10 cách trị mụn nhọt ở tay an toàn, hiệu quả, không để lại thâm

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    10 cách trị mụn nhọt ở tay an toàn, hiệu quả, không để lại thâm

    Mụn nhọt ở tay có thể gây đau nhức, khó chịu. Dưới đây là 10 cách trị mụn nhọt ở tay an toàn, hiệu quả, không để lại thâm mà Blissberry tổng hợp, cùng tìm hiểu nhé.

    Mụn nhọt ở tay có thể gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là 10 cách trị mụn nhọt ở tay an toàn, hiệu quả, không để lại thâm mà Blissberry tổng hợp, cùng tìm hiểu nhé.

    Mụn nhọt là bệnh lý về da khá phổ biến, gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Mụn nhọt ở tay nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo thâm vĩnh viễn. Áp dụng ngay những cách trị mụn nhọt ở tay dưới đây để cải thiện tình trạng này.

    1. Vì sao nổi mụn nhọt ở tay?

    Mụn nhọt ở tay xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do hoạt động của nội tiết tố, hoặc các tác nhân ngoại cảnh như nhiễm khuẩn, lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn, dầu thừa, tế bào chết… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. 

    Ngoài ra, tay thường xuyên tiếp xúc với những bề mặt ở môi trường bên ngoài, hóa chất,... nhưng không được làm sạch và chăm sóc đúng cách  cũng là nguyên nhân gây mụn nhọt ở tay. Cuối cùng, nhọt ở tay còn là biểu hiện của một số bệnh lý về da khác như: Viêm da dị ứng, áp xe, u nang,...

    2. Cách trị mụn nhọt ở tay hiệu quả

    2.1 Trị mụn nhọt ở tay với lá trầu không

    Thời gian thực hiện: 15 phút
    Độ khó: trung bình

    Trong lá trầu không có chứa một số thành phần có tác dụng chống viêm như muối khoáng, Vitamin C, Tanin, chất xơ, cùng một số khoáng chất như: Canxi, kẽm,... giúp hỗ trợ điều trị và làm mờ các vết thâm mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, lá trầu không có tác dụng bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa hình thành mụn mới và cải thiện tình trạng da sau mụn.

    Nguyên liệu chuẩn bị: 

    • Lá trầu không

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Cắt nhỏ khoảng 2-3 lá trầu không tươi. 
    Bước 2: Sau đó đem đi đun sôi hoặc ngâm với nước sôi trong khoảng 10-15 phút cho tinh dầu trong lá tiết ra và hòa với nước.
    Bước 3: Dùng nước này rửa tay, đặc biệt là khu vực có chứa mụn nhọt, mụn mủ.
    Bước 4: Áp dụng liên tục từ 2-3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

    Lưu ý: 
    Cần rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
    Áp dụng đều đặn và kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
    Đối với mụn nhọt quá to thì nên tăng số lượng lá trầu không lên.

    2.2 Trị mụn nhọt ở tay với lá sen

    Thời gian thực hiện: 15 phút
    Độ khó: khó

    Theo đông y, lá sen có vị chát, có công dụng giảm sưng, tiêu viêm rất tốt nên được thường được dùng để điều trị và ngăn ngừa mụn nhọt an toàn, hiệu quả.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Lá sen
    • Gạo nếp

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Bạn lấy cuống của lá sen đem sắc lấy nước. Còn lá sen rửa sạch rồi đem giã nhuyễn cùng gạo nếp. 
    Bước 2: Dùng nước cuống lá sen rửa vùng da tay bị mụn nhọt. Còn hỗn hợp lá sen với gạo thì đắp lên vùng da bị nhọt. 
    Bước 3: Thực hiện ngày một lần để giảm tình trạng sưng, viêm của mụn nhọt.

    2.3 Trị mụn nhọt ở tay với lá mồng tơi

    Thời gian thực hiện: 15 phút
    Độ khó: trung bình

    Thành phần trong rau mồng tơi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da. Cụ thể, các vitamin nhóm B như B3, B6, B2 có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Thành phần anthocyanin giúp ngừa thâm, sẹo sau mụn. Cùng với nhiều vitamin A, D có tác dụng cấp ẩm giúp da luôn căng mượt, mịn màng. Kết hợp với muối trắng còn làm tăng khả năng kháng khuẩn và điều trị mụn.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Rau mồng tơi
    • Muối trắng

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Rửa sạch khoảng 5-7 lá rau mồng tơi. Sau đó giã nhuyễn cùng 1 thìa canh muối trắng.
    Bước 2: Làm sạch vùng da tay có chứa mụn nhọt, đắp trực tiếp hỗn hợp lên các nốt nhọt.
    Bước 3: Để yên trong 15 phút, rồi dùng nước rửa sạch..

    Lưu ý: 
    Muối có tính sát khuẩn cao, nên có thể gây khô da và kích ứng.
    Áp dụng cách này ngày khoảng từ 2-3 lần.

    2.4 Trị mụn nhọt ở tay với nha đam

    Thời gian thực hiện: 30 phút
    Độ khó: khó

    Trong nha đam (lô hội) có chứa glycoprotein cùng glycerin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp chữa lành các nốt mụn hiệu quả. Do đó, nha đam được xem là phương pháp trị mụn nhọt đơn giản, an toàn.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Nha đam

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Nha đam rửa sạch và loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. 
    Bước 2: Làm vùng da bị mụn nhọt ở tay. Lấy phần gel nha đam đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
    Bước 3: Giữ nguyên trong 15-30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

    Lưu ý: 
    Có thể áp dụng kết hợp nha đam với các nguyên liệu khác như mật ong, đường phèn,.. để làm tăng khả năng điều trị mụn  nhọt.

    2.5 Trị mụn nhọt ở tay với rau diếp cá

    Thời gian thực hiện: 20 phút
    Độ khó: dễ

    Diếp cá là loại rau có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao cùng khả năng làm se vết thương do mụn nhọt bị vỡ. Do đó, dùng rau diếp cá có tác dụng điều trị mụn nhọt hiệu quả đồng thời hỗ trợ làm sáng da, mờ thâm sẹo.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Rau diếp cá

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Lấy một vài lá rau diếp cá đem rửa sạch và để ráo nước. Có thể đem xay nhuyễn hoặc giã nát. 
    Bước 2: Rửa sạch vùng da tay có mụn nhọt, lấy nước cốt nguyên chất thoa lên các nốt mụn.
    Bước 3: Giữ nguyên trên da tầm 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.

    Lưu ý: 
    Không thực hiện quá 1-2 lần/tuần. 
    Có thể kết hợp thêm các nguyên liệu thiên nhiên khác như: Nha đam, chanh, muối,...

    2.6 Trị mụn nhọt ở tay với hạt đình lịch

    Thời gian thực hiện: 30 phút
    Độ khó: khó

    Theo giáo sư Phạm Hoàng Hộ tác giả của cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” cho biết, hạt đình lịch khi thử trong ống nghiệm có tác dụng kháng virus, giảm sưng và hút mủ của các nốt mụn nhọt, mụn mủ hiệu quả, dù chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Hạt đình lịch

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Ngâm hạt đình lịch với nước nóng cho nở ra và tạo chất nhầy kết dính.
    Bước 2: Vệ sinh vùng da có mụn nhọt, lấy hỗn hợp ép thành khối rồi đắp lên các nốt mụn. 
    Bước 3: Để trên da trong 30-60 phút, sau đó rửa sạch với nước.

    Lưu ý: 
    Thực hiện 1 lần/ngày trong khoảng 3-7 ngày cho đến khi mủ trong các nốt mụn nhọt được đẩy lên hoàn toàn.

    2.7 Trị mụn nhọt ở tay với lá khoai lang

    Thời gian thực hiện: 20 phút
    Độ khó: khó

    Lá khoai lang là loại rau ăn lá khá phổ biến và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng lợi mật, giải độc,.. Ngoài ra nhờ hàm lượng axit cao có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn nên lá khoai lang được dùng làm phương thức trị mụn nhọt rất tốt.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Lá khoai lang
    • Nước muối
    • Muối trắng

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Lá khoai lang rửa sạch với nước muối rồi để ráo. Sau đó đem giã nát cùng một ít muối trắng.
    Bước 2: Rửa sạch vùng da bị nhọt ở tay, lấy một ít hỗn hợp đắp lên các nốt mụn.
    Bước 3: Giữ nguyên trên da trong 15-20 phút rồi dùng nước rửa sạch.

    Lưu ý: 
    Thực hiện 2 lần/ngày trong khoảng 2-3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
    Không để trên da quá lâu sẽ làm phản tác dụng.

    2.8 Trị mụn nhọt ở tay với sâm ngọc linh

    Thời gian thực hiện: 15 phút
    Độ khó: khó

    Theo một số nghiên cứu, trong lá của cây Sâm ngọc linh có chứa thành phần methionine và cysteine có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Hàm lượng vitamin dồi dào trong sâm ngọc linh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho da và hạn chế sự xuất hiện mụn nhọt. Sâm ngọc linh còn giúp làm mờ các vết sẹo thâm do mụn và phục hồi da nhanh chóng nhờ khả năng oxy hóa mạnh.

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Sâm ngọc linh

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Lá sâm ngọc linh đem giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó thêm vào một ít muối để tăng khả năng sát khuẩn.
    Bước 2: Rửa sạch vùng da tay cần điều trị. Lấy hỗn hợp sâm ngọc linh thoa đều và massage lên các nốt nhọt trong 15 phút.
    Bước 3: Vệ sinh lại da với nước sạch và lau khô.

    Lưu ý: 
    Khuyến khích sử dụng cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Thực hiện 1 lần/ngày trong khoảng 2 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

    2.9 Trị mụn nhọt ở tay với lá dâm bụt

    Thời gian thực hiện: 25 phút
    Độ khó: khó

    Dâm bụt là một trong những thảo dược quý, các bộ phận của cây gồm hoa, lá, vỏ thân và rễ cây đều được dùng làm thuốc. Trong đông Y, dâm bụt không có độc, vị ngọt thường dùng làm các bài thuốc giúp thải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể.
    Đặc biệt, trong lá dâm bụt có chứa chất antoxyanozit có tác dụng trị nhọt, tiêu viêm, chống oxy hóa rất tốt. 

    Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Lá dâm bụt
    • Muối trắng

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Rửa sạch 2-3 lá của cây dâm bụt, đem đi giã nát cùng một ít muối.
    Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da tay có nhọt, đắp hỗn hợp lên các nốt mụn. 
    Bước 3: Để trên da sau khoảng từ 5-10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch lại.

    Lưu ý: 
    Thực hiện cách làm 1 lần/ngày

    2.10 Trị mụn nhọt ở tay với thuốc đặc trị

    Đối với tình trạng mụn nhọt sưng to, các phương pháp điều trị mụn bằng thiên nhiên hầu như không có hiệu quả. Trường hợp này bác sĩ sẽ yêu bạn dùng thêm các loại thuốc đặc trị: 

    • Mupirocin: Là loại kháng sinh có tác dụng điều trị các nốt mụn nhọt và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da.
    • Neomycin: Là thuốc dạng mỡ bôi được chỉ định điều trị mụn nhọt. Khi dùng cần sử dụng liều lượng vừa đủ, chỉ bôi thuốc lên các nốt mụn, không dùng cho vùng da bị nứt nẻ.
    • Acid fusidic: Có tác dụng làm sạch nhiễm trùng trên bề mặt da, được chỉ định để điều trị nhiễm trùng da do virus hay tụ cầu, liên cầu khuẩn và các vi sinh vật khác nhạy cảm với hoạt chất này.

    3. Lưu ý khi chữa mụn nhọt ở tay

    • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
    • Vùng da bị nhọt rất dễ nhiễm trùng, do đó cần dùng băng gạc y tế băng lại nhằm tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường.
    • Không sờ, nặn, gãi,... vùng da bị nhọt để tránh làm vỡ nốt nhọt gây viêm nhiễm.
    • Đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị nếu tình trạng mụn có tiến triển nặng, viêm nhiễm lan rộng, đau nhức kèm theo triệu chứng sốt.

    4. Các câu hỏi liên quan 

    4.1 Mụn nhọt ở tay có lây không?

    Tương tự các loại mụn khác, mụn nhọt ở tay có khả năng phát triển và lan rộng tại các vùng da khác nếu có dấu hiệu viêm nhiễm do điều trị không đúng cách.

    4.2 Mụn nhọt ở tay có phải là bệnh không?

    Mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm tại các nang lông do vi khuẩn tấn công. Ngoài ra chúng còn là dấu hiệu của các triệu chứng của một số bệnh về da như: 

    • Viêm da dị ứng xuất hiện với các vết sưng màu đỏ, gây đau nhức và ngứa.
    • U nang hạch tồn tại dưới dạng u nang hoặc túi chất lỏng ở các vị trí bàn tay và cổ tay. Dần phát triển to hơn tạo thành nhọt khi sờ vào cứng và đau nhức.
    • Áp xe là túi dịch mủ trên da được hình thành bởi cơ chế miễn dịch tự nhiên.
    • Canxi hóa tạo thành các vết sưng nhỏ hoặc lớn có màu trắng nhờ quá trình tích tụ canxi dưới da.

    4.3 Trẻ bị mụn nhọt ở tay phải làm sao?

    Trường hợp trẻ bị mụn nhọt ở tay ở thể nhẹ, bố mẹ có thể thực hiện các cách trị mụn nhọt ở tay sau đây để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lây lan:

    • Tắm rửa thường xuyên, vệ sinh vùng da tay bị nhọt nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh làm tổn thương các nốt mụn, gây nguy cơ viêm nhiễm.
    • Cách ly vùng da bị nhọt bằng băng gạc vô trùng.
    • Vệ sinh các nốt mụn nhọt bị vỡ bằng betadine.
    • Đối với mụn nhọt ở thể nặng, sưng to và nguy hiểm, cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

    4.4 Làm sao ngăn ngừa mụn nhọt ở tay?

    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có tác dụng làm sạch kết hợp kháng khuẩn.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học.
    • Không sử dụng chung các vật dụng đồ dùng cá nhân của người khác, đặc biệt là người bệnh để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.
    • Chăm sóc và điều trị các vết thương hở trên da như: Vết xước, vết côn trùng cắn,... để tránh nhiễm trùng.
    • Trường hợp mắc các bệnh lý mạn tính về da như bệnh vảy nến cần được kiểm soát kịp thời.
    • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận hay các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm cần được theo dõi và điều trị.

    Trên đây là 10 cách trị mụn nhọt ở tay an toàn, hiệu quả, không để lại thâm mà Blissberry chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những mẹo trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở tay hiệu quả.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: