để bạn cần tìm hiểu về loại mụn này là gì, nguyên nhân do đâu mà chúng xuất hiện để lên phương án xử lý phù hợp nhất. 

    Mụn bọc ở má có thể dẫn đến tình trạng viêm nếu không được xử lý đúng cách

    1.1 Mụn bọc ở má là gì? 

    Mụn bọc ở má là một loại mụn xuất hiện dưới da, khác với những loại mụn thông thường. Bên trong chúng cs chứa nhiều mủ, gây sưng đỏ và đau nặng ở vùng bị tổn thương. Loại mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, trong đó, mụn ở má là nơi thường gặp và dễ để lại di chứng nhất. 

    Mụn bọc xuất hiện là do quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da cùng với lỗ chân lông bị bã nhờn, bụi bẩn hoặc do lớp phấn trang điểm gây bít tắc. Lúc này vi khuẩn Propionibacterium phát triển gây tổn thương và kích thích nang lông nặng hơn và hình thành mụn. 

    Chính vì thế mà mụn bọc sẽ có kích thước lớn, cứng và gây đau nhiều hơn các loại mụn khác. Vùng nhân bên trong là dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Chúng có thể nằm sâu bên trong hoặc nổi rõ ra bên ngoài. 

    Mụn bọc ở má nếu xử lý sai cách có thể bị vỡ và làm viêm vùng da xung quanh, dẫn đến tình trạng mụn bọc ở các vị trí xung quanh nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, vùng da bị viêm do mụn có thể để lại sẹo thâm khó chữa nếu không được phục hồi tốt. 

    1.2 Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở má 

    Mụn bọc có hình dáng tương đối giống với mụn nang và mụn mủ nên dễ khiến người bệnh nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy chúng có những đặc điểm như sau: 

    Mụn bọc có kích thước lớn kèm theo dịch mủ bên trong 

    • Nốt mụn bọc có đường kính to. 
    • Mụn mới xuất hiện có hình cục cứng hơi nhô trên bề mặt da, khi nhấn vào sẽ có cảm giác đau. 
    • Nốt mụn to dần, vùng sưng đỏ hiện rõ trong vài ngày sau đó. 
    • Bên trong mụn có chứa nhiều dịch mủ màu vàng hoặc trắng. 
    • Có cảm giác đau nhức, khó chịu ở má. 
    • Khi mụn bị vỡ sẽ gây chảy máu và có dịch mủ. 
    • Chân mụn bọc ăn sâu vào trong má. 

    1.3 Nguyên nhân hình thành mụn bọc

    Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu, mụn bọc xuất hiện ở má có thể do những nguyên nhân sau: 

    Stress kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở mặt

    • Sự rối loạn hormone: Dậy thì, mang thai hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,... sẽ khiến hormone thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. 
    • Do chăm sóc da sai cách: Da mặt không được làm sạch, bụi bẩn còn ứ đọng tại các nang lông hoặc không tẩy da chết, không bôi kem chống nắng khi ra đường sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn bọc nhiều hơn. 
    • Do sự căng thẳng: Stress kéo dài sẽ khiến tuyến bã nhờn tăng sinh dầu nhờn, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho mụn bọc hình thành và phát triển. 
    • Do dùng mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại mỹ phẩm, đồ chăm sóc da kém chất lượng có thể khiến da bị kích ứng và gây nổi mụn bọc. Lâu dần, vùng da tổn thương sẽ nghiêm trọng và làm yếu dần hàng rào bảo vệ. 
    • Do chế độ sinh hoạt: Lối sống phản khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thức khuya,... là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở má. Không chỉ vậy, những thói quen này còn làm chậm quá trình phục hồi da khi điều trị của bạn.,...

    Khi bị mụn bọc ở má, bạn không nên dùng tay để nặn bởi hành động này có thể dẫn đến nhiễm trùng và làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc các thẩm mỹ uy tín để điều trị an toàn, tránh để lại sẹo. 

    2. Hướng xử lý mụn bọc kịp thời tránh lây lan nghiêm trọng 

    Mụn bọc có thể để lại sẹo nghiêm trọng nếu bạn không biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách. Nếu bị mụn bọc bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây để làm giảm cơn đau nhức và không để lại nhiều tổn thương trên da: 

    2.1 Dùng thuốc bôi ngoài da 

    Dùng thuốc bôi ngoài da để làm triệu chứng sưng đau của mụn bọc

    Dùng thuốc bôi ngoài da để làm triệu chứng sưng đau của mụn bọc

    Bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi có tính kháng viêm hoặc kem chuyên dùng để trị mụn dạng bôi, dạng chấm có chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide để bôi theo chỉ dẫn. Bên cạnh đó, bạn nên dùng thêm sữa rửa mặt có chứa hai thành phần trên để làm sạch bụi bẩn. 

    2.2 Áp dụng chườm nóng lên mụn bọc

    Chườm nóng có tác dụng đẩy đầu mụn lên nhanh hơn

    Chườm nóng có tác dụng đẩy đầu mụn lên nhanh hơn

    Dùng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải để chườm sẽ giúp đầu mụn được đẩy nhanh hơn, giúp việc điều trị được dễ dàng và làm vết thương mau lành ơn. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước ấm hoặc nước nóng để chườm lên nốt mụn vài phút. mỗi ngày thực hiện vài lần cho đến khi đầu mụn trồi lên là được. 

    2.3 Chườm đá trị mụn bọc

    Chườm đá sẽ giúp làm giảm cảm giác đau nhức và sưng đỏ do mụn bọc gây ra

    Chườm đá sẽ giúp làm giảm cảm giác đau nhức và sưng đỏ do mụn bọc gây ra

    Đây cũng là phương pháp xử lý mụn bọc ở má hiệu quả bạn có thể áp dụng mỗi khi đau nhức. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm giảm cảm giác nhức nhối dưới da, đồng thời còn giúp giảm sưng đỏ ya tại vùng bị tổn thương. Lưu ý, khi chườm đá hãy lót một chiếc khăn mỏng đến không bị bỏng lạnh. 

    2.4 Dùng tinh dầu tràm trị mụn bọc

    Tinh dầu tràm có tác dụng kháng viêm và làm giảm sưng đỏ do mụn bọc

    Tinh dầu tràm có tác dụng kháng viêm và làm giảm sưng đỏ do mụn bọc

    Trong loại tinh dầu này có chứa hoạt tính kháng viêm giúp ức chế vi khuẩn gây mụn cực kỳ tốt. Bạn có thể dùng 1 giọt tinh dầu tràm hòa với 9 giọt nước để thoa lên vùng da mụn, lưu lại 10 phút sau đó rửa sạch với nước ấm là được. Ngày thực hiện 3 lần, chỉ vài ngày mụn sẽ giảm đau nhức hơn hẳn. 

    2.5 Chú ý làm sạch da kỹ lưỡng

    Rửa mặt ngày 2 lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mồ hôi trên da

    Rửa mặt ngày 2 lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mồ hôi trên da

    Khi bị mụn bọc bạn cần chú ý làm sạch da mỗi ngày hai lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mồ hôi. Chú ý, khi rửa mặt nên dùng sản phẩm có nguốc từ thiên nhiên, dịu nhẹ để tránh làm da bị kích ứng. 

    2.6 Đi khám bác sĩ da liễu

    Nên đi khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn bọc kéo dài

    Nên đi khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn bọc kéo dài 

    Nếu tình trạng mụn bọc ở má kéo dài hoặc sau khi áp dụng nhiều phương pháp nhưng không thấy đầu mụn trồi lên hãy đến cơ sở y tế để điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả, an toàn và ít để lại tổn thương nhất. 

    Trong quá trình xử lý mụn, bạn cần chú ý không nên cố nặn mụn bọc, không ấn vào đầu mụn và không dùng kem đánh răng để trị mụn vì nó có thể làm cho da bị kích ứng. 

    Blissberry vừa giúp bạn tìm hiểu về cách xử lý mụn bọc ở má sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Hãy tìm cho mình một phương pháp hiệu quả nhất để áp dụng và hạn chế những tổn thương trên da nhé. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: