Mụn cám là mụn gì? Nguyên nhân và cách trị mụn cám hiệu quả

XEM NHANH

    21 Tháng 02
    Đăng bởi:  Hoài Phương

    Mụn cám là mụn gì? Nguyên nhân và cách trị mụn cám hiệu quả

    Mụn cám (hay Acne Bran), là dạng mụn li ti, có lớp sừng bên ngoài màu đen hoặc trắng, bên trong có nhân trắng đục. Mụn do bít tắc lỗ chân lông tạo nên.

    Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn, chúng được chia thành mụn không viêm và mụn viêm, trong mụn không viêm thì chia thành nhiều loại nữa trong đó có mụn cám. Mụn cám là những hạt mụn li ti thường xuất hiện ở cằm và hai bên cánh mũi. Để biết được mụn của mình có phải mụn cám không, nguyên nhân gây ra và cách điều trị mụn cám như thế nào, cùng tham khảo ngay bài sau đây nhé.

    1. Mụn cám là gì?

    Mụn cám là những nốt nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da, có nhân màu trắng hoặc màu vàng nhạt.

    Mụn cám là những nốt nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da khiến da sần sùi, kém mịn màng, những nốt mụn này thường có nhân màu trắng hoặc màu vàng nhạtđôi lúc hơi ngả về màu đen. Mụn cám là mụn không viêm do đó không gây sưng tấy hay đau nhức.

    Mụn cám thường gặp tại các vị trí như vùng cằm, vùng mũi và vùng trán, đây là những vùng mà tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn các vùng khác trên mặt. 

    Mụn cám xuất hiện là do sự tắc nghẽn tại lỗ chân lông do tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ. Nếu da không được chăm sóc đúng cách, từ mụn cám có thể dẫn đến các loại mụn khác như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, và nặng hơn có thể dẫn tới mụn viêm.

    2. Nguyên nhân gây ra mụn cám

    Nguyên nhân gây ra mụn cám thường đến từ việc lỗ chân lông bị bít tắc. Lỗ chân lông có vai trò quan trọng trong cơ thể thông qua việc bài tiết mồ hôi và thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. Khi lỗ chân lông bị bít tắc, lượng bã nhờn sinh ra từ tuyến bã nhờn không thể thoát ra ngoài, kèm theo là bụi bẩn, da chết đọng lại tại lỗ chân lông thì sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn, điều này sẽ khiến da nổi mụn cám. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc sinh ra mụn cám:

    Yếu tố gây mụn cám bên trong

    Căng thẳng kéo dài khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn và hình thành mụn cám
    • Di truyền: là nguyên nhân gây mụn không thể ngăn ngừa hay tác động được, theo nghiên cứu thì gen di truyền thì bố mẹ, ông bà họ hàng chiếm đến gần 50% trường hợp mụn cám. Bạn chỉ có thể cải thiện nhờ các biện pháp chăm sóc da.
    • Rối loạn nội tiết tố: trong một số giai đoạn đặc biệt như dậy thì (ở cả nam giới và nữ giới), chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh (ở phụ nữ) các hormone nội tiết sẽ có sự biến động đáng kể. Chính sự xáo trộn này kích thích tuyến dầu tiết ra nhiều hơn. Bã nhờn kết hợp vi khuẩn khiến mụn cám xuất hiện.
    • Stress: căng thẳng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng gây nên tình trạng mất ngủ, rối loạn giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ thất thường. Điều đó khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn và hình thành mụn cám cũng như một số dạng mụn khác trên da.
    • Thuốc: sử dụng các thuốc như thuốc ngừa thai khiến lượng hormone tăng hơn, dẫn tới tăng tiết bã nhờn.

    Yếu tố gây mụn cám bên ngoài

    Không làm sạch da cẩn thận sẽ khiến lỗ chân lông bị viêm nhiễm, tắc nghẽn và hình thành mụn cám
    • Rửa mặt không kỹ: nếu bạn không làm sạch da cẩn thận bằng các bước tẩy trang và rửa mặt thật sạch thì bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn…còn trên da sẽ khiến lỗ chân lông bị viêm nhiễm, tắc nghẽn và hình thành mụn cám. 
    • Vệ sinh da mặt quá mức: ngược lại, nếu bạn rửa mặt quá kỹ, chà sát da mặt, rửa mặt nhiều lần cũng gây phản tác dụng. Khi đó, lớp dầu tự nhiên trên da bị lấy đi, điều này khiến các tuyến bã nhờn sẽ gia tăng hoạt động để bù lại lớp dầu mất đi, khi đó lượng dầu thừa nhiều này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày, không cố gắng chà mạnh, kì cọ lên bề mặt da.
    • Lối sống: thức khuya, ngủ ít sẽ khiến cho đồng hồ sinh học trong cơ thể bị xáo trộn. Điều này dẫn đến việc hormone bị thay đổi, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến mụn cám xuất hiện trên da.
    • Chế độ ăn uống: ăn các đồ ăn cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống nhiều cồn, nước ngọt…làm ảnh hưởng đến chức năng của gan; gan không chuyển hóa và đào thải độc tố kịp sẽ khiến da bị vàng và nổi mụn. Nên thay đổi chế độ ăn, ăn các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mụn cám như: rau cải xoăn, cà chua, cam, cá hồi…
    • Không uống đủ nước: nước chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, thải độc và thanh lọc cơ thể. Trường hợp cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, gây tăng tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn cám phát triển.
    • Lạm dụng mỹ phẩm: sử dụng quá nhiều loại mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da sẽ khiến da không có điều kiện để “thở”, dễ kích ứng, tổn thương và nhạy cảm hơn, khiến da có thể bị viêm nhiễm, da tiết dầu nhiều, chân lông bị tắc và gây ra mụn cám. 
    • Vật dụng cá nhân không được làm sạch thường xuyên: chăn, gối, khẩu trang,… và những vật dụng tiếp xúc thường xuyên với da nếu không đảm bảo sạch sẽ sẽ khiến cho da bị nhiễm khuẩn. Mụn cám và nhiều dạng mụn bọc, viêm sẽ rất dễ hình thành.
    • Môi trường, thời tiết: thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi, ô nhiễm,...cùng với khí hậu nóng ẩm khiến da thường xuyên đổ dầu, mồ hôi cũng là điều kiện khiến mụn cám phát triển.

    3. Các vị trí mụn cám phổ biến

    Mụn cám ở mũi

    Mũi là một bộ phận thuộc vùng chữ T, là khu vực rất dễ để mọc mụn, đặc biệt là mụn cám

    Vùng chữ T là vùng tiết nhiều dầu nhất trên khuôn mặt, mũi là một bộ phận thuộc vùng chữ T. Do đó, nơi đây sẽ là khu vực rất dễ để mọc mụn, đặc biệt là mụn cám. Hầu như, da mặt ai cũng sẽ có ít nhiều một xíu mụn cám ở mũi. Khi bị mụn cám ở mũi, bạn cần quan tâm đến vấn đề làm sạch, xem lại các bước làm sạch da của mình đã đủ chưa, có thể sử dụng thêm máy rửa mặt để làm sạch sâu tại vùng này.

    Mụn cám ở cằm

    Cằm cũng thuộc vùng chữ T trên khuôn mặt, do đó đây cũng là nơi tiết bã nhờn nhiều và dễ gây mụn cám ở cằm

    Cũng giống như vùng mũi, cằm cũng thuộc vùng chữ T trên khuôn mặt, do đó đây cũng là nơi tiết bã nhờn nhiều và dễ gây mụn cám ở cằm. Ngoài ra, cằm cũng là vị trí mà mọi người ít chú ý nhất, do đó việc làm sạch có khi không được kĩ càng bằng cách vùng khác nên dễ gây ra mụn. 

    Đặc biệt, đối với những người thường xuyên chống tay lên cằm, cũng khiến bụi bẩn vi khuẩn từ tay dính lên vùng này cùng với bã nhờn sinh ra gây nên mụn cám, nếu có thói quen này bạn nên bỏ đi nhé. 

    Mụn cám ở trán

    Vùng trán có lớp da mỏng, hay tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thường xuyên đổ dầu, dễ gây mụn cám.

    Ngoài việc thường xuất hiện ở mũi, cằm, mụn cám cũng xuất hiện ở vùng trán. Vùng trán thường có lớp da mỏng, hay tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nên thường xuyên đổ dầu, việc đổ dầu nhiều cùng với bụi bẩn dễ bít tắc lỗ chân lông gây mụn cám. 

    Mụn cám ở trán cũng là những hạt mụn nhỏ li ti, khiến da trông sần sùi, kém sắc và làm bạn mất tự tin. Để tránh bị mụn cám ở trán, bạn cần làm sạch da đúng cách, đặc biệt nhớ tẩy tế bào chết 2 tuần/lần cho da nhé. 

    Mụn cám ở má

    Vùng má thường có lỗ chân lông to, dầu nhờn nhiều, vệ sinh không kĩ sẽ dễ tích tụ bụi bẩn từ đó gây mụn cám.

    Mụn cám ở má là hai bên vùng má thường có lỗ chân lông to, dầu nhờn nhiều, nếu không được vệ sinh kĩ sẽ dễ tích tụ bụi bẩn từ đó gây mụn cám.

    Tuy mụn cám xuất hiện ở má sẽ ít hơn mụn cám ở mũi, cằm và trán nhưng không được chủ quan, vì hai bên má là nơi tập trung nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nếu bị tình trạng mụn không viêm như mụn cám, rất dễ dẫn đến mụn viêm: mụn bọc, mụn mủ,...gây sưng đỏ, đau và có thể để lại sẹo trên da.

    4. Cách trị mụn cám tại nhà đơn giản

    4.1 Trị mụn cám ở mũi bằng nha đam

    Nha đam có nhiều công dụng trong chăm sóc da, trong đó có trị mụn

    Nha đam, hay còn gọi là lô hội, đây là loại cây không còn quá xa lạ với mọi người. Từ xưa, nha đam đã được các bà, các chị sử dụng trong việc chăm sóc da. Theo y học, chất nhựa trong lá nha đam có nhiều công dụng trong chăm sóc da như kháng khuẩn, làm lành vết thương, trị mụn, trị bệnh ngoài da rất hiệu quả….

    Thời gian thực hiện: 7 phút để chuẩn bị mặt nạ và 15 phút sử dụng

    Tần suất thực hiện: 2 - 3 lần/tuần

    Độ khó: Rất dễ thực hiện

    Nguyên liệu: 2 lá nha đam tươi

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài
    • Bước 2: Sau đó dùng thìa múc lấy lớp thịt trong suốt của nha đam.
    • Bước 3: Thoa nó lên vùng da đang bị mụn cám “tấn công”, nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay mát xa trong 15 phút.
    • Bước 4: Rửa mặt sạch lại bằng nước và lau khô.

    Lưu ý: Chỉ lấy phần nhựa của nha đam, tránh phần vỏ xanh vì có thể gây kích ứng da.

    4.2 Trị mụn cám bằng hơi nước

    Dùng hơi nước xông mặt, giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông, giảm mụn cám và ngăn ngừa mụn cám hiệu quả

    Dùng hơi nước hay gọi cách khác là xông mặt là cách làm đẹp đều đặn, nên làm thường xuyên của chị em phụ nữ. Khi xông mặt bằng hơi nước, sức nóng tỏa ra từ hơi nước sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, đẩy các chất bã nhờn, bụi bẩn tích tụ ở trong da ra ngoài, mụn cám cũng sẽ trồi lên trên giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lônggiảm và ngăn ngừa mụn cám hiệu quả.

    Thời gian thực hiện: 2 phút để chuẩn bị và 15 phút xông

    Tần suất thực hiện: 2 lần/tuần

    Độ khó: Rất dễ thực hiện

    Nguyên liệu: 1 cái nồi + 500ml nước + 1 cái khăn có kích thước vừa đủ để phủ lên đầu và che được nồi nước

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Cho 700ml nước vào nồi, đậy nắp để nước sôi nhanh hơn và hơi nước không bị bốc hơi ra ngoài.
    • Bước 2: Sau khi nước sôi, mở nắp ra và đợi khoảng 1 phút cho nước nguội bớt.
    • Bước 3: Dùng một chiếc khăn khô phủ lên đầu và phủ lên nồi nước.
    • Bước 4: Để mặt cách mực nước 30cm và đợi hơi nước bốc lên từ từ, nếu nóng quá thì bạn cho mặt ra xa hơn một xíu nữa.
    • Bước 5: Xông mặt khoảng 15 phút cho lỗ chân lông nở ra.
    • Bước 6: Rửa lại bằng nước ấm và thấm bằng khăn khô.

    Lưu ý: Không được đưa mặt quá sát vào nồi nước, vì hơi nóng quá mức có thể gây bỏng da. Sau khi rửa mặt xong nên thoa nước hoa hồng hoặc xịt khoáng để cân bằng độ pH, cấp ẩm cho da.

    4.3 Trị mụn cám bằng dầu oliu

    Dầu oliu kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn

    Dầu oliu chứa nhiều chất chống oxy hoá, đặc biệt phải kể đến là hợp chất polyphenol mang đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, cải thiện tình trạng dầu nhờn trên da. 

    Ngoài ra, dầu oliu còn chứa vitamin E, chất béo giúp dưỡng ẩm cho da, làm cho da căng bóng, mịn màng hơn. Dầu oliu được sử dụng trong làm đẹp rất nhiều từ tẩy trang, dưỡng tóc, mặt nạ, tẩy da chết….

    Thời gian thực hiện: 6 phút để chuẩn bị và thực hiện

    Tần suất thực hiện: sử dụng hàng ngày như tẩy trang

    Độ khó: Rất dễ thực hiện

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Bạn nhỏ vài giọt dầu oliu nguyên chất vào lòng bàn tay, xoa thật đều cho đến khi tay hơi ấm ấm.
    • Bước 2: Sau đó, dùng tay của bạn mát xa nhẹ nhàng vùng da nơi bị mụn cám, xoay các ngón tay theo hình tròn.
    • Bước 3: Thực hiện trong 3 phút.
    • Bước 4: Rửa lại bằng nước ấm để nhũ hóa.
    • Bước 5: Rửa lại mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt.

    Lưu ý: Sau khi sử dụng dầu oliu, cần nhũ hoá kỹ và rửa sạch lượng dầu còn sót lại trên da để tránh bít lỗ chân lông gây phản tác dụng.

    4.4 Trị mụn cám bằng mật ong và chanh

    Chanh và mật ong giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tẩy tế bào chết, kiểm soát vi khuẩn gây mụn

    Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn rất tốt. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa các vitamin và dưỡng chất giúp phục hồi làn da tổn thương do mụn, cấp ẩm và làm dịu da.

    Chanh có tính acid nhẹ, được sử dụng kết hợp với mật ong để tẩy tế bào chết trên da, giúp da thông thoáng, giảm mụn cám hiệu quả

    Thời gian thực hiện: 2 phút để chuẩn bị và 15 phút thực hiện

    Tần suất thực hiện: 2 lần/tuần

    Độ khó: Rất dễ thực hiện

    Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê mật ong + ½ muỗng nước cốt chanh 

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Cho 2 muỗng cà phê mật ong và ½ muỗng cà phê nước cốt chanh vào chén sạch. 
    • Bước 2: Trộn thật đều hỗn hợp.
    • Bước 3: Bôi hỗn hợp mặt nạ đã chuẩn bị lên vùng da bị mụn, nhẹ nhàng mát xa để đẩy các tẩy tế bào chết và mụn cám trên da cho chúng bong ra. Để yên trong vòng 10 phút.
    • Bước 4: Rửa lại mặt thật sạch với nước lạnh.

    Lưu ý: Sau khi đắp mặt nạ xong cần sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh cho da mặt bị khô.

    Xem thêm: 10+ cách trị mụn cám tại nhà tận gốc với các bước đơn giản

    5. Cách trị mụn cám chuyên sâu

    Khi bị mụn cám không gây sưng, đỏ, đau, tuy nhiên sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti vì vẻ ngoài của mình. Về lâu dài, nếu tình trạng mụn cám không được cải thiện, lỗ chân lông bị tác kéo dài và thường xuyên thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra các vấn đề lớn hơn như mụn mủ, mụn bọc. 

    Do đó, để có thể cải thiện được tình trạng mụn cám dai dẳng này, bạn có thể tham khảo các cách điều trị mụn cám chuyên sâu dưới đây:

    5.1 Trị mụn cám bằng cách tẩy tế bào chết hóa học

    Hai dạng tẩy tế bào chết hóa học thường gặp nhất là AHA và BHA

    Tẩy tế bào chết hoá học thực chất là sử dụng các mỹ phẩm có thành phần chiết xuất từ acid. Khác với tẩy tế bào chết vật lý, cần sử dụng lực để kỳ đi các lớp da chết, bụi bẩn, dầu nhờn trên da đi. Tẩy tế bào chết hoá học hoạt động theo cơ chế hoà tan lớp dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết trên bề mặt da và bên trong lớp biểu bì của da, thúc đẩy việc sản sinh tế bào mới, làm cho da căng mịn, sáng bóng.

    Tẩy tế bào chết mang lại nhiều lợi ích cho da, đặc biệt là da mụn vì giúp lỗ chân lông sạch sẽ, thông thoáng, lấy đi những tế bào da đã già, cằn cỗi, lấy đi dầu thừa, bụi bẩn, những tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, gây nên tình trạng mụn.

    Tẩy tế bào chết trên thị trường có các dạng như: BHA (Salicylic acid), AHA (Alpha Hydroxy Acid), LHA (Beta Lipo Hydroxy Acid) và PHA (Poly Hydroxy Acid)Hai dạng thường gặp nhất là AHA và BHA. Tuỳ theo mục đích sử dụng, loại da mà lựa chọn sản phẩm phù hợp.

    Một số sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học phổ biến trên thị trường có thể kể như: Gel tẩy tế bào chết Paula's Choice Skin Perfecing 8% AHA, Dung dịch tẩy tế bào chết Neo Strata Oily Skin Solution 8% AHA, Obagi Clenziderm M.D Pore Therapy Salicylic Acid 2% Ane Treatment (BHA 2%), Paula's Choice Skin Perfecting 2% BHA Lotion Exfoliant, Sữa rửa mặt BHA Blissberry Daily Gentle Cleansing Gel tuýp 100ml

    5.2 Trị mụn cám bằng tinh chất Niacinamide

    Niacinamide có tác dụng trong việc thu nhỏ lỗ chân lông, đẩy lùi là những yếu tố gây mụn

    Niacinamide là vitamin B3, là thành phần được sử dụng rất nhiều cho mỹ phẩm chăm sóc da. Các sản phẩm chứa Niacinamide có tác dụng trong việc thu nhỏ lỗ chân lông, giúp đẩy lùi tình trạng bít tắc lỗ chân lông do bụi bẩn, bã nhờn, đẩy lùi là những yếu tố gây mụn.

    Ngoài ra, Niacinamide còn có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, tái tạo, tăng sinh ceramides (một thành phần quan trọng bên dưới da, tạo rào cản hạn chế các tác nhân tác động vào da), làm mờ vết thâm mụn, đốm nâu, chống lão hoá da rất tốt.

    Một số sản phẩm có chứa tinh chất Niacinamide phù hợp với làn da mụn: Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%, Serum Paula's Choice Boost 10% Niacinamide Booster, Serum The Inkey List Niacinamide …

    5.3 Trị mụn cám bằng sản phẩm có chứa Retinoids

    Retinoids sử dụng trong mỹ phẩm để giải quyết các tình trạng da khác nhau từ mụn đến lão hóa

    Retinoids là các dẫn xuất của vitamin A, được sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da. Năm 1971, FDA đã thực hiện kiểm duyệt đối với sản phẩm có tên là Retin-A (sản phẩm chứa retinoids). Sau đó, Retinoids được sử dụng trong mỹ phẩm để giải quyết các tình trạng da khác nhau từ mụn đến lão hóa.

    Retinoids là chất được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm trị mụn từ nhẹ đến nặng. Chúng có tác dụng làm lỗ chân lông bị bít tắc trở nên thông thoáng, kháng khuẩn, ngừa viêm, kiềm dầu hiệu quả. 

    Ngoài ra, Retinoids còn được chứng minh có tác dụng chống lão hoá nhờ thúc đầy quá trình tăng sinh collagen, giúp cải thiện tình trạng da sần sùi, thâm nám, giúp da bạn luôn căng mịn, trẻ trung.

    Loại retinoids được sử dụng nhiều nhất để điều trị mụn là retinol (dạng bôi), tretinoin (dạng bôi), isotretinoin (dạng uống)...

    Tuy nhiên, các loại retinoids dạng uống hay dạng bôi cũng phải sử dụng cẩn thận nếu không sẽ gây phản tác dụng. Nếu bạn muốn sử dụng retinoids để trị mụn, không nên tự mua về và sử dụng mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có quy trình sử dụng phù hợp. 

    Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm chứa retinoids để tránh gây tác hại không mong muốn.

    Các loại kem chứa retinoid có thể khiến da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, bạn không được quên bước bôi kem chống nắng vào ban ngày.

    Một số sản phẩm có chứa Retinoids phù hợp với làn da mụn: Paula's Choice 1% Retinol Treatment, Skinceuticals Retinol 0.5 %, Obagi Medical Retinol 0.5%, Retacnyl Tretinoin 0.025%, Obagi Tretinoin Cream 0.05%....

    5.4 Trị mụn cám bằng phương pháp điều trị vật lý

    Laser không bóc tách và vi điểm hỗ trợ điều trị tình trạng mụn cám

    Ngoài cách điều trị mụn cám tại nhà bằng các nguyên liệu từ tự nhiên, mỹ phẩm chăm sóc da, bạn cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị mụn cám tại các cơ sở spa, bệnh viện da liễu giúp làm thoáng lỗ chân lông tránh bít tắc như:

    • Laser không bóc tách và vi điểm: phương pháp này hỗ trợ điều trị mụn cám bằng cách kiểm soát việc sản xuất và tiết bã nhờn.
    • Liệu pháp quang học: liệu pháp này giúp các tuyến bã nhờn hoạt động điều hòa, do đó ngăn ngừa lỗ chân lông tắc nghẽn do bã nhờn.
    • Tia laser CO2: thúc đẩy sản sinh collagen, giúp se khít và chống tắc nghẽn lỗ chân lông nhờ tác động sâu vào da.
    • Mài da vi điểm: đây là phương pháp sử dụng một dụng cụ cơ học để loại bỏ da chết, làm da mịn màng và tươi trẻ hơn. 
    • Phương pháp điều trị bằng laser YAG: phương pháp này sẽ tác động vào sâu trong các lớp da, tiêu diệt các tế bào da chết già cỗi, tăng sinh collagen, làm da căng mịn từ bên trong, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, làn da mịn màng hơn.

    Xem thêm: Top 5 sản phẩm trị mụn cám hiệu quả cho phái đẹp 

    Mụn cám hình thành chủ yếu do sự tích tụ của bụi bẩn, tế bào chết, dầu nhờn và khi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên mụn cám. Vì vậy, điều quan trọng là phải chăm sóc da phù hợp, giữ cho lỗ chân lông trên da lúc nào cũng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu đang bị mụn cám, hãy chăm sóc da đúng cách, loại bỏ các nguyên nhân gây ra mụn để lấy lại làn da mịn màng nhé.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: