Mụn nang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị mụn nang

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn nang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị mụn nang

    Mụn nang (mụn nang lông hay u nang) hình thành do viêm nang lông bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng lan sâu đến tầng trung bì da và lan ra các nang lông khác.

    Có rất nhiều loại mụn như mụn đinh râu, mụn nang, mụn viêm,... khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Ngày hôm nay Blissberry sẽ giúp bạn tìm hiểu về mụn nang là gì? Nguyên nhân cũng như cách chữa trị về loại mụn này. 

    1. Mụn nang là gì?

    Mụn nang hay còn được gọi với cái tên khác là mụn u nang, đây là một loại mụn biến thể của mụn trứng cá. Mụn nang bắt đầu sâu trong làn da và nó chứa đầy dịch mủ, ửng đỏ và sưng to lên. Không chỉ vậy mụn nang còn có một cảm giác đau nhức cũng như khó chịu trong một khoảng thời gian dài. Một số trường hợp nếu bạn không xử lý sẽ khiến làn da bạn có sẹo.

    Mụn nang thường xuất hiện ở vị trí mặt, lưng, ngực hoặc cổ. Loại mụn này có thể nổi ở cả nam lẫn nữ nhưng lại xuất hiện nhiều ở nam giới.

    2. Vì sao bị nổi mụn nang?

    Để có thể điều trị được các loại mụn thì đầu tiên cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại bị nổi mụn nang. Dưới đây sẽ là một nguyên nhân gây ra mụn mà bạn nên biết:

    • Nguyên nhân chính của sự hình thành nên mụn mang chính là sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết trong một thời gian dài. Từ đó sẽ gây nên sự bít tắc lỗ chân lông và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
    • Khi cơ thể thay đổi nội tiết tố thì lượng dầu trên da thay đổi đột ngột và khiến cho hormone kích thích vi khuẩn hoạt động mạnh hơn dẫn đến mụn nang được hình thành.
    • Sử dụng mỹ phẩm sai cách và không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm cũng khiến bít tắc lỗ chân lông.
    • Thói quen tự nặn mụn ở nhà cùng với dụng cụ không đảm bảo an toàn, không đủ vệ sinh.

    3. Dấu hiệu nhận biết mụn nang

    Các loại mụn sẽ thường có những dấu hiệu giống nhau. Chính vì vậy mà nhiều khi bạn sẽ nhầm lẫn. Tuy nhiên, mụn nang có một số đặc điểm để có thể phân biệt như sau:

    • Mụn nang được nổi lên từng cục màu đỏ, bên trong mụn sẽ có thể có mủ. Trường hợp nếu như mụn nang có mủ thì sẽ nổi to hơn bình thường.
    • Mụn nang thường chứa nhiều vi khuẩn, tế bào chết và những chất nhầy màu trắng.
    • Ở những giai đoạn đầu thì bạn sẽ thấy mụn có dạng cục, sưng đỏ. Khi chạm vào sẽ có cảm giác đau, khó chịu. Dần dần mụn được chuyển sang dạng bọc chứa dịch, mềm. Càng ở những giai đoạn sau thì mụn có thể bị viêm nhiễm nặng hơn.

    4. Các giai đoạn phát triển của mụn nang

    Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành nên mụn nang thì bạn có thể tham khảo 5 giai đoạn như sau:

    • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn các chất nhờn, bụi bẩn đang bị ứ đọng tại lỗ chân lông nên không thể thoát ra ngoài. Từ đó khiến làn da bạn trở nên sần sùi.
    • Giai đoạn 2: Khi đã tích tụ bã nhờn, bụi bẩn một thời gian thì lỗ chân lông sẽ bị tắc hoàn toàn và từ đó hình thành mụn đầu trắng.
    • Giai đoạn 3: Vi khuẩn làm da bị viêm nhiễm dẫn đến các vùng da xung quanh mụn đỏ lên, sưng và sẽ đau khi chạm vào.
    • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này gần như là mụn đang nặng lên khi mụn sẽ bị mưng mủ.
    • Giai đoạn 5: Khi mụn đã bị viêm nhiễm thì các vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào dưới làn da, từ đó hình thành nên mụn nang. Mụn nang sẽ gây đau nhức, viêm nhiễm và có thể sẽ để lại sẹo.

    5. Các vị trí mụn nang phổ biến trên mặt

    Để có thể tìm hiểu kỹ hơn đến mụn nang thì chúng mình sẽ tổng hợp lại các vị trí thường nổi mụn nang phổ biến ở phần mặt nhất:

    5.1. Mụn nang ở mũi

     

    Mụn nang ở mũi thường do một số nguyên nhân như tắc nghẽn lỗ chân lông do bụi, bã nhờn,... Sau một thời gian bị tắc thì sẽ bắt đầu hình thành nên mụn nang. Và việc nổi mụn nang ở mũi cũng có thể do hệ tiêu hoá của bạn đang có vấn đề. Tiếp đến là việc rối loạn hormone cũng sẽ nổi mụn ở mũi.

    5.2. Mụn nang dưới cằm

    Theo một số nghiên cứu những như sự tư vấn từ các bác sĩ da liễu thì mụn nang dưới cằm thường do rối loạn nội tiết tố hoặc do di truyền. Bên cạnh đó với những thói quen như chống tay lên cằm cũng khiến cho vi khuẩn tích tụ và từ đó hình thành nên mụn nang. Giải pháp để hết mụn này là bạn cần uống nước mỗi ngày để duy trì chức năng bài tiết.

    5.3. Mụn nang ở má

    Mụn nang ở má là do sự tích tụ của bụi bẩn, chất cặn bã làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đặc biệt vùng chữ T (trán - mũi - đường xuống cằm) thường dễ bị đổ dầu Và má thường bị khô. Và ngoài ra một trong những nguyên nhân khiến mụn nang nổi ở má có thể do bạn đang bị viêm gan hoặc gan bạn yếu. Điều này chứng tỏ quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể không được tốt.

    5.4. Mụn nang ở quai hàm

    Mụn nang ở quai hàm thường khó điều trị bởi vì nguyên nhân của loại mụn này là tuyến bã nhờn ở cằm bài tiết nhiều dầu thừa trên da. Hoặc có thể do bạn không tự tẩy trang kỹ càng. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như tự nặn mụn quai hàm ở nhà mà không vệ sinh tay cũng như dụng cụ điều trị sạch sẽ.

    6. Cách trị mụn nang tại nhà đơn giản

    Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến mụn nang thì dưới đây là một số cách điều trị mụn nang đơn giản tại nhà như sau:

    6.1. Chữa mụn nang bằng chườm ấm 

    Sử dụng phương pháp chườm ấm để chữa mụn nang là một cách cực kỳ hiệu quả. Khi chườm ấm khu vực mụn thì nhiệt độ ấm nóng và độ ấm sẽ giúp các tạp chất bị mắc kẹt ở nang lông được thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn,

    Nguyên liệu 

    • Khăn mềm, sạch hoặc túi chườm.

    Cách thực hiện 

    • Bước 1: Bạn vệ sinh da mặt thật sạch sẽ. Tiếp đến dùng khăn mềm thấm nước ấm hoặc dùng túi chườm đổ nước ấm vào.
    • Bước 2: Bạn chườm lên vùng mụn từ 5 - 10 phút để lỗ chân lông nở ra.

    Lưu ý: Mỗi ngày hãy thực hiện khoảng 3 - 4 lần để mụn được xử lý một cách nhanh chóng.

    6.2. Chữa mụn nang bằng mật ong

    Mật ong là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc điều trị mụn. Đặc biệt với tình trạng mụn sưng, đỏ thì mật ong sẽ có đặc tính chống viêm, chống oxy hoá cao. Ngoài ra mật ong còn giàu vitamin E, khoáng chất nên sẽ giữ ẩm cho da và thúc đẩy quá trình phục hồi sau mụn của da.

    Nguyên liệu 

    • Mật ong: 1 thìa cà phê
    • Bột nghệ: 1/8 thìa cà phê

    Cách thực hiện 

    • Bước 1: Trộn đều mật ong và bột nghệ lại với nhau. Sau đó thì bạn cần vệ sinh da mụn một cách sạch sẽ, nhớ vệ sinh nhẹ nhàng để không bị vỡ mụn nhé.
    • Bước 2: Bạn đắp hỗn hợp kia lên vùng da bị mụn, massage đều khoảng 5 phút rồi để khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Sau đó bạn hãy rửa lại một lần nữa bằng nước sạch để thu nhỏ lỗ chân lông nhé.

    Lưu ý: Sau khi sử dụng loại mặt nạ này thì hãy che chắn làn da thật kỹ và nhớ chống nắng nếu bạn đi ra ngoài nhé.

    6.3. Chữa mụn nang bằng bột bắp

    Sử dụng bột bắp để trị mụn nang là một phương pháp rất hay vì đây là một nguyên liệu thiên nhiên và khá là an toàn. Công dụng của bột bắp đối với việc trị mụn là sẽ ngăn chặn được sự tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm lượng dầu dư thừa trên da.

    Nguyên liệu 

    • Bột bắp: 1 thìa cà phê
    • Nước lọc

    Cách thực hiện 

    • Bước 1: Bạn trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau để được một hỗn hợp sền sệt. Tiếp theo là vệ sinh da mặt thật sạch sẽ.
    • Bước 2: Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị mụn nang. Để hỗn hợp lên da khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, tiếp theo là rửa lại bằng nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông.

    Lưu ý: Đắp mặt nạ 2 lần/tuần để đạt được kết quả mà bạn mong muốn nhất nhé.

    Xem thêm: 14 cách trị mụn nang an toàn, hiệu quả tại nhà, không để lại sẹo

    7. Các câu hỏi liên quan

    Từ những nguyên nhân và cách điều trị mà chúng mình đã tổng hợp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ phần nào về mụn nang. Dưới đây sẽ là một số tổng hợp các câu hỏi có liên quan đến mụn nang mà bạn có thể tham khảo:

    7.1. Mụn nang có nên nặn không?

    Một trong những phương pháp điều trị mụn chính là xử lý nhân mụn bên trong. Tuy nhiên đối với mụn nang thì không được nặn khi mụn chưa thành nhân. Nếu trong lúc chạm vào các nốt mụn đang sưng đỏ hoặc cố nặn mụn thì sẽ khiến cho tình trạng da bị viêm nặng hơn, các vùng viêm cũng sẽ có thể lan rộng trên vùng da của bạn.

    Không chỉ vậy, việc nặn sớm khi mụn chưa thành nhân cũng sẽ không lấy hết được toàn bộ phần nhân mủ khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Và nếu như không có kinh nghiệm trong việc nặn mụn hoặc các dụng cụ nặn mụn không được vệ sinh sạch sẽ cũng khiến cho mụn nang bị ảnh hưởng rất nhiều.

    7.2. Mụn nang có tự hết không?

    Mụn nang không tự hết được bởi vì đây là một dạng mụn viêm nên khi bị loại mụn này thì cần phải xử lý kịp thời để tránh trường hợp mụn bị lây sang những vùng da khác và có thể bị viêm nhiễm nặng hơn.

    7.3. Mụn nang bị chai phải làm sao?

    Khi mụn nang bị chai dưới da thì những nốt mụn đỏ cần được xử lý sạch phần nhân. Một số cách có thể tham khảo khi mụn nang bị chai mà bạn cần cách xử lý đó là:

    • Sử dụng các phương pháp lấy nhân mụn ở những địa điểm uy tín, dụng cụ lấy nhân được vệ sinh sạch sẽ. Sau khi lấy nhân mụn ra được thì hãy chăm sóc da nhé.
    • Sử dụng đắp các loại mặt nạ từ những nguyên liệu thiên nhiên. Cách này sẽ thời gian sẽ lâu hơn nhưng lại an toàn.
    • Sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống có trên thị trường và được các bác sĩ da liễu khuyên dùng.

    Hy vọng rằng những thông tin về mụn nang mà chúng mình vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều phương pháp để điều trị mụn một cách hiệu quả nhất.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: