Mụn cóc (mụn cơm) là gì? Nguyên nhân, cách điều trị mụn cóc

XEM NHANH

    17 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn cóc (mụn cơm) là gì? Nguyên nhân, cách điều trị mụn cóc

    Mụn cóc (hay mụn cơm) là một lại mụn lành tính và phổ biến hiện nay. Mụn cóc có đặc điểm lây lan nhanh, không nguy hiểm, gây mất thẩm mỹ, làm mất tự tin.

    Tương tự các loại mụn trên mặt, mụn cóc là một dạng bệnh lý về da hình thành do nhiễm virus papillomavirus ở người. Mụn cóc  rất khó điều trị dứt điểm, chúng còn có thể lây lan từ người sang người, từ vùng da này sang vùng da khác. Cùng Blissberry tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị mụn cóc qua bài viết sau.

    1. Mụn cóc (mụn cơm) là gì?

    Mụn cóc (mụn cơm) là tình trạng bệnh da liễu phổ biến
    Mụn cóc (mụn cơm) là tình trạng bệnh da liễu phổ biến

    Mụn cóc hay mụn cơm là một bệnh da liễu thường gặp hiện nay. Mụn có kích thước gần bằng hạt cơm, sần sùi thường mọc ở các vị trí như lòng bàn tay/bàn chân, xung quanh hoặc dưới móng tay/móng chân, mặt hay bộ phận sinh dục…

    Mụn có phần lớn đều lành tính và sẽ tự hết sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, lâu dần các lớp da bên ngoài mụn sẽ bị sừng hóa, dày cộm lên gây vướng víu và bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Mụn rất dễ lây lan sang các vùng da khác gây đau và mất thẩm mỹ.

    2. Các loại mụn cóc và dấu hiệu nhận biết phổ biến

    2.1 Mụn cóc thông thường 

    Mụn cóc (mụn cơm) thông thường gây ra bởi virus HPV loại 1, 2, 4, 27, và 29
    Mụn cóc (mụn cơm) thông thường gây ra bởi virus HPV loại 1, 2, 4, 27, và 29

    Mụn cóc thông thường (verruca vulgaris) gây ra bởi  các loại HPV 1, 2, 4, 27, và 29 thường là những nốt mụn cứng, nhô cao với bề mặt thô ráp. 

    Mụn có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, phổ biến nhất là ở  đầu gối và bàn tay. Ngoài ra, chúng có thể tồn tại dưới nhiều hình dạng như dạng cắt cụt hoặc dạng bắp cải, thường thấy ở đầu và cổ, đặc biệt là vùng da đầu và râu.

    2.2 Mụn cóc Plantar

    Mụn cóc (mụn cơm) ở chân còn được gọi là mụn cóc Plantar
    Mụn cóc (mụn cơm) ở chân còn được gọi là mụn cóc Plantar

    Mụn cóc Plantar - là một dạng mụn cóc ở chân. Thường trông giống như những nốt mụn nhỏ, cứng và có thể có những chấm đen nhỏ ở trên. Thường xuất hiện chủ yếu ở khu vực lòng bàn chân.

    2.3 Mụn cóc phẳng

    Mụn cóc (mụn cơm) phẳng trên da là loại mụn rất khó điều trị
    Mụn cóc (mụn cơm) phẳng trên da là loại mụn rất khó điều trị

    Mụn cóc phẳng (verruca plana) được gây ra bởi các loại HPV 3, 10, 28 và 49. Thường là những nốt mụn mịn và phẳng chứ không sần sùi, không có đầu, đôi khi còn không nổi trên bề mặt da.

    Mụn có thể xuất hiện tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường thấy ở  mặt, cẳng chân và bàn ta.. Chúng thường không có triệu chứng và rất khó điều trị.

    2.4 Mụn cóc dạng sợi mảnh

    Mụn cóc (mụn cơm) dạng sợi mảnh xuất hiện gần mí mắt và môi
    Mụn cóc (mụn cơm) dạng sợi mảnh xuất hiện gần mí mắt và môi

    Mụn cóc dạng sợi mảnh có đặc điểm rất khác so với hầu hết các loại mụn cóc khác. Mụn có hình sáng trông giống như những sợi chỉ dài và mảnh, nhô lên khoảng 1 - 2 mm trên bề mặt da. Thường xuất hiện ở khu vực gần mí mắt và môi. 

    2.5 Mụn cóc quanh móng

    Mụn cóc (mụn cơm) quanh móng thường thấy ở người hay cắn móng tay
    Mụn cóc (mụn cơm) quanh móng thường thấy ở người hay cắn móng tay

    Mụn thường mọc xung quanh móng tay hoặc móng chân. Ban đầu kích thước chỉ nhỏ như đầu kim, về sau phát triển thành một nốt mụn lớn sần sùi, cuối cùng là lan rộng sang khu vực xung quanh gây đau đớn. Hay gặp ở những người thường có thói quen cắn móng tay.

    3. Nguyên nhân gây mụn cóc

    Mụn cóc được gây ra bởi sự tấn công của virus HPV - Human Papilloma Virus. Một loại virus có khả năng xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắt hay vết xước trên da, khiến vùng da bị viêm nhiễm và hình thành những nốt mụn nhỏ, sần sùi, dần phát triển thành mụn cóc.

    Mụn cóc (mụn cơm) hình thành do sự tấn công của virus HPV
    Mụn cóc (mụn cơm) hình thành do sự tấn công của virus HPV

    Virus HPV có hơn 60 chủng loại khác nhau. Khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi loại virus sẽ tạo thành một loại mụn cóc khác nhau. Tuy có hình dáng khác nhau, nhưng điểm chung của những nốt mụn này đều gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt. Mụn thường khó phát hiện cho đến khi chúng phát triển và lớn như hạt cơm.

    4. Mụn cóc có khả năng lây lan qua đâu

    4.1 Tiếp xúc trực tiếp 

    Mụn có thể lây nhiễm cho những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già,... Môi trường ẩm ướt cũng là nơi giúp virus HPV phát triển và sinh sôi.

    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp
    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp

    4.2 Tiếp xúc gián tiếp

    Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, quần áo, khăn tắm, dụng cụ làm móng… với người khác. Tiếp trực tiếp vào vùng da có mụn cóc. Bệnh có thể lây quan hệ tình dục (bệnh sùi mào gà).

    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm qua gián tiếp
    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm qua gián tiếp

    4.3 Tổn thương da

    Virus HPV dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết xước, móng không được vệ sinh kỹ, bề mặt da chân thường xuyên tiếp xúc với các khu vực ẩm ướt. Vết cào hay nặn mụn.

    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm khi da có vết thương hở hay bị tổn thương
    Mụn cóc (mụn cơm) lây nhiễm khi da có vết thương hở hay bị tổn thương

    5. Khi nào nên đi khám mụn cóc?

    Mụn cóc (mụn cơm) cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời
    Mụn cóc (mụn cơm) cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời

    Bạn cần đến thăm khám bởi bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nếu:

    • Mụn cóc hay tái phát và nổi nhiều, dày đặc ở các vị trí khác nhau, tập trung tại những vùng nhạy cảm trên cơ thể như miệng, lỗ mũi hay bộ phận sinh dục.
    • Mụn bị tổn thương hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ như chảy mủ hoặc vảy tiết.
    • Mụn gây đau rát.
    • Mụn cóc có sự thay đổi về màu sắc.
    • Người mắc các bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như HIV hoặc AIDS.

    6. Gợi ý giải pháp điều trị mụn cóc

    Không làm gì cả

    Hầu hết gần 65% người bị mụn cóc sẽ tự lành sau 2 năm nên chúng ta có thể không cần phải đến bác sĩ để chữa trị. Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả những người có nhiều mụn cóc và bị mụn cóc kéo dài hơn 2 năm.

    Mụn cóc (mụn cơm) có thể điều trị bằng thuốc bôi
    Mụn cóc (mụn cơm) có thể điều trị bằng thuốc bôi

    Sử dụng thuốc bôi ngoài da

    Những loại thuốc bôi da chứa thành phần là axit salicylic hoặc axit lactic có khả năng chữa trị được mụn cóc tuy nhiên phải mất đến ba tháng hoặc hơn để điều trị dứt điểm.

    Một số loại thuốc trị mụn cóc hiện nay như: Acid Trichloracetic 80%, Ibokorori hay Duofilm… 

    Phương pháp đông lạnh

    Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng để đóng băng để loại bỏ mụn cóc, thường thì sẽ mất từ 1 - 2 tuần. Sau điều trị, đa số các trường hợp sẽ bị phồng nước trên bề mặt da và gây đau nhức nhiều ngày.

    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng phương pháp đông lạnh
    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng phương pháp đông lạnh

    Điều trị bằng laser

    Dùng tia laser CO2 để đốt nóng và phá hủy các mạch máu li ti bên trong mụn cóc, nhằm mục đích cắt đứt nguồn cung cấp máu cho mụn cóc và có nguy cơ để lại sẹo.

    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng laser
    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng laser

    Phương pháp đốt điện

    Đốt mụn cóc bằng dòng điện cao tầng được tiến hành khá nhanh chóng, đơn giản, giúp khoét sâu và lấy được hết nhân mụn cóc, thời gian tiến hành lại nhanh chóng, đơn giản và ít chi phí hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, thời gian làm lành vết thương lâu và dễ bị nhiễm trùng.

    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng phương pháp đốt điện
    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng phương pháp đốt điện

    Phương pháp tiểu phẫu

    Đây là phương pháp khá phổ biến, bác sĩ sẽ mổ để cắt, khoét các mô của mụn cóc để lấy chúng ra. Phương pháp này giúp làm lành vết thương nhanh hơn và hạn chế khả năng nhiễm trùng. Tương tự với khi điều trị bằng laser, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ để lại sẹo.

    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng được điều trị bằng phương pháp tiểu mẫu
    Mụn cóc (mụn cơm) điều trị bằng được điều trị bằng phương pháp tiểu mẫu

    7. Mụn cóc có lây không?

    Mụn cóc (mụn cơm) có khả năng lây nhiễm rất nhanh

    Để trả lời câu hỏi “Mụn cóc có lây không?” đáp án là có. Không những có khả năng lây nhiễm chúng còn lây lan rất nhanh chóng. Nguyên nhân gây mụn cóc bắt nguồn từ việc nhiễm virus HPV ở người thông qua các vết thương hở. Tuy nhiên, một số con đường khác có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của mụn cóc có thể kể đến như:

    Đường máu

    Người nhận máu của người bị nhiễm virus HPV có khả năng bị lây nhiễm và mắc bệnh mụn cóc tương tự. Các đối tượng khác có nguy cơ bị nhiễm virus qua đường máu có thể kế đến như: y tá, bác sĩ, nhân viên y tế,... 

    Các vật dụng trung gian

    Các vật dụng cá nhân của người bị bệnh mụn cóc như khăn tắm, bàn chải, lược, đồ lót,… là vật dụng trung gian có khả năng lây nhiễm cho bất cứ ai khi chạm vào hoặc sử dụng.

    Tiếp xúc trực tiếp ngoài da

    Trường hợp tiếp xúc với người bệnh thông qua các hành động như: chạm, bắt tay, quan hệ tình dục,… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Thông thường triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 2-3 tháng.

    Tự lây nhiễm

    Mụn cóc có thể “tự lây nhiễm” sang các vùng da khác. Ngoài ra, một số hành động như sờ, gãi, cào, cọ xát,... đều có tình trạng lây nhiễm tương tự.

    8. Cách hạn chế sự lây lan mụn cóc

    Mụn cóc (mụn cơm) có thể được kiểm soát và hạn chế sự lây lan
    Mụn cóc (mụn cơm) có thể được kiểm soát và hạn chế sự lây lan

    Mụn cóc rất dễ lây lan và lây rất nhanh sang các vùng da khác. Sau đây là những lưu ý giúp người bị mụn cóc hạn chế sự lan của mụn cóc:

    • Không tỉa, cắt, cạo hay tác động mạnh ở khu vực có mụn để hạn chế sự lây lan của virus.
    • Dùng riêng dụng cụ bấm móng tay dùng cho vùng da bị mụn cóc.
    • Không được cắn móng khi khu vực xung quanh có nổi mụn cóc.
    • Giữ các khu vực bị mụn cóc khô ráo, hạn chế ẩm ướt để tránh cho mụn cóc phát triển và lây lan nhiều hơn.
    • Rửa tay thật kỹ nếu lỡ chạm vào mụn cóc.
    • Dùng riêng đồ cá nhân để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
    • Mang giày dép có kích thước rộng rãi, không quá chật.
    • Thay đổi giày và vớ hàng ngày và làm khô giày khô sau mỗi lần đi. Không dùng chung giày hoặc vớ của người khác.
    • Có thể sử dụng các miếng lót giày/dép để làm giảm đau nhức, hay khó chịu.
    • Khi tắm có thể dùng đá bọt hay dụng cụ mài gót chân chà lên bề mặt mụn, giúp giảm bớt kích thước và độ sần sùi của mụn. Không áp dụng cách này cho mụn cóc mọc trên mặt.

    Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách điều trị mụn cóc mà Blissberry chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: