Chiết xuất vỏ cây xà phòng - xà phòng thân thiện trong tương lai

XEM NHANH

    21 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng - xà phòng thân thiện trong tương lai

    Blissberry chia sẻ thông tin về chiết xuất vỏ cây xà phòng và tại sao chúng ta nên lựa chọn thành phần làm sạch tự nhiên này thay cho chất tẩy rửa nhân tạo như SLS.

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng (Quillaja Saponaria Bark Extract) có thể sẽ là một cái tên xa lạ với nhiều người, nhưng đây là một chất tẩy rửa dịu nhẹ mới nổi trong giới mỹ phẩm dạo gần đây. Hãy cùng Blissberry tìm hiểu về thành phần làm sạch tự nhiên này nhé!

    A. Cây xà phòng

    Cây xà phòng (1) có tên khoa học là Quillaja saponaria, một loài thực vật có hoa trong họ Quillajaceae. Loại cây này được miêu tả lần đầu bởi nhà khoa học J. I. Molina năm 1782. Cây xà phòng thường xanh lớn với những chiếc lá có bề mặt trơn nhẵn, sáng bóng và thân vỏ dày. 

    Giống cây này bắt nguồn từ các vùng khí hậu ôn đới ấm áp như ở Peru, Chile. Gỗ cây sử dụng trong chiết xuất thường được thu hoạch thông qua các hoạt động cắt tỉa nhằm tránh phá hoại môi trường sinh thái.

    B. Chiết xuất vỏ cây xà phòng

    1. Chiết xuất vỏ cây xà phòng là gì?

    Quillaja saponaria bark extract (2) là chất lỏng màu nâu sẫm được chiết xuất từ vỏ của cây xà phòng. Hợp chất này có mùi hăng, ngọt. Trong đó, từ quillay có nguồn gốc từ từ quillean bản địa của Mapuche, mang ý nghĩa là “rửa sạch”.

    2. Công dụng của chiết xuất vỏ cây xà phòng

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng nghe có vẻ hơi xa lạ với chúng ta. Nhưng thực ra đây là một thành phần có mặt ở rất nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến với vai trò cụ thể như:

    • Chất phụ gia thực phẩm, chất tạo hương vị trong nước giải khát.
    • Chất làm sạch trong dầu gội đầu, sữa tắm cho trẻ em, sữa rửa mặt, dung dịch vệ sinh.
    • Chất dưỡng ẩm trong kem dưỡng da, dầu xả,

    C. Thành phần làm sạch trong mỹ phẩm

    Trong mỹ phẩm, thành phần đóng vai trò làm sạch, tẩy rửa chính là các chất hoạt động bề mặt. Cấu tạo chất này gồm có:

    • Đầu ưa nước: là một nhóm ion hoặc không ion, giúp phân tử này hòa tan được trong nước
    • Đuôi kị nước: là mạch hydrocarbon dài với nhiệm vụ lấy đi các phân tử dầu trên da.

    Khi tiến hành nghiên cứu phát triển sản phẩm, lựa chọn các chất hoạt động bề mặt là một vấn đề hết sức phức tạp, cần xem xét nhiều yếu tố liên quan đến chức năng như khả năng tẩy rửa, tạo nhũ, tạo bọt, độ làm sạch, độ dịu nhẹ cho da, cảm giác trên da, hay cả những yếu tố liên quan đến chi phí, độc tính và khả năng phân hủy sinh học.

    1. Sodium Lauryl Sulfate

    Sodium Lauryl Sulfate (SLS) (3), một chất hoạt động bề mặt anion, có đặc tính phân cực mạnh nên hòa tan rất tốt trong nước vì nước cũng là chất phân cực. Do đó, chúng có khả năng làm sạch bề mặt rất mạnh.

    Đây cũng là chất làm sạch được sử dụng phổ biến nhất trong sữa rửa mặt nhờ khả năng hỗ trợ cho quá trình tẩy rửa diễn ra dễ dàng hơn vì với đặc tính tạo bọt, lấy dầu nên các chất bẩn không tan bị đẩy lên, lơ lửng trên bề mặt bọt, từ đó da được rửa sạch bằng nước.

    Với ưu điểm tạo nhiều bọt dù chỉ với một lượng nhỏ, sữa rửa mặt có SLS thường rất được ưa chuộng vì sản phẩm mang lại cảm giác đậm đặc cho người dùng cảm giác sạch da sau khi sử dụng.

    2. Tại sao nên sử dụng chiết xuất vỏ cây xà phòng thay cho SLS?

    Tuy có ưu điểm tạo nhiều bọt, và làm sạch tốt nhưng SLS và các loại xà phòng nhân tạo gốc sulfate nói chung đều có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe cụ thể như:

    • Gây kích ứng da: SLS có tính ăn mòn, nên có thể bào mòn, gây khô da của chúng ta. Ngoài ra, nếu sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa SLS thì có nguy cơ dẫn đến kích ứng vùng vùng kín vốn rất nhạy cảm.
    • Gây rụng tóc, tổn thương da đầu: SLS trong dầu gội có thể gây tổn hại đến các nang tóc, gây khô và rụng tóc. Chất tạo bọt SLS có tính chất biến tính protein dẫn đến viêm da và kích ứng da đầu cùng nhiều hậu quả khác.
    • Đục thủy tinh thể: SLS đã được chứng minh có thể gây đục thủy tinh thể ở người lớn và ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mắt ở trẻ nhỏ.
    • Suy giảm hệ miễn dịch: vì là một chất tăng cường xâm nhập nên SLS giúp các hóa chất khác có cơ hội thâm nhập vào cơ thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Các phân tử của SLS rất nhỏ, nên dễ dàng vượt qua màng tế bào. Khi đã bị tổn hại, các tế bào dần trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn bởi các hóa chất độc hại khác có thể đi kèm với SLS trong công thức sản phẩm, hoặc từ môi trường.

    Ngoài ra, nhiều người dùng cũng phản ánh là không thích cảm giác sạch “kin kít” mà SLS mang lại sau khi sử dụng.

    Vì lẽ đó, sử dụng các chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên đang là xu thế chung của các hãng mỹ phẩm hiện nay. Với nguồn gốc từ tự nhiên, các chất làm sạch này được cho là sẽ dịu nhẹ, lành tính, và an toàn hơn với làn da.

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng chính là thành phần rất giàu saponin, một chất tạo bọt, tẩy rửa tự nhiên giúp làm sạch, khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Sử dụng Quillaja Saponin thay cho SLS giúp da bạn tránh các tổn thương, kích ứng có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch.

    Thậm chí, EPA đã xác nhận thành phần này không gây mẫn cảm cho da, cũng như FDA đã xác nhận Quillaia Saponaria là hương liệu tự nhiên an toàn để sử dụng trong thực phẩm.

    Chia sẻ từ Blissberry

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng dường như là một thành phần làm sạch dịu nhẹ và an toàn hơn rất nhiều so với SLS. Vậy từ nay, các bạn sẽ không còn lo lắng bị kích ứng hay cảm giác khô rít da sau khi rửa mặt khi lựa chọn các sản phẩm chứa chiết xuất làm sạch tự nhiên này nữa nhé!

    Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm sữa tắm để làm sạch da, chăm sóc cơ thể, hãy xem qua 2 loại sữa tắm từ thương hiệu Blissberry: Sữa tắm thảo dược Blissberry Khuynh Diệp 250gSữa tắm thảo dược Blissberry Gừng 250g với giá khoảng 139.000đ nhé.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: