Top 5 thành phần cấp nước có trong kem dưỡng ẩm hiệu quả nhất

XEM NHANH

    22 Tháng 02
    Đăng bởi:  Hoài Phương

    Top 5 thành phần cấp nước có trong kem dưỡng ẩm hiệu quả nhất

    Ngoài cung cấp đầy đủ lượng dầu bằng chất dưỡng ẩm, lượng nước trong da cũng quan trọng không kém. Vậy 5 thành phần cấp nước hiệu quả nhất hiện nay là gì?

    Trong chu trình skincare hằng ngày, chúng ta có thể thêm thắt hoặc lược bỏ một vài bước dưỡng da tùy theo nhu cầu, tuy nhiên có một vài yếu tố mang tính cốt lõi kiến tạo làn da mơ ước, ví dụ như làm sạch, cấp ẩm. Trong bài viết này, Blissberry sẽ đi sâu vào việc tầm quan trọng của thành phần cấp nước với làn da, cũng như cung cấp thông tin của 5 dưỡng chất cấp nước, được mệnh danh là “game changer” hồi sinh sức sống căng tràn bên trong làn da nhợt nhạt.

    Độ ẩm của làn da thực chất là gì?

    độ ẩm làn da

    Ai cũng biết da đẹp là da không khuyết điểm, đủ ẩm để giữ trạng thái căng mướt. Nhưng bạn có hiểu chất ẩm mà mọi người thường nói đến là gì không?

    Có 2 thuật ngữ được dùng cho sản phẩm giúp da căng mướt gồm “moisturizer” (dưỡng ẩm) và “hydrator” (cấp nước). Hai dưỡng chất đều có nhiệm vụ giúp da không bị bong tróc, châm chích do quá khô, xỉn màu, nhưng đồng thời cũng có những khác biệt lớn. Theo Cosmedica Skincare, dưỡng ẩm là chất cung cấp dầu. Còn cấp nước thì, đúng như tên của nó, cung cấp nước cho tế bào. Vậy khi nào ta biết mình nên cấp dầu hay nước?

    Cách phân biệt da khô và da thiếu nước

    da khô da mất nước khác nhau

    Để phân biệt dễ dàng nhất, chúng ta cần hiểu rằng thiếu ẩm thường xuất hiện hiện ở da khô, và yếu tố này thì nằm trong cơ địa của mỗi người như những người có da thường hay da dầu, chứ không phải tình trạng tạm thời. Ngược lại mất nước mất nước chỉ là tình trạng tạm thời của da.

    Cấu trúc da của con người có một lớp lipid tự nhiên ở trên cùng để bảo vệ da khỏi thương tổn và mất nước, lượng nước này được lưu trong tế bào. Nói đơn giản thì cấu trúc da gồm 2 lớp, lớp đầu tiên là tế bào chứa nước và lớp thứ hai ở trên là dầu (dầu là một dạng của lipid) để bảo tồn nước.

    Một làn da có thể thiếu ẩm, thiếu nước hoặc thiếu cả hai. Ví dụ như da có đủ nước trong tế bào nhưng vẫn cảm thấy khô, bong tróc, bị đỏ và rát thì khả năng cao là do thiếu dầu. Đồng thời da có thể bóng dầu nhưng vẫn có thể châm chích, xuất hiện vết những vết hằn, da nhợt nhạt, bọng mắt to vì tế bào thiếu nước. Nhiệm vụ lúc này của bạn là cung cấp thêm nước cho da để da bớt châm chích, tiết ít dầu hơn. Sự thật thú vị rằng khi da khô do thiếu nước thì sẽ tiết nhiều dầu hơn bình thường để bù lại lượng ẩm của nước trong tế bào.

    Da thiếu nước thì nên làm gì?

    da thiếu nước

    Trong khi có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm, khóa ẩm trên thị trường thì dưỡng chất giúp cấp nước lại có độ phủ sóng ít hơn hẳn dù nó đóng góp một phần quan trọng trong việc kiến tạo làn da căng mướt. Tin vui là cân bằng lại da thiếu nước khá là dễ dàng, chủ yếu cung cấp dưỡng chấtthay đổi thói quen sống như uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ngưng hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, giảm thiểu đồ uống có cồn và cà phê thì lượng nước trong làn da bạn sẽ trở về trạng thái cân bằng.

    5 Thành phần cấp nước cho da thiếu nước

    Dưới đây là 5 thành phần vàng tránh để tế bào bạn bị ốm vì “khát nước”

    Glycerin

    glycerin cấp nước cấp ẩm

    Glycerin là chiết xuất của dầu thực vật và mỡ động vật, không màu, không mùi kết cấu giống siro và có vị ngọt. Ngoài ra glycerin còn là chất hút ẩm, một loại dưỡng ẩm có khả năng đẩy nước từ những lớp sâu bên trong hoặc từ không khí bên ngoài lên bề mặt da . Được biết, glycerin có tính năng sao chép cơ chế cấp ẩm tự nhiên của da, vì thế nó tương thích với mọi loại da.  Cơ chế này rất quan trọng với làn da bởi vì chẳng những giúp cho làn da căng mướt, mà vẻ tươi trẻ, đầy đặn, hay sự xuất hiện của nếp nhăn cũng chủ yếu phụ thuộc vào việc lượng nước trong tế bào. Đương nhiên cũng như nhiều khả năng khác trong cơ thể, theo thời gian hay do ảnh hưởng của môi trường mà chức năng cấp nước sẽ suy yếu dần.

    Tuy được được chứng nhận và sử dụng lâu đời, nhưng glycerin vẫn có thể gây châm chích do tác dụng ngược, hoặc đơn giản là dị ứng bởi vì glycerin có nguồn gốc thiên nhiên. Lý do cho glycerin có thể phản tác dụng là vì trong môi trường có độ ẩm thấp, glycerin không thể hút ẩm trong không khí, nó sẽ hút chất ẩm ở trong tế bào của bạn để đưa lên bề mặt dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng hơn.

    Hyaluronic Acid (HA)

    HA cấp ẩm cấp nước hiệu quả với da thiếu nước

    HA là loại chất tự nhiên trong cơ thể xuất hiện ở trên da, mắt và các khớp nối. Được biết hơn một nửa lượng HA ở trên da mặt, tạo cho da độ đàn hồi bằng cách duy trì nước trong phân tử, giúp da có đủ ẩm. Đó là lý do HA trở thành chìa khóa cho phụ nữ, những người khao khát làn da tươi trẻ, căng mịn.

    Tương tự như glycerin, HA cũng là chất hút ẩm và cũng nằm trong quy trình sản xuất tự nhiên của cơ thể, nhưng bị phai mòn theo thời gian hay môi trường. Tuy nhiên, khác với glycerin, HA không thể kiếm trong tự nhiên mà được tái tạo ở trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp lên men sinh học các vi khuẩn.

    Ngoài ra, HA cũng khá phổ biến với vai trò thành phần tiêm filler, vậy nên thực chất chúng ta có đến hai cách tiếp cận HA, bằng cách tiêm hoặc thoa ngoài. Viện nghiên cứu y học của Harvard chỉ ra rằng tinh chất HA tuy không có khả năng cải thiện nếp nhăn nếu không sử dụng cách tiêm, nhưng quả thật lại là một dưỡng chất tuyệt vời để cấp nước bởi vì khi bôi ngoài, HA sẽ lưu lại ở lớp thượng bì và hạ bì, hút một lượng nước gấp một nghìn lần lượng HA thẩm thấu vào tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc  lượng nước sẽ được làm đầy và lưu trữ hiệu quả ở những nơi có HA, đảm bảo tối đa da không bị khô, giảm thiểu khả năng lão hóa.

    Lactic Acid

    lactic acid cấp ẩm cấp nước hiệu quả AHA

    Lactic acid là một loại AHA được sử dụng dụng không cần chỉ định của bác sĩ. Chiết xuất xuất của lactic acid thực chất không phải từ sữa như lời đồn, mà là thành quả sau khi lên men từ các chất bột đường tinh bột như mía, đường, ngô, củ năng, hoặc các sản phẩm làm từ sữa. Ví dụ như yogurt, phô mai, đều có chứa lactic acid.

    Được biết lactic acid có các khả năng như tẩy tế bào bào chết, làm sáng da, cải thiện vùng da không đều màu (như thâm mụn) và làm mờ vết nhăn. Cụ thể, WebMD cho biết lactic acid tác động vào da bằng cách tăng khả năng tái tạo tế bào trên da, rũ bỏ lớp da chết và giúp lớp da non lộ rõ hơn. 

    Ơ nhưng mà một sản phẩm tẩy tế bào chết tại sao lại được bỏ vào một list cấp nước? Ngạc nhiên đúng không, tuy cùng thuộc dòng AHA, nhưng lactic acid lại có nhiều tính năng vượt trội hơn anh em còn lại ở chỗ có khả năng cấp nước tự nhiên bằng cách báo hiệu cho tế bào tăng thêm lượng HA đang bị mất dần, giúp dưỡng ẩm từ sâu bên trong. Tóm lại, lactic acid là một sản phẩm đa năng, có thể tẩy tế bào chết, làm đều màu da và cấp nước cho tế bào từ bên trong với nhiều khả năng kèm theo của hoạt chất AHA.

    Ceramide

    ceramide cấp ẩm cấp nước hiệu quả cho da mất nước

    Nói một cách đơn giản thì ceramide là một loại acid béo hay còn gọi là lipid, và chiếm đến 50% kết cấu của da, chủ yếu nằm ở trên lớp thượng bì, góp phần quan trọng trong tính thẩm mỹ. Do nằm ở lớp trên cùng nên ceramide cũng mang rất nhiều nhiệm vụ quan trọng như đóng vai trò là chất keo gắn kết các tế bào lại với nhau để da trông mịn màng. Ngoài ra còn là chất dưỡng ẩm làm mềm da, giống một màn ngăn khóa lớp nước bên dưới bề mặt da và chống các tác động từ môi trường.

    Vốn là một phần tự nhiên của da mặt, đương nhiên cũng sẽ bị bào mòn bởi thời gian, môi trường và cách sinh hoạt, dần dà lượng ceramide sẽ giảm dần đi dẫn đến tình trạng lão hóa, da khô, rát hoặc đỏ mặt do mất nước. Thiếu đi lớp lipid có thể dẫn đến cả hai tình trạng da khô và da mất nước, thế nên Healthline xếp ceramide vào cả dạng sản phẩm cấp nước và cấp ẩm. Cơ chế bảo vệ lượng nước tự nhiên trong tế bào, vốn đã được cung cấp đầy đủ thông qua việc uống nước hằng ngày, tự thân đã là một thao tác “cấp nước tự nhiên”.

    Sodium PCA

    sodium pca chức năng cấp ẩm cấp nước hiệu quả cho da mất nước

    Sodium PCA, nghe tên lạ nhỉ? Để có trường liên tưởng gần gũi hơn về hoạt chất này, thay vì suy nghĩ sodium như một chất hóa học phức tạp xa xôi thì bạn có thể nhìn vào gương khi đọc bài viết này và vỡ lẽ rằng một trong hàng ti tỉ thứ cấu tạo nên mặt bạn bây giờ chính là sodium PCA. Phải, sodium PCA là thứ chiếm tận 12% trên gương mặt bạn, được cơ thể bạn sản sinh dưới dạng muối. Thế sodium PCA được sản sinh ra làm gì? 

    Tương tự như HA, sodium PCA đóng vai trò chất hút ẩm, và có khả năng cấp ẩm y hệt như cơ chế tự nhiên của cơ thể, tức là hút ẩm khắp mọi nơi, từ bên trong tế bào hay là ngoài không khí, tụ chúng vào một chỗ rồi khóa lại. Tuy nhiên sodium PCA giữ lượng nước ít hơn HA, chỉ gấp 250 lần với khối lượng nước mà thôi, còn HA thì đến 1000 lần.

    Sodium PCA cũng có những cơ chế ưu việt của riêng nó ví dụ như xuất xứ hay nguồn gốc, được chiết xuất chủ yếu là thực vật, dầu, trái cây như dừa hoặc rong biển. Đặc biệt độ lành tính của sodium PCA khá vượt trội, hầu như cực kì hiếm trường hợp bị kích ứng khi sử dụng hoạt chất và cho phép người dùng kết hợp nó với bất kỳ sản phẩm “mạnh” khác như acid nồng độ cao. Ngoài ra sodium PCA cũng góp phần ngăn chặn tác động đến lớp lipid bảo vệ da ở bề mặt, ngăn cho làn da bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.

    Kết luận

    Khi đã hiểu cơ chế làm việc, dưỡng ẩm, ngăn lão hóa của các sản phẩm dưỡng da, các bạn có thể sở hữu cho mình 2 sản phẩm dưỡng ẩm gồm serum hay lotion cấp nước và các loại kem cấp ẩm, cân bằng đủ lượng nước, lượng dầu và lớp lipid kiên cố ngoài cùng để có làn da căng, bóng, khỏe.

    Hy vọng với những thông tin về các thành phần cấp nước trong bài viết này, bạn sẽ sớm sở hữu cho mình một sản phẩm cấp nước "xịn sò" nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: