Sodium lauryl sulfate (SLS) là gì?

XEM NHANH

    21 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Sodium lauryl sulfate (SLS) là gì?

    Các thành phần có thể thay thế SLS,Sodium lauryl sulfate là gì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Blissberry tìm hiểu về thành phần này

    Trong các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc tóc hiện nay hầu hết đều có chứa thành phần SLS. Vậy Sodium lauryl sulfate (SLS) là gì, không phải ai cũng biết. Hoạt chất này có tác dụng gì? Có gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng hay không? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu qua phần nội dung dưới đây nhé. 

    A. Sodium lauryl sulfate (SLS) là gì?

    Sodium lauryl sulfate (SLS) (1) là một loại hoạt chất hoạt động trên bề mặt anion có công thức hóa học là: CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na. 

    Thành phần hóa học của nó bao gồm có hỗn hợp natri alkyl sulfates và lauryl, trong đó thành phần lauryl phổ biến hơn. 

    Về cơ chế hoạt động, SLS là một loại chất lưỡng tính di chuyển được trên bề mặt chất lỏng nhờ đó giúp làm giảm sức căng bề mặt khi được kết hợp với các phân tử khác. Cũng chính điều này đã giúp nó dễ dàng hoạt động và trộn chất lỏng hơn. 

    SLS còn có thể thay đổi tính chất protein mạnh từ đó ức chế sự lây nhiễm của virus bằng cách hòa tan vỏ bọc của nó hoặc làm biến tính của protein/ protein capsid. 

    B. Vai trò của Sodium lauryl sulfate (SLS) là gì?

    SLS được ứng dụng khá phổ biến trong thực tế thông qua các sản phẩm chúng ta sử dụng ngày nay. Điển hình có thể kể đến những công dụng của SLS như: 

    • Làm chất tạo bọt trong mỹ phẩm chăm sóc da và cơ thể nhờ khả năng làm sạch, tạo nhũ hóa, hòa tan các bã nhờn, làm sạch sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối
    • Làm thành phần chất tẩy, làm sạch trong các sản phẩm như dầu gội đầu, gel tạo kiểu, kem cạo râu, kem dưỡng thể,...

    Các sản phẩm chúng ta sử dụng mỗi ngày đa phần đều có chứa SLS, nếu để ý trong bảng thành phần của sản phẩm bạn sẽ nhận ra điều này. 

    C. Liều lượng khuyến nghị của Sodium lauryl sulfate (SLS) 

    D. Tác dụng phụ của Sodium lauryl sulfate (SLS) 

    Trên các diễn đàn hiện nay có nhiều nguồn thông tin cho rằng SLS là một hoạt chất gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài có thể dẫn đến những tác hại như: 

    • Gây khô da đầu, làm tổn tại tế bào nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc và chẻ ngọn
    • Chất tạo bọt SLS làm biến đổi protein dẫn đến viêm da, mẩn ngứa do sự kích ứng, hình thành nấm da đầu
    • Gây đục thủy tinh thể, làm giảm thị lực của mắt
    • Làm rối loạn hệ miễn dịch và thay đổi chức năng hormone cơ thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh hoạt chất Sodium lauryl sulfate (SLS) gây nguy hiểm và có tiềm năng dẫn đến ung thư cho con người. Các kết quả thí nghiệm liên quan đều chứng minh rằng SLS có tính an toàn, lành tính nếu được sử dụng ở mức độ phù hợp. 

    • Cơ quan bảo vệ môi trường EPA đã ban hành lệnh miễn các yêu cầu giảm nồng động SLS trong chất rửa thực phẩm dựa trên thẩm định an toàn toàn diện bao gồm rủi ro mãn tính. Nồng độ SLS tối đa được sử dụng là 350ppm
    • Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và Liên minh EU cho phép sử dụng SLS vào thành phần phụ gia trực tiếp - gián tiếp có trong thực phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân
    • Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia đã kiểm tra về sự nguy hiểm của SLS đối với sức khỏe và môi trường nhưng không thấy có bất kỳ nguy cơ gây ung thư nào
    • Hội đồng chuyên gia về thành phần mỹ phẩm CIR năm 1983 và 2005 đã thẩm định về tác dụng của SLS với kết quả thu được là hoàn toàn an toàn

    E. Các thành phần có thể thay thế SLS

    Mặc dù, SLS có khả năng làm sạch và tạo bọt tốt, tuy nhiên nó vẫn mang đến nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe và làn da. 

    Thay vì chọn SLS, bạn có thể sử dụng các thành phần khác có thể thay thế như: 

    1. Chiết xuất từ vỏ cây xà phòng 

    Chiết xuất từ cây xà phòng (Quillaja saponaria) (2) là một hợp chất dạng lỏng có màu nâu sẫm từ vỏ cây xà phòng. Nó có mùi hăng và ngọt. 

    Chiết xuất cây xà phòng được sử dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: 

    • Chất phụ gia thực phẩm, chất tạo hương vị trong nước giải khát
    • Chất nhũ hóa trong bánh kẹo, gelatin, sữa đông lạnh
    • Cất làm sạch trong sản phẩm chăm sóc da, tóc
    • Chất dưỡng ẩm trong sản phẩm chăm sóc da tóc

    Chiết xuất vỏ cây xà phòng có chứa hàm lượng lớn saponin giúp làm sạch tự nhiên, khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng hoạt chất này thay thế cho SLS sẽ hạn chế được tổn thương và kích ứng trên da. 

    2. Cocamidopropyl Betaine

    Ngoài chiết xuất cây xà phòng, thì còn có hợp chất Cocamidopropyl Betaine (3) trong dầu dừa có tác dụng tạo bọt, thay thế SLS. Bên cạnh công dụng làm sạch, hợp chất này còn có tác dụng dưỡng ẩm. Nó được dùng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. 

    Hoạt chất này được sử dụng khá phổ biến và có thể dùng để thay thế SLS bởi khả năng năng làm sạch tốt, tăng cường độ nhớt cho sản phẩm tẩy rửa, cs độ ngủ hóa và chống tĩnh điện. 

    F. Chia sẻ từ Blissberry

    Sodium lauryl sulfate (SLS) là một thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ. Blissberry hi vọng qua phần nội dung chúng tôi chia sẻ đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và chính xác để bạn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: