Mụn nhọt có nên nặn không? Hướng dẫn cách nặn mụn nhọt

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn nhọt có nên nặn không? Hướng dẫn cách nặn mụn nhọt

    Trên mặt xuất hiện nốt mụn nhọt có mủ và bạn muốn nặn để loại bỏ mụn nhọt nhanh. Vậy mụn nhọt có nên nặn không? Mời bạn tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

    Nốt mụn nhọt vừa gây đau nhức vừa làm khuôn mặt trông kém sắc hơn nên bạn muốn nặn nó ngay. Liệu mụn nhọt có nên nặn không? Khi trị mụn nhọt bằng cách nặn thì làm thế nào để đảm bảo an toàn cho da, giúp vết thương nhanh lành? Bạn hãy cập nhật và tìm hiểu thông tin trong nội dung sau để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

    1. Có nên nặn mụn nhọt không? 

    1.1 Gây tổn thương vùng da xung quanh

    Khi da tích tụ nhiều bã nhờn, bụi bẩn, tụ cầu khuẩn, da chết,... sẽ dễ hình thành mụn nhọt, gây ra tình trạng mụn sưng viêm, có mủ. Với những nốt mụn đang bị sưng đỏ như vậy mà bạn lại cố ý muốn nặn thì có thể sẽ làm cho thành nang mụn bị vỡ. 

    Dịch mủ thay vì chảy ra ngoài thì lại thấm vào tận sâu của lớp hạ bì, khiến mô biểu bì bị tổn thương nghiêm trọng. Hay khi nặn mà mủ trắng không loại bỏ hết, lây lan ra xung quanh, khiến vùng da mụn mở rộng, gây khó khăn thêm cho quá trình trị liệu. 

    1.2 Gây tăng khả năng mụn nhọt quay lại

    Khi nặn mụn nhọt không đúng cách sẽ tạo ra những thương tổn ở dưới lớp biểu bì mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Sự tổn thương sẽ trở nên trầm trọng hơn khi có thêm dịch mủ chứa vi khuẩn Staphylococcus Aureus, các mảng nhân mụn còn tồn đọng. Tình trạng này khiến mụn nhọt tái phát kéo dài và khi đó, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ da liễu để được chỉ dẫn hướng điều trị phù hợp. 

    1.3 Nặn mụn nhọt có thể gây vết thâm, sẹo

    Tác động lực dù nhẹ hay mạnh tay lên nốt mụn nhọt cũng có thể tạo ra vảy, làm mụn bị viêm nhiễm, thậm chí là gây hoại tử da. Khi vết thương được chữa lành có thể để lại thâm, sẹo trên bề mặt da. Ngoài ra, thao tác nặn mụn nhọt nhiều lần ở một vị trí như vậy có thể khiến nốt mụn biến chuyển thành u nang bã nhờn, đó là những u chứa nhiều mủ trắng nằm bên dưới da, có mùi, khi chữa trị thường mất nhiều thời gian, chăm sóc cẩn thận mới phục hồi lại da. 

    2. Hướng dẫn nặn mụn nhọt đúng cách

    2.1 Bước 1: Kiên nhẫn chờ mụn nhọt chín hoàn toàn

    Trước khi nặn mụn, bạn cần chắc chắn nốt mụn nhọt mình nặn đã chín hoàn toàn. Mụn chín khi nốt nhọt giảm đau nhức, gom lại, trên đầu mụn xuất hiện ngòi mụn, có cảm giác hơi ngứa trên cồi là bạn có thể nặn. 

    2.2 Bước 2: Chườm ấm trực tiếp mụn nhọt cho nhanh chín

    Để thúc đẩy nốt mụn chín nhanh hơn, bạn có thể chườm ấm ngay vị trí mụn nhọt trong khoảng 15 - 20 phút/lần. Bằng cách chườm ấm các tế bào bạch cầu sẽ được kích thích di chuyển lại gần nốt mụn giảm dần tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy mụn chín sớm.

    2.3 Bước 3: Vệ sinh sạch vùng da xung quanh mụn

    Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn luôn nhớ phải làm sạch vùng da xung quanh nốt mụn bằng nước trà xanh hoặc nước muối sinh lý.

    2.4 Bước 4: Vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn

    Để hạn chế viêm nhiễm, trước khi nặn mụn, bạn nên rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn để loại bỏ hết các vi khuẩn, chất bẩn bám trên tay của mình. 

    2.5 Bước 5: Vệ sinh dụng cụ nặn mụn cần dùng

    Dụng cụ nặn mụn tiếp xúc trực tiếp với vùng da mụn cần được sát trùng, làm sạch kỹ càng. Bạn có thể vệ sinh dụng cụ này bằng cồn y tế của thương hiệu uy tín mà mình biết. 

    2.6 Bước 6: Tiến hành nặn loại bỏ nhân mụn, mủ

    Đâm đầu nhọn của dụng cụ nặn mụn vào đỉnh mụn nhọt chứa dịch mủ để làm vỡ nốt mụn (trường hợp mụn đã vỡ thì bạn bỏ qua giai đoạn chọc vào mụn). Xoay đầu có vòng tròn, đặt lên mụn nhọt, nhấn tay nhẹ nhàng xuống nốt mụn để dịch chảy ra ngoài. Bạn có thể nhấn nhẹ 2 bên nốt mụn từ các hướng khác nhau để đảm bảo không lấy sót dịch mủ, hạn chế dịch bị đẩy ngược vào bên dưới da. 

    2.7 Bước 7: Vệ sinh vùng da sau khi nặn mụn nhọt

    Khi đã lấy sạch dịch mủ, bạn sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch vùng da sau khi nặn. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh lại vùng da mụn vừa mới nặn. Bước này là để khử trùng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, hạn chế viêm nhiễm giúp vết thương phục hồi tốt hơn.

    2.8 Bước 8: Thoa kem dưỡng lên mụn sau khi nặn

    Thoa toner, serum, kem dưỡng để thu nhỏ lỗ chân lông hay các sản phẩm kháng khuẩn nhằm bổ sung dưỡng chất giúp xoa dịu, làm lành vết thương, ngăn ngừa tổn thương da, hình thành mụn mới. 

    3. Lưu ý khi nặn mụn nhọt tại nhà

    Các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người khi bị mụn nhọt cách tốt nhất là để nốt mụn tự chữa lành. Nhưng nếu muốn nặn, bạn nên thực hiện nặn mụn đúng theo chỉ dẫn ở mục 2 để quá trình nặn thuận lợi. Đồng thời tăng cường bảo vệ làn da của mình tốt hơn.

    Khi nặn với đồ dùng chuyên dụng, bạn nên ấn vào nốt mụn với lực tay phù hợp, không nên ấn quá mạnh tay. Bởi vì thao tác như vậy có thể gây chảy máu, khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng. 

    Không nên dùng móng tay hoặc những vật rắn, cứng chọc vào nốt mụn, không cố ý bóp cho dịch mủ chảy ra ngoài. Những mụn nhọt đang nằm ẩn trong da, chưa xuất hiện đầu vàng, trắng, bạn cũng không nên nặn. Chỉ nặn những nốt mụn nào đã có cồi mụn. Trước khi nặn nhất định phải rửa sạch, sát trùng tay và dụng cụ nặn mụn.  

    Mong rằng sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ biết cách nặn mụn nhọt an toàn để tăng cường bảo vệ, chăm sóc làn da của mình tốt hơn. Trường hợp bạn còn thắc mắc điều gì về vấn đề mụn nhọt có nên nặn không, bạn hãy viết góp ý, gửi cho Blissberry để được hỗ trợ nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: