Insulin là gì? Nó có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

XEM NHANH

    18 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Insulin là gì? Nó có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

    Insulin và những công dụng đặc biệt của nó bạn đã biết? Một số mặt trái mà nó mang lại, có gây hại đến sức khỏe con người? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu về Insulin nhé!

    Cơ thể bạn cần một lượng insulin để hoạt động bình thường và liều lượng insulin cơ bản phù hợp có thể là câu trả lời để bạn ổn định lượng đường trong máu và tránh các biến chứng tiểu đường. Bài viết dưới đây Blissberry sẽ cùng bạn giải đáp mọi thắc mắc về insulin, những công dụng cũng như tác dụng phụ mà nó mang lại đối với sức khỏe.

    A. Insulin là gì?  

    Insulin là một loại hormon trong cơ thể, nó được tiết ra liên tục suốt 24 giờ từ các tế bào đảo tuyến tụy. Chúng có tác dụng chuyển hóa carbohydrate, các mô mỡ và gan bằng cách kiểm soát lượng glucose trong máu thành phân tử ATP để mang năng lượng đến các cơ quan trong tế bào.

    Tuyến tụy tiết ra insulin, bản chất là một amino acid, có thể hòa tan tự do trong máu và đi đến cơ quan đích để tác động lên các thụ thể. Đối với các mô ngoại biên, insulin lưu trữ lượng glucose được đưa vào tế bào qua cơ chế khuếch tán có hỗ trợ đưa có chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp. Insulin hoạt động ở mô mỡ, mô cơ ở trạng thái nghỉ và mô gan.

    B. Vai trò của Insulin  

    Insulin có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp các tế bào hấp thụ đường trong máu. Sau một bữa ăn thì lượng tinh bột đi vào bên trong cơ thể chuyển hóa thành glucose và mang năng lượng đến các cơ quan khác, insulin chính là chìa khóa để giúp tế bào tiếp nhận lượng glucose. Insulin phát tín hiệu cho tế bào kích hoạt vận chuyển giúp glucose đi qua màng tế bào để cung cấp nguồn dinh dưỡng.

    Đối với người tiểu đường, các tuyến tụy không có khả năng sản sinh cũng như mất đi lượng insulin vốn có trong cơ thể. Dẫn đến các cơ quan khác không thể trực tiếp hấp thụ lượng glucose. Lâu dần, glucose tích tụ trong máu sẽ trở thành năng lượng thừa không được tiếp nhận gây ra bệnh đái tháo đường.

    C. Các loại insulin thường gặp

    Theo hướng dẫn của Bộ y tế, đối với người bệnh đái tháo đường, thuốc insulin có tác dụng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Có 4 loại insulin chính đó là insulin tác dụng nhanh - ngắn, insulin trung bình - trung gian, insulin tác dụng chậm - kéo dài và insulin trộn - hỗn hợp.

    • Insulin tác dụng nhanh - ngắn: Thường được tiêm trực tiếp dưới da. Có thời gian khởi phát tác dụng từ 30 phút, kéo dài từ 5-7 giờ đối với liều thông thường, do tác dụng nhanh của thuốc, người bệnh bệnh cần lưu ý về lượng carbohydrate trong bữa ăn.
    • Insulin trung bình - trung gian: Nhờ phối hợp với phần insulin zinc hòa tan với protamine zinc , kéo dài thường 10-12 giờ, người sử dụng cần tiêm 2 lần 1 ngày để đạt được hiệu quả.
    • Insulin tác dụng chậm, kéo dài: Loại này khi tiêm dưới da, sẽ biến thành các phân tử nhỏ và phóng thích từ từ vào máu, loại này có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và có tác dụng kéo dài đến 42 giờ.
    • Insulin trộn - hỗn hợp: Loại insulin có sẵn 2 tác dụng nhanh và dài trong cùng một mũi tiêm, mỗi loại có chức năng tạo nồng độ nền và chuyển hóa lượng cacbonhydrat.

    Theo những lời chỉ dẫn của bác sĩ, thời gian sử dụng thuốc nên được phối hợp với bữa ăn. Việc tiêu hóa nên đi cùng với insulin và ăn đúng giờ có thể hạn chế hạ đường máu. Tốt nhất nên bảo quản insulin ở nhiệt độ 2-8 độ C, để đảm bảo chất lượng và giữ lâu đến khi hết hạn sử dụng. 

    D. Tác dụng phụ khi sử dụng Insulin

    • Hạ đường huyết: Theo nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng việc tiêm có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu giảm gây nên tình trạng lượng đường trong máu . Đây được coi là tác dụng phụ của việc tiêm insulin. Nguy cơ hạ đường huyết sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng quá liều insulin mà cơ thể cho phép. Vậy nên cần có sự tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Dị ứng với insulin: Phản ứng dị ứng với insulin rất hiếm gặp và được báo cáo khoảng 0,1% đến 2% bệnh nhân được điều trị insulin. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan khi tiêm bạn cảm thấy , phần da tiêm bị đỏ ửng lên thì đó là do dị ứng insulin cục bộ. Điều này có thể xảy ra nhiều lần nhưng rồi sẽ hết và nó không quá nghiêm.
    • Hiện tượng tăng cân: Tăng cân là do cơ thể bạn sử dụng hiệu quả cao hơn calo trong quá trình điều trị insulin. Thời gian này bạn nên chú ý về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, Nên kết hợp việc việc tập thể dục để bạn không phải stress trong quá trình điều trị.

    Chia sẻ từ Blissberry

    Insulin là một loại thuốc rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về bệnh tiểu đường. Khi dùng insulin, điều quan trọng là mọi người phải tuân theo kế hoạch điều trị của họ. Bất kỳ ai gặp tác dụng phụ hoặc biến chứng khi dùng insulin nên nói chuyện với bác sĩ của họ, bác sĩ có thể đề xuất các kế hoạch điều trị khác hoặc các loại insulin khác nhau. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: