12 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn, cực hiệu quả

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    12 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn, cực hiệu quả

    Mụn cóc là một bệnh da liễu khá phổ biến, dù lành tính nhưng vẫn khiến nhiều người ám ảnh do tính mất thẩm mỹ của da. Vậy có những biện pháp nào để trị mụn cóc triệt để?

    Mụn cóc là một bệnh da liễu rất hay gặp. Dù lành tính nhưng loại mụn này vẫn khiến nhiều người ám ảnh vì sự khó chịu và tính mất thẩm mỹ của chúng. Vậy làm sao để điều trị mụn cóc triệt để, an toàn? Cùng Blissberry tìm hiểu ngay ở bài viết sau đây nhé!

    1. Cách trị mụn cóc từ yếu tố bên trong

    Người bị mụn cóc nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống vì khi bị mụn cóc, một số loại thực phẩm nếu bạn ăn hay uống vào có thể làm giảm hoặc cản trở quá trình điều trị bệnh, từ đó giảm hiệu quả.

    Khi bị mụn cóc, bạn nên chú ý kiêng những đồ ăn cay nóng, rau muống, thịt gà, trứng, nếp, đồ uống có gas, cồn… Bên cạnh đó, người bị mụn cóc nên bổ sung vào chế độ ăn các loại vitamin, chất xơ như rau xanh và trái cây, có thể sử dụng nước ép hoa quả.

    2. Cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản

    Hầu hết mụn cóc sẽ tự biến mất sau một thời gian xuất hiện mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, thực tế cũng có một vài trường hợp mụn cóc bị lây lan nhanh sang nhiều vùng da khác nhau. Vì vậy, để tiêu diệt mụn triệt để thì bạn có thể áp dụng các cách điều trị mụn cóc từ các nguyên liệu từ thiên nhiên.

    2.1. Trị mụn cóc với tỏi

    • Thời gian thực hiện: 3 tiếng
    • Độ khó: Vừa

    Tỏi có thành phần chính là allicin - một loại kháng sinh thực vật - có tính kháng khuẩn và chống nấm cao. Vì vậy bạn có thể tận dụng khả năng này của tỏi để trị cái nốt mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • Khoảng 5 tép tỏi.
    • Nước ấm.
    • Cối giã.

    Các thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch các tép tỏi.
    • Bước 2: Giã nát tỏi, xong lấy nước cốt thoa lên các nốt mụn.
    • Bước 3: Để yên trong khoảng 2 - 3 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

    2.2. Trị mụn cóc với quả sung

    • Thời gian thực hiện: 45 phút
    • Độ khó: Vừa

    Quả sung có nhiều tác dụng trong việc giải độc, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Quả sung còn có thể dùng để trị mụn nhờ có các chất chống oxy hóa, kháng virus, giúp làm xẹp mụn cóc, ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Nguyên liệu:

    • Từ 1-2 quả sung còn tươi, nhiều mủ bên trong.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch quả sung, cắt ra lấy phần mủ bên trong.
    • Bước 2: Bôi trực tiếp lên mụn cóc phần nhựa quả sung.
    • Bước 3: Để khoảng 40 phút, sau đó rửa sạch lớp mủ đi.

    Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần chú ý che chắn phần da bị mụn cóc cẩn thận, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

    2.3. Trị mụn cóc với lá tía tô

    • Thời gian thực hiện: 20 phút
    • Độ khó: Dễ

    Lá tía tô là một loại lá có vị cay, chứa nhiều hoạt chất giúp cân bằng điều tiết ở da và ức chế vi khuẩn nên có thể hạn chế tác động từ virus HPV - loại virus gây ra mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • 200g lá tía tô.
    • Cối giã hoặc máy xay sinh tố.
    • Băng gạc.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Làm sạch da, chườm trước nước nóng để giúp loại bỏ lớp da sần sùi của mụn cóc.
    • Bước 2: Rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lá tía tô. Xong chia phần lá này thành 2 phần: một phần để uống và một phần để chấm mụn.
    • Bước 3: Đắp phần lá tía tô xay hoặc giã nát lên vết mụn.
    • Bước 4: Để yên trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

    2.4. Trị mụn cóc với giấm táo

    • Thời gian thực hiện: 4 tiếng
    • Độ khó: Vừa

    Nhờ thành phần axit malic và axit lactic mà giấm táo có thể giúp ăn mòn mụn cóc, ngăn chặn sự lây lan của virus HPV.

    Nguyên liệu:

    • Một chén nhỏ giấm táo.
    • Bông y tế hoặc bông tẩy trang.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước sạch theo tỉ lệ 1: 3.
    • Bước 2: Dùng bông thấm dung dịch giấm táo, sau đó bôi trực tiếp vào nốt mụn cóc. Bôi tới đâu thì dùng băng gạc băng kín lại trong vòng 3 - 4 giờ.

    Lưu ý: Nếu vùng da có mụn cóc có vết thương hở thì không được áp dụng phương pháp này để tránh gây tổn thương.

    2.5. Trị mụn cóc với vỏ chuối

    • Thời gian thực hiện: 10 phút
    • Độ khó: Dễ

    Chuối là một loại trái cây quen thuộc, dễ kiếm, lại rẻ nhưng lại chúng lại vô cùng hiệu quả trong việc điều trị mụn mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • Một quả chuối.

    Các thực hiện:

    • Bước 1: Tách quả chuối lấy vỏ.
    • Bước 2: Cắt nhỏ vỏ chuối.
    • Bước 3: Dùng vỏ chuối đã cắt nhỏ chà xát lên vết mụn trong vòng 5-7 phút.

    2.6. Trị mụn cóc với ngâm nước nóng

    • Thời gian thực hiện: 5 phút
    • Độ khó: Dễ

    Nước nóng có thể giúp làm mềm mụn cóc, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

    Nguyên liệu:

    • Nước nóng (lưu ý không để nhiệt độ quá nóng để tránh gây bỏng da).
    • Muối tinh hoặc giấm trắng.
    • Khăn tay.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Pha nước nóng vừa phải. Thêm một chút muối tinh hoặc giấm trắng vào nước để tăng khả năng kháng khuẩn.
    • Bước 2: Dùng khăn tay thấm nước nóng rồi chườm lên vùng da có mụn, mỗi lần chườm giữ khoảng 1 phút.

    2.7. Trị mụn cóc với lô hội

    • Thời gian thực hiện: 5 phút
    • Độ khó: Dễ

    Lô hội là một nguyên liệu thiên nhiên có rất nhiều công dụng cho da, đặc biệt là trong việc điều trị mụn cóc nhờ vào thành phần giàu vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa.

    Nguyên liệu:

    • Khoảng 2 - 3 lá lô hội tươi.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch lá lô hội.
    • Bước 2: Bẻ lá lô hội để cho chất nhựa nhỏ lên trên các nốt mụn.
    • Bước 3: Để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

    2.8. Trị mụn cóc với mầm khoai tây tươi

    • Thời gian thực hiện: 10 phút
    • Độ khó: Dễ

    Đây là phương pháp trị mụn cóc khá ít người biết đến. Mầm khoai tây có khả năng hạn chế những nốt mụn cóc gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là mụn cóc ở tay và chân.

    Trị mụn cóc với mầm khoai tây tươi

    Nguyên liệu:

    • Khoảng 3 củ khoai tây tươi có mầm.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch các củ khoai tây.
    • Bước 2: Cắt mầm khoai tây tươi ra, sau đó chà xát vào vùng da bị mụn cóc. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng nhiều lần trong một ngày.

    2.9. Trị mụn cóc với lá húng quế

    • Thời gian thực hiện: 15 phút
    • Độ khó: Dễ

    Lá húng quế là một loại gia vị quen thuộc, có mùi rất thơm. Húng quế còn là cây thuốc thông dụng, giúp phòng trị nhiều bệnh, nhờ vào các hợp chất kháng khuẩn, diệt virus có trong lá.

    Nguyên liệu:

    • 200gr lá húng quế.
    • Cối giã.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch lá húng quế, sau đó đem giã nát.
    • Bước 2: Đắp trực tiếp phần lá giã nát lên mụn cóc.
    • Bước 3: Để yên cho tới khi bã khô lại, sau đó gỡ ra và đắp phần lá giã mới lên.
    • Bước 4: Bạn làm như thế thêm 3 lượt nữa.

    2.10. Trị mụn cóc với trái nhàu

    • Thời gian thực hiện: qua đêm
    • Độ khó: Vừa

    Trong trái nhàu chứa các chất dinh dưỡng giúp trị mụn cóc hiệu quả tức thì, có tác dụng đổi mới tế bào và phục hồi những vùng da bị mụn cóc.

    Nguyên liệu:

    • Trái nhàu chín.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Chọn trái nhàu thật chín, có màu trắng hồng.
    • Bước 2: Bóc bỏ phần vỏ, nạo cho thịt vàng vào bát, xong dầm nhuyễn.
    • Bước 3: Thoa phần thịt trái nhàu vừa dầm nhuyễn lên vùng da bị mụn cóc.
    • Bước 4: Dùng băng gạc băng phủ lại các vị trí vừa phết nhàu lên.
    • Bước 5: Có thể để qua đêm, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước ấm.

    2.11. Trị mụn cóc với nhựa đu đủ

    • Thời gian thực hiện: 1-2 tiếng
    • Độ khó: Vừa

    Đu đu là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, có thể được tận dụng để điều trị mụn cóc ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả.

    Nguyên liệu:

    • 1 quả đu đủ xanh.
    • Khăn bông hoặc khăn sạch.
    • Bông tẩy trang hoặc bông y tế.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa xanh đu đủ, cắt hoặc châm những vết nhỏ trên vỏ đu đủ cho tới khi thấy những lớp mủ trắng chảy ra.
    • Bước 2: Hứng những giọt nhựa chảy vào cốc, trộn với một chút nước sạch
    • Bước 3: Bôi nhựa lên vùng da có mụn cóc.
    • Bước 4: Chờ khoảng 1-2 tiếng cho tới khi phần mụn được bôi khô. Sau đó bạn hãy rửa lại vùng da vừa bôi bằng nước sạch.

    3. Cách trị mụn cóc với thuốc đặc trị

    Bên cạnh sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị mụn cóc. Một số loại thuốc đặc trị mụn có phổ biến như:

    • Thuốc chứa Acid salicylic: Acid salicylic là một hoạt chất được dùng để bạt sừng, giúp loại bỏ lớp ngoài cùng của da, có thể sát khuẩn nhẹ và hỗ trợ làm mềm da. Acid salicylic thường được chỉ định với nồng độ phù hợp với tình trạng mụn, được điều chế dưới dạng miếng dán, kem, gel, thuốc mỡ hoặc dạng đậm đặc đóng chai.
    • Thuốc trị mụn cóc Inozium: là một loại thuốc được kê theo toa, có chứa hai thành phần chính là Betamethasone Dipropionate và salicylic acid, được điều chế dưới dạng kem bôi sử dụng ngoài da.
    • Thuốc Cantharidin: Cantharidin là một chất béo không màu, không mùi, thường được sử dụng trong việc điều trị mụn cóc và ngăn ngừa mụn cóc phát triển.

    4. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc hiệu quả

    Mụn cóc rất khó để ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc phải chúng. Vì virus HPV thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt, nên để phòng ngừa mụn cóc hiệu quả thì bạn cần chú ý thực hiện:

    • Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với những người bị mụn cóc.
    • Không sờ vào các vết mụn cóc trên cơ thể.
    • Không nhặt hoặc gãi mụn cóc.
    • Che mụn cóc lại bằng băng.
    • Luôn giữ cho bàn tay và bàn chân luôn được khô ráo.
    • Mang dép khi bạn ở trong phòng thay đồ hoặc phòng tắm chung.

    Vừa rồi là những cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn mà hiệu quả mà Blissberry muốn giới thiệu đến các bạn. Mụn cóc thường không nguy hiểm, mà ngày càng có nhiều cách trị mụn cóc hiệu quả mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc bạn áp dụng thành công và có thể trị triệt để mụn cóc nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: