Giải mã homosalate - Thành phần phổ biến trong kem chống nắng

XEM NHANH

    20 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Giải mã homosalate - Thành phần phổ biến trong kem chống nắng

    Cùng tìm hiểu về Homosalate, cơ chế hoạt động của nó. Blissberry chia sẻ đến bạn kiến thức khi lựa chọn kem chống nắng có chứa Homosalate và lời khuyên khi sử dụng.

    Homosalate là một thành phần nghe có vẻ như còn khá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng vào mỗi buổi sáng, thì rất có thể bạn đang sử dụng thành phần này hằng ngày mà không hề hay biết.

    Kem chống nắng được chia thành hai nhóm: vật lý (gồm kẽm oxid và titan dioxid) và hóa học (gồm các chất có thể thẩm thấu vào da và hấp thụ tia UV). 

    Homosalate chính là hợp chất nằm trong nhóm kem chống nắng hoá học, được tìm thấy trong rất nhiều loại kem chống nắng hóa học phổ biến hiện nay.

    A. Homosalate là gì?

    Homosalate là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm salicylat. Đây là một este được hình thành từ axit salicylic và 3,3,5-trimethylcyclohexanol, một dẫn xuất của cyclohexanol. 

    Do đó, trên các bao bì, bạn sẽ còn đôi khi nhận diện được thành phần này dưới cái tên Homomenthyl salicylate, HMS, HS, hay 3,3,5-trimethyl-cyclohexyl-salicylate.

    Vì hiện chưa có thông tin rõ ràng về các tác dụng phụ của Homosalate, nên khá nhiều người dùng tỏ ra nghi ngờ về độ an toàn của hợp chất này. Tuy nhiên, với khả năng hoạt động như một bộ lọc UV hiệu quả cho làn da, homosalate vẫn là một thành phần được nhiều hãng mỹ phẩm ưa chuộng và có mặt trong nhiều loại kem chống nắng đang bán trên thị trường.

    B. Cơ chế hoạt động của homosalate?

    Khác với các thành phần chống nắng vật lý, homosalate không chỉ nằm trên bề mặt da mà còn được hấp thụ vào bên trong da của bạn. Hoạt chất này ngăn chặn tia UV bằng cách hấp thụ chúng, đặc biệt là tia UVB sóng ngắn vốn được cho là có liên quan đến sự tổn thương của DNA cũng như tăng nguy cơ ung thư da, từ đó chuyển đổi chúng thành các dạng bức xạ nhiệt ít gây hại cho da hơn.

    Tuy nhiên, homosalate có hiệu quả chống lại tia UVA lại khá hạn chế, nên hợp chất còn cần kết hợp với nhiều thành phần khác nhằm cung cấp phạm vi bảo vệ lớn hơn cho da của bạn, hay nói cách khác chính là khả năng chống nắng phổ rộng (broad-spectrum) mà các hãng mỹ phẩm thường đề cập.

    C. Có nên lựa chọn homosalate trong thành phần chống nắng?

    Có lẽ dù muốn hay không thì homosalate là một thành phần bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp trong các công thức kem chống nắng hóa học. Vì hợp chất này ở dạng lỏng nên thường được sử dụng để hòa tan các chất chống nắng dạng rắn khó tan như avobenzone hay oxybenzone.

    Tuy được cho là có thể gây kích ứng cho da nhưng kem chống nắng hóa học vẫn được nhiều người ưa thích nhờ vào khả năng chống lại tia UV vượt trội hơn so với kem chống nắng vật lý cũng một số ưu điểm khác như: 

    • Kết cấu mỏng, nhẹ, và ít nhờn rít nên dễ tán đều trên da và hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông.
    • Không để lại các vệt trắng bệch sau khi dùng, dễ thẩm thấu, và không làm cho da có tình trạng bóng dầu.
    • Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
    • Kem chống nắng hóa học dễ tệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay cho lớp kem lót trang điểm.
    • Các loại kem chống nắng hóa học khá đa dạng với nhiều chỉ số SPF khác nhau, cũng như có thể tích hợp khả năng kháng nước, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

    Tất nhiên nếu bạn sở hữu một làn da có độ nhảy cảm cao, các loại kem chống nắng có công thức dựa trên nền chất khoáng như kẽm oxid hay titan oxid dường như sẽ thích hợp hơn. Bởi vì dù có thế nào, homosalate vẫn là một thành phần chống nắng hóa học nên có khả năng gây ra các kích ứng, phản ứng dị ứng trên da.

    Tuy nhiên một thông tin khả quan là các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng homosalate có độ thẩm thấu qua da thấp và không gây ra sự phá hủy nội tiết, vốn là hai mối quan ngại lớn của nhiều thành phần đóng vai trò làm bộ lọc UV trong các công thức kem chống nắng.

    Chia sẻ từ Blissberry

    Dù vẫn còn nhiều điều chưa rõ về thành phần này, nhưng không ai có thể phủ nhận homosalate rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tổn thương DNA và nguy cơ ung thư da. Vì vậy, trước mối nguy trực tiếp và gần nhất là các tia UV “xấu xa” đang chờ chực phá hủy làn da, hãy lựa chọn cho mình một sản phẩm chống nắng phù hợp có công thức phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30 và thoa lại sau mỗi hai giờ nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: