Mụn cóc có lây không? Các yếu tố khiến mụn cóc lây lan nhanh

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn cóc có lây không? Các yếu tố khiến mụn cóc lây lan nhanh

    Mụn cóc là bệnh da liễu khá phổ biến. Dù đây là loại bệnh lành tính nhưng vẫn gây ra nhiều phiền toái. Thắc mắc "mụn cóc có lây không" đang được rất nhiều người quan tâm.

    Mụn cóc là một trong những loại mụn rất phổ biến. Chúng thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân. Mụn cóc khiến cho nhiều người lo lắng bởi tính mất thẩm mỹ đồng thời gây ra nhiều khó chịu. Vậy mụn cóc có lây không? Câu trả lời sẽ được Blissberry đưa ra ngay trong bài viết sau đây.

    1. Mụn cóc là gì?

     

    Mụn cóc là những nốt nhỏ xuất hiện trên da, thường không gây đau. Tuy nhiên, một vài loại mụn cóc có thể gây ngứa và đau cho người bệnh. Thủ phạm là loại virus HPV (Human Papilloma Virus). Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua thời gian ủ bệnh tầm vài tháng, sau đó các nốt mụn mới bắt đầu xuất hiện. Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau và được phân loại theo các vị trí nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của mụn.

    2. Mụn cóc có lây không?

    “Mụn cóc có lây không” là thắc mắc chung của rất nhiều người khi không may bị mụn cóc. Vì nguyên nhân gây ra mụn cóc là do virus HPV nên dạng mụn có khả năng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên da và từ người này sang người khác. Người có sức đề kháng tốt thì khả năng lây lan mụn cóc sẽ ít hơn so với người có sức đề kháng yếu.

    3. Yếu tố gây mụn cóc lây lan nhanh

    3.1. Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

    Trong dịch mụn cóc chứa rất nhiều virus HPV, khi vỡ ra virus HPV sẽ phân tán ra nhiều nơi và để lại trên bề mặt của các vật dụng cá nhân mà người bệnh đã tiếp xúc chẳng hạn như khăn tắm, bàn chải, dao cạo, kìm bấm móng... Vì vậy mà khi người khỏe mạnh có vết thương hở như vết trầy xước trên da không may tiếp xúc với các vật dụng này thì sẽ bị lây nhiễm mụn cóc.

    Việc thường xuyên gãi, cào hay nặn mụn cũng khiến cho mụn cóc lây lan nhanh hơn. Ngoài ra, các thói quen như cắn móng tay, vệ sinh kém, hay đi chân trân cũng khiến tăng nguy cơ lây nhiễm mụn cóc.

    3.2. Do bị lây từ người khác

    Khi tiếp xúc với người bị mụn cóc, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh, nhất là khi bạn không may chạm vào mụn cóc của họ. Một số hoạt động có thể khiến lây nhiễm mụn cóc từ người khác có thể kể đến như chạm, ôm, bắt tay hay quan hệ tình dục…

    3.3. Do cơ thể yếu nên nhiễm virus HPV

    Ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như mắc ung thư máu, lymphoma hay HIV/AIDs, họ sẽ dễ bị mụn cóc hơn từ các mầm bệnh xung quanh và thường lâu khỏi.

    4. Cách trị mụn cóc hiệu quả, an toàn

    4.1. Chữa mụn cóc (mụn cơm) với trái nhàu

    • Thời gian thực hiện: Qua đêm.
    • Độ khó: Dễ

    Trái nhàu được biết đến với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, giảm đau, kháng viêm, tăng miễn dịch…

    Bên cạnh đó trái nhàu còn được sử dụng như một phương pháp trị mụn cóc hiệu quả, đơn giản, không gây đau, ít tốn kém và không để lại di chứng.

    Nguyên liệu:

    • Trái nhàu chín.
    • Băng gạch.

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Lấy phần ruột trái nhàu, bỏ hạt.
    • Bước 2: Bôi phần ruột trái nhàu lên những vị trí có mụn cóc trên da, trước khi đi ngủ.
    • Bước 3: Băng lại cẩn thận sau khi bôi. Để qua đêm.
    • Bước 4: Sáng hôm sau, tháo ra và rửa lại với nước ấm thật sạch.

    4.2. Chữa mụn cóc (mụn cơm) với đu đủ

    • Thời gian thực hiện: 2 tiếng.
    • Độ khó: Dễ

    Đu đủ xanh có chứa khá nhiều dinh dưỡng và vitamin như Vitamin A, Vitamin C, các khoáng chất và acid lên men... Vì vậy nên mủ đu đủ rất hiệu quả trong việc điều trị các loại mụn, đặc biệt là mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • Một quả đu đủ xanh.
    • Dao cắt hoặc dao nạo.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch đu đủ, sau đó gọt sạch vỏ đu đủ, khi này sẽ có mủ trắng chảy ra.
    • Bước 2: Hòa mủ đu đủ với nước sao cho thành hỗn hợp sền sệt, rồi thoa đều lên vết mụn cóc.
    • Bước 3: Để yên trong 2 tiếng rồi bạn rửa lại bằng nước sạch là xong.

    4.3. Chữa mụn cóc (mụn cơm) với lá tía tô

    • Thời gian thực hiện: Qua đêm.
    • Độ khó: Dễ

    Sử dụng lá tía tổ để trị mụn cóc là một trong những bài thuốc dân gian lưu truyền lâu đời nay, lại đơn giản mà hiệu quả. Trong lá tía tô chứa chất Limonene và Perillaldehyde, đây là hai hợp chất có tác dụng giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV gây mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • Lá tía tô tươi
    • Băng gạc.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô.
    • Bước 2: Vò nát hoặc giã nát lá tía tô. Xong đắp lên nốt mụn cóc.
    • Bước 3: Lấy gạc băng lại chỗ đắp và để qua đêm.
    • Bước 4: Sáng hôm sau bạn hãy gỡ ra rồi rửa sạch lại.

    Xem thêm: 12 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn, cực hiệu quả

    Vừa rồi là những thông tin bạn cần biết xoay quanh thắc mắc “Mụn cóc có lây không”. Tuy mụn cóc có vẻ hơi đáng sợ nhưng đây là một bệnh da liễu lành tính, chỉ cần áp dụng đúng cách điều trị thì đây không còn là nỗi bận tâm nữa. Chúc bạn thành công!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: