8 cách trị mụn nang dưới cằm đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    8 cách trị mụn nang dưới cằm đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên

    Có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên cho hiệu quả trị mụn nang dưới cằm tốt, cách thực hiện đơn giản, nhanh gọn. Mời bạn tham khảo các cách trị mụn cụ thể qua bài viết sau.

    Cằm là một trong những khu vực thường xuyên nổi mụn nang, nguyên nhân do đâu là bạn nổi mụn nang dưới cằm? Có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên nào điều trị mụn nang hiệu quả? Trong quá trình chữa trị loại mụn này nên lưu ý những vấn đề gì? Mời bạn tìm câu trả lời trong nội dung Blissberry tiết lộ trong nội dung bên dưới nhé!

    1. Vì sao nổi mụn nang dưới cằm? 

    Khi lượng dầu ở vùng cằm tiết ra quá độ kết hợp cùng các mảng bám, bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông. Hơn nữa, nhiều người có thói quen thích sờ cằm, lấy tay để chống mặt khi suy tư, làm việc. Từ đó, khiến vùng cằm tích tụ thêm chất bẩn, phát tán dầu dư thừa, tạo điều khiển cho mụn nang hình thành.

    Ngoài ra, nguyên nhân mọc mụn nang dưới cằm có thể là sự rối loạn nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ. Yếu tố di chuyển từ bố mẹ, nặn mụn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh. Rửa mặt, tẩy trang không sạch, tồn đọng mỹ phẩm trên mặt, sử dụng sản phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm kém chất lượng, da nhiễm Corticoid,... 

    2. Cách trị mụn nang dưới cằm hiệu quả

    2.1 Trị mụn nang dưới cằm với lá sen tươi

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong lá sen có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị mụn nang dưới cằm hữu hiệu. Tạo mặt nạ lá sen tươi với gạo nếp bổ sung dưỡng chất cho làn da của bạn khỏe mạnh, mịn màng. Xóa sạch các vết nám, sạm, làm chậm quá trình lão hóa da. 

    Nguyên liệu

    • Lá sen tươi.
    • Gạo nếp.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lá sen tươi rửa sạch trộn với gạo nếp nấu chín (hoặc mua cơm nếp ở ngoài quán ăn, không thêm gia vị) và giã nát.
    • Bước 2: Rửa sạch vùng da mụn, sau đó thoa hỗn hợp lên mặt để nguyên trong 15 phút.
    • Bước 3: Sau khi hết 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

    Lưu ý

    • Áp dụng biện pháp trị mụn này 2 lần/ngày sẽ thấy tình trạng mụn cải thiện theo thời gian.

    2.2 Trị mụn nang dưới cằm với lá trà xanh

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Lá trà xanh có lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây mụn hình thành, phát triển, giảm mụn, thâm. Thành phần Tanin kết hợp với acid amin trong cơ thể giúp kiểm soát tuyến bã nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông. Vitamin B có trong lá trà xanh giúp kích thích tăng sinh Collagen, cho da săn chắc, trẻ trung. Vitamin E giúp khôi phục da tổn thương do mụn, dưỡng da sáng đẹp.

    Nguyên liệu

    • Lá trà xanh.
    • Nước sạch.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lấy khoảng 5 lá trà xanh tươi rửa sạch, vò nhàu, cho vào nồi thêm nước sạch lượng vừa phải, đun sôi trong 15 phút.
    • Bước 2: Đợi khi nước trà nguội còn khoảng 40 độ C thì bạn dùng để rửa vùng cằm nổi mụn nang.

    Lưu ý

    • Kiên trì rửa mặt với nước trà xanh 2 - 3 lần mỗi tuần để loại bỏ mụn và dưỡng da tốt hơn.

    2.3 Trị mụn nang dưới cằm với lá dâu tằm

    • Thời gian thực hiện: 45 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Nếu trong vườn nhà bạn có sẵn lá dâu tằm, hãy tận dụng nó để điều trị mụn nang ngay. Bởi loại lá cây này giúp loại bỏ da chết, đánh bật các nốt mụn cứng đầu, thúc đẩy tái tạo da mới. Lá dâu tằm còn giúp nuôi dưỡng da sáng đẹp, làm mờ các vết tàn nhang, vết nám xấu xí trên mặt bạn dễ dàng.

    Nguyên liệu

    • Lá dâu tằm.
    • Nước sạch.
    • Nồi.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Ngâm nước muối một ít lá dâu tằm trong 5 phút rồi rửa sạch lá.
    • Bước 2: Cho lá dâu tằm vào nồi nấu sôi lên với nước sạch trong tầm 20 phút rồi loại bỏ lá, lấy nước.
    • Bước 3: Dùng nước này làm sạch vùng da cần điều trị.
    • Bước 4: Để trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch.

    2.4 Trị mụn nang dưới cằm với khổ qua

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Để giải quyết nốt mụn nang bên dưới cằm của mình dễ dàng bằng nguyên liệu thiên nhiên thì bạn nhất định nên thử sử dụng khổ qua. Thực phẩm có công dụng trị mụn cực ấn tượng, khi có thể diệt trừ vi khuẩn, các tác nhân gây mụn, làm dịu da kích ứng do mụn. Đồng thời giúp điều tiết bã nhờn, tăng cường dưỡng ẩm, giúp chống khô da, ngừa mụn, ngừa thâm sẹo. Tạo mặt nạ với sữa tươi giúp nâng cao khả năng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, dưỡng da sáng mịn hơn.

    Nguyên liệu

    • Khổ qua.
    • Sữa tươi không đường.
    • Máy xay sinh tố.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lấy 1 trái khổ qua rửa sạch, cắt ra và cạo bỏ ruột bên trong, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
    • Bước 2: Trộn khổ qua vừa xay với 2 muỗng sữa tươi không đường.
    • Bước 3: Làm sạch vùng cằm nổi mụn nang, bôi hỗn hợp khổ qua và sữa tươi lên và để trong 30 phút.
    • Bước 4: Hết 30 phút, bạn massage nhẹ nhàng rồi rửa mặt thật sạch.

    Lưu ý

    • Nên thực hiện công thức điều trị mụn với khổ qua này 2 đến 3 lần mỗi tuần.

    2.5 Trị mụn nang dưới cằm với nha đam

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Nha đam chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn xâm nhập, se khít lỗ chân lông, giảm mụn hình thành. Nha đam còn giúp giảm sưng đỏ, kháng viêm, thổi bay thâm sạm. Công thức trị mụn nang ở cằm dùng nha đam này còn kết hợp với nguyên liệu nước vo gạo. Mang đến hiệu quả làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm, giúp da khỏe đẹp hơn. 

    Nguyên liệu

    • Nha đam.
    • Nước vo gạo.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Nha đam rửa sạch, bóc ra lớp vỏ, lấy thịt nha đam và chiết 1 nửa chén gel trộn với 4 thìa nước vo gạo để tạo ra một hỗn hợp sền sệt.
    • Bước 2: Làm sạch vùng cằm mọc mụn, sử dụng tay sạch hoặc cọ để bôi hỗn hợp lên.
    • Bước 3: Đợi sau 15 đến 20 phút mới loại bỏ mặt nạ bằng nước lạnh.

    Lưu ý

    • Mặt nạ này cho hiệu quả tốt khi bạn áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần.

    2.6 Trị mụn nang dưới cằm với bột tỏi

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Không chỉ là một gia vị nấu ăn mà bột tỏi còn có nhiều công dụng trong việc điều trị mụn nang ở cằm. Nhờ có tính sát trùng, chống viêm, làm khô cồi mụn nhanh, hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông hiệu quả. Khi rửa mặt với bột tỏi, tinh dầu oải hương, nước cốt chanh và giấm ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình điều trị mụn, chữa lành vết thương trên da nhanh chóng, cung cấp độ ẩm, giúp làn da sáng mịn, khỏe mạnh hơn.

    Nguyên liệu

    • Bột tỏi.
    • Chanh.
    • Tinh dầu oải hương.
    • Giấm.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt, pha với bột tỏi, tinh dầu oải hương và giấm với tỉ lệ phù hợp.
    • Bước 2: Lấy hỗn hợp này để rửa vùng cằm đang mọc mụn nang.
    • Bước 3: Sau khi rửa xong, bạn rửa lại lần nữa với nước sạch.

    Lưu ý

    • Phương pháp trị mụn này có thể sử dụng mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn nang.

    2.7 Trị mụn nang dưới cằm với giấm táo

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Giấm táo cũng rất thích hợp để sử dụng trị mụn nang, bởi nguyên liệu này giúp khử trùng, kháng khuẩn tự nhiên cho da. Giấm táo quét sạch các cặn bẩn, làm sạch, thoáng bề mặt da, ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc. Dùng giấm táo còn giúp cân bằng độ pH, khôi phục da, điều trị, hạn chế mụn tái phát.

    Nguyên liệu

    • Giấm táo.
    • Nước sạch.
    • Bông gòn.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Pha giấm táo với nước sạch theo tỉ lệ 1:2.
    • Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị, sau đó lấy miếng bông gòn thấm dung dịch này và thoa lên da.
    • Bước 3: Vỗ nhẹ cho dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn, để nguyên trong 10 phút.
    • Bước 4: Sử dụng nước ấm để loại bỏ giấm táo trên vùng cằm.

    Lưu ý

    • Biện pháp trị mụn này nên áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần để có kết quả như ý.

    2.8 Trị mụn nang dưới cằm với dưa leo

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong dưa leo chứa hơn 90% nước, ngoài ra còn chứa nhiều hoạt chất giúp loại bỏ tế bào da chết, giảm sưng viêm ở nốt mụn. Dưa leo còn giúp tăng cường độ ẩm, hạn chế da sần sùi, thô ráp, dưỡng da ẩm mượt tự nhiên. Phối hợp dùng với mật ong có tính kháng khuẩn tốt, giúp xoa dịu da mụn, làm mờ vết thâm, nám, tăng tốc độ phục hồi, cho da láng mịn, hồng hào hơn. 

    Nguyên liệu

    • Dưa leo.
    • Mật ong.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Làm sạch dưa leo, cắt nhỏ, giã nát. Trộn dưa leo giã nát với mật ong theo tỉ lệ 1:1.
    • Bước 2: Rửa vùng cằm sạch sẽ, thoa hỗn hợp dưa leo và mật ong lên cằm để trong 15 phút.
    • Bước 3: Sau 15 phút, bạn rửa lại bằng nước mát.

    Lưu ý

    • Thực hiện cách ngày với tần suất 1 lần để loại bỏ nốt mụn nang dễ dàng trên vùng cằm của bạn.

    3. Lưu ý khi chữa mụn nang dưới cằm

    Một điều bạn cần chú ý trong quá trình chữa trị mụn nạng dưới cằm là chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa. Bởi sữa có tác dụng kích thích nội tiết tố phát triển nên giảm dùng sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn tốt hơn. 

    Cố gắng không chạm tay vào nốt mụn, làm sạch da hằng ngày để loại bỏ các vi khuẩn gây mụn. Khi sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm trị mụn chỉ nên tập trung vào vùng da đang mọc mụn, không nên thoa lên các vùng da khác. Vì có thể làm khô da, gây tổn thương cho vùng da không mụn. 

    Nếu cảm thấy mụn không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, các sản phẩm trị mụn mà bạn đã lựa chọn. Lúc này nên liên hệ bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị mụn nang theo liệu trình phù hợp, loại bỏ mụn và tăng cường bảo vệ da mặt bạn tốt hơn. 

    4. Các câu hỏi liên quan

    4.1 Có nên nặn mụn nang dưới cằm?

    Dù bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu vì nốt mụn nang dưới cằm như thế nào đi nữa, hãy ghi nhớ là tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà. Bởi hành động tưởng chừng như rất đơn giản này có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, khiến tình trạng mụn thêm nặng hơn. 

    Nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các tổn thương khác trên da và khi mụn lành lại có thể tạo ra vết thâm sẹo. Nên thay vì nặn, bạn hãy chăm sóc da sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp, được bác sĩ khuyến cáo để loại bỏ mụn an toàn, tiện lợi. 

    4.2 Mụn nang dưới cằm có lây không?

    Bất cẩn trong việc chăm sóc, nặn mụn không đúng cách có thể lây lan mụn nang sang vùng da lân cận, khiến mụn nổi nhiều hơn ở vùng cằm và thậm chí là những vùng da khác trên khuôn mặt của bạn. Để hạn chế mụn lan rộng bạn nên chú ý chăm sóc cẩn thận, không tự ý nặn mụn. 

    4.3 Mụn nang dưới cằm có nguy hiểm không?

    Nếu kịp thời lưu ý và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách thì nốt mụn nang ở cằm sẽ thuyên giảm và không gây nguy hiểm cho bạn. Ngược lại nếu chủ quan không trị mụn kịp thời, làm mụn lây lan, nhiễm trùng ngày càng trầm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của da. Nặng hơn còn có thể tạo nên nhiều sự tiêu cực cho sức khỏe, tình mạng, tốn nhiều thời gian, tiền bạc cho việc điều trị. 

    4.4 Làm sao ngăn ngừa mụn nang dưới cằm?

    Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch cằm và toàn bộ khuôn mặt 2 lần/ngày. Trước khi rửa mặt nên tẩy trang kỹ càng, loại bỏ da chết đều đặn mỗi tuần 2 lần. Hạn chế ăn các món có nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch cho da. 

    Hạn chế để tóc tiếp xúc với vùng cằm, nhất là tóc bẩn khi chạm vào cằm sẽ chuyển chất bẩn từ tóc sang cằm, dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Không chạm tay vào cằm, giặt chăn gối, nệm thường xuyên. Chọn kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trang điểm phù hợp với loại da của bạn. Tránh thức quá khuya, không để tâm trạng thường xuyên căng thẳng, stress sẽ giúp ngăn ngừa mụn nang ở cằm hiệu quả. 

    Tham khảo toàn bộ các thông tin về mụn nang dưới cằm cũng như những câu hỏi liên quan đến loại mụn này được nhiều người quan tâm. Mong rằng cho bạn sẽ không còn lo lắng mà có hướng chăm sóc mụn nang phù hợp để xóa sạch nốt mụn dễ dàng, bảo vệ da an toàn hơn nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: