Tìm hiểu về Glutathione, những điều cần biết về làm trắng da an toàn

XEM NHANH

    23 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Tìm hiểu về Glutathione, những điều cần biết về làm trắng da an toàn

    Cùng Blissberry tìm hiểu về Glutathione, vai trò và những công dụng tuyết vời của nó đối với cơ thể, đồng thời khám phá một số loại thực phẩm giàu Glutathione nhé!

    Khi nhắc tới lĩnh vực làm đẹp thì đa số đều biết đến chất Glutathione. Bởi vì chất này có công dụng làm đẹp vô cùng tuyệt vời. Không những thế, Glutathione cũng mang đến nhiều tác dụng tuyệt với khác cho sức khỏe con người. Hôm nay, hãy cùng Blissberry khám phá "Glutathione và những điều cần biết” để hiểu cụ thể hơn nhé!

    A. Khái niệm

    Glutathione (1) là một trong những thành phần tự nhiên bên trong cơ thể con người, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Glutathione (GSH) là một chất tự nhiên được sản xuất tự nhiên bởi gan rồi phân bố khắp cơ thể và được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt và được tổng hợp từ tế bào bằng 3 Amino acids (2) (hay còn gọi là axit amin): Cysteine, glutamic và glycine. 

    B. Vai trò của Glutathione đối với cơ thể

    Glutathione là một chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể, tồn tại và hoạt động trong tế bào. Vì thế Glutathione có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây là một vài vai trò của Glutathione đối với cơ thể:

    1. Giúp làn da cải thiện và đẹp hơn

    Glutathione có khả năng điều hòa các gốc tự do gây hại. Việc bổ sung thêm Glutathione đường ống hoặc đường bôi ngoài (các loại kem dưỡng da, xà phòng...) giúp làn da khỏe hơn, mịn hơn và sáng hơn. Đồng thời làm tăng độ đàn hồi cho làn da ngay cả đối với những là da bị tổn thương do tác hại của Mặt Trời.

    2. Giúp làm chậm quá trình lão hóa

    Khi bước vào tuổi 30, mức độ sản xuất ra Glutathione giảm xuống, đó là khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa. Mức Glutalione thấp có nguy cơ gây bệnh liên quan đến lão hóa như là: bệnh Parkinson, bệnh đục thủy tinh thể… Vì thế chúng ta cần bổ sung thêm các chất chống oxy hóa từ bên ngoài cơ thể. Điều này sẽ giúp phòng ngừa và sữa chửa các tế bạo bị hư hỏng do bị oxy hóa, dẫn đến việc cải thiện nếp nhăn cho làn da.

    3. Tăng cường hệ miễn dịch

    Mọi người khi bị bệnh, mức dộ sản xuất Glutathione của họ cũng giảm. Hiện tượng này càng rõ hơn ở những người bệnh nặng như ung thư, tiểu đường và tim mạch. Điều này cũng xảy ra với những người đang nhiễm các bệnh thông thường khác như cúm hoặc cảm lạnh. Một lượng lớn chống oxy hóa mạnh của Glatathione giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được tăng cường và có khả năng chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

    4. Giúp giảm thiểu mất cân bằng Oxy hóa

    Sự mất cân bằng Oxy hóa có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như tiểu đường, ung thư và viêm khớp dạng thấp. Glutathione được chứng minh là làm giảm thiểu sự mất cân bằng Oxy hóa, theo một cách nói giảm thiểu luôn cả khả năng gây bệnh.

    Không những thế, Glutathione còn được chứng minh là có thể dùng để điều trị bệnh gan, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường, điều trị bệnh tự kỷ và bảo vệ người dùng khỏi những tác nhân độc hại từ quá trình hóa trị liệu cho ung thư. 

    C. Nguồn thực phẩm chứa Glutathione

    Có vô số các loại thực phẩm chứa Glutathione, chúng ta có thể kể đến những sản phẩm như: Măng tây, trái bơ, rau chân vịt (rau bina), đậu bắp, súp lơ xanh.

    Cũng có cả những sản phẩm giúp kích thích quá trình sản xuất Glutathione của cơ thể:

    • Những thực phẩm giàu lưu huỳnh
    • Những thực phẩm giàu Vitamin C (3) và Vitamin E
    • Những thực phẩm giàu Protein (4)

    D. Liều lượng khuyến nghị sử dụng Glutathione

    1. Liều dùng để làm trắng da

    Trong 3 tháng đầu, bạn nên uống khoảng 1000-2000mg Glutathione sau đó giảm xuống còn 500mg mỗi ngày

    Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng 2000mg Glutathione mỗi ngày và không nên sử dụng trong thời gian dài, bởi vì khả năng gây ngộ độc và gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.

    2. Liều dùng để hỗ trợ điều trị gan

    Bạn có thể uống khoảng 1000mg Glutathione mỗi ngày để các tế bào gan được bảo vệ và tránh tổn thương hoại tử do các gốc tự do peroxy trong viêm gan do nhiễm độc.

    Đối với những bệnh nhân bị xơ gan hoặc suy gan nên uống 500-1000mg/ngày để giúp gan thải độc tố ra ngoài cơ thể. Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh viêm gan siêu vi thì bạn nên bổ sung khoảng 500mg mỗi ngày cho tới khi hồi phục. 

    3. Tác dụng phụ của Glutathione

    Một chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm giàu Glutathione không gây nguy hiểm gì cho người sử dụng. Dẫu thế, việc bổ sung Glutathione không dành cho mọi người. Hãy liên lạc bác sĩ của bạn để biết được liều lượng Glutathione phù hợp nhất. Những tác dụng phụ của Glutathione có thể kể đến như:

    • Chuột rút cơ bụng.
    • Bụng đầy hơi.
    • Khó thở do co thắt phế quản.
    • Phản ứng dị ứng, như là phát ban.

    Trước khi dùng Glutathione, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang trong các tình trạng sau:

    • Đang mang thai hoặc cho con bú
    • Đang sử dụng các loại thuốc khác
    • Bị dị ứng với bất kỳ chất nào trong Glutathione hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác
    • Đang có các tình trạng y tế khác
    • Bị dị ứng với các loại thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm, hoặc động vật

    Glutathione được cho là an toàn đối với hầu hết người lớn khi sử dụng qua các đường uống, dạng hít, tiêm cơ hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên những trường hợp sau cần lưu ý:

    • Bệnh suyễn: Không nên hít Glutathione để tránh làm tăng các triệu chứng hen
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

    E. Chia sẻ từ Blissberry

    Người sử dụng cũng nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra trước khi sử dụng Glutathione. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: