8 cách trị mụn nang ở má an toàn, đơn giản, vô cùng hiệu quả

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    8 cách trị mụn nang ở má an toàn, đơn giản, vô cùng hiệu quả

    Trong bài viết này, Blissberry giới thiệu cho bạn 8 cách trị mụn nang ở má an toàn với các nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản mà lại cho hiệu quả cao.

    Mụn nang ở má được nhiều người đánh giá là khó điều trị nhưng nếu bạn biết cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên này. Đảm bảo không mất bao nhiêu thời gian là có thể loại bỏ mụn nang tiện lợi, không để lại vết thâm sẹo trên da mặt. Nếu biết đó là nguyên liệu thiên nhiên nào, mời bạn tham khảo nội dung sau.

    1. Vì sao nổi mụn nang ở má? 

    Nguyên nhân chính yếu gây ra mụn nang ở má là do bã nhờn dư thừa tích tụ với bụi bẩn, da chết, vi khuẩn gây mụn kẹt lại trong lỗ chân lông. Nốt mụn sẽ dần hình thành, phát triển quanh nang lông, thường sưng to, có chứa dịch mủ. Mụn nang có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng hay gặp hơn cả là ở độ tuổi dậy thì. 

    Những người thiếu niên, có hormone Androgen phát triển mạnh, làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức ở vùng má, tiết ra nhiều dầu nhờn làm lỗ chân lông bị bít tắc, dễ gây mụn nang. Phụ nữ vào các chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, đang mang thai, mắc hội chứng đa nang buồng trứng có sự thay đổi về hormone cũng có thể mọc mụn nang trên má.

    2. Cách trị mụn nang ở má hiệu quả

    2.1 Trị mụn nang ở má với bột bắp

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Hiện nay có rất nhiều phương thức mà bạn có thể sử dụng để giải quyết mụn nang mọc trên vùng má của mình. Một trong những nguyên liệu mà bạn nên ưu tiên lựa chọn là bột bắp hay bột ngô. Loại bột này không chỉ hữu dụng cho việc nấu ăn mà với khả năng hạn chế bít tắc lỗ chân lông, điều tiết tuyến dầu nhờn. Bột bắp giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra mụn, làm sạch da và điều trị mụn nang hiệu quả. 

    Nguyên liệu

    • Bột bắp.
    • Nước ấm.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Trộn một lượng vừa phải bột bắp với nước ấm sao cho tạo ra hỗn hợp sánh mịn.
    • Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da mụn.
    • Bước 3: Giữ nguyên trong 30 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

    Lưu ý

    • Phương pháp loại bỏ mụn nang trên má với bột bắp nên thực hiện tối thiểu 2 lần mỗi tuần.

    2.2 Trị mụn nang ở má với lá trà xanh

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Lá trà giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, điều tiết bã nhờn, se nhỏ lỗ chân lông hỗ trợ điều trị mụn, giảm thâm. Trong lá trà chứa vitamin B, E giúp phục hồi tổn thương trên da, thúc đẩy sản xuất Collagen, giảm các dấu hiệu lão hóa, dưỡng da căng mịn, tươi trẻ hơn.

    Nguyên liệu

    • Lá trà xanh.
    • Nước sạch.
    • Nồi.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch 4 - 5 lá trà xanh, vò nát sau đó cho lá trà vào nồi nước sạch, nấu lên trong khoảng 15 phút.
    • Bước 2: Sau đó tắt bếp, chờ cho nước trà nguội dần đến mức nhiệt 40 độ C thì bạn sử dụng nước trà đó để rửa sạch vùng mụn nang ở má.

    Lưu ý

    • Rửa mặt với nước trà xanh tươi 2 - 3 lần/tuần để có kết quả như ý.

    2.3 Trị mụn nang ở má với chanh tươi

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Chanh tươi có tính sát trùng cao, giúp xóa sạch lớp da chết, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn ở sâu trong lỗ chân lông. Làm mờ các vết thâm nám trên mặt, hỗ trợ điều trị mụn. Hơn 80% lượng nước có trong chanh giúp bổ sung độ ẩm, làm sáng, đều màu da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da. 

    Nguyên liệu

    • Chanh.
    • Bông gòn.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Vắt chanh lấy nước cốt.
    • Bước 2: Làm sạch vùng da mụn rồi lấy bông gòn thấm nước cốt chanh chấm lên nốt mụn, nên mát xa nhẹ tay để các dưỡng chất từ chanh thấm sâu, làm sạch da.
    • Bước 3: Giữ nguyên trong tầm 10 - 15 phút, sau đó mới rửa lại với nước lạnh.

    Lưu ý

    • Áp dụng công thức trị mụn với chanh tươi 1 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy mụn giảm đi đáng kể.
    • Chanh có tính axit nên có thể bào mòn da vì vậy không thoa quá nhiều cũng không để chanh trên mặt qua đêm.

    2.4 Trị mụn nang ở má với dầu dừa

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Dầu dừa được nhiều chị em ưa chuộng sử dụng để loại bỏ mụn nang và nhiều loại mụn khác. Bởi trong dầu dừa chứa axit béo chuỗi trung bình có tính kháng khuẩn, bảo vệ da chống lại các vi sinh vật gây hại. Nguyên liệu này còn có tính giảm viêm, xoa dịu da, giữ ẩm, tạo hàng rào ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, giúp phục hồi da bị tổn thương.

    Nguyên liệu

    • Dầu dừa.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Vệ sinh toàn bộ vùng da mụn, sau đó bôi dầu dừa lên thật nhẹ nhàng.
    • Bước 2: Giữ nguyên trong 20 - 30 phút hoặc để qua đêm rồi rửa sạch với nước lạnh.

    Lưu ý

    • Rửa mặt với nước trà xanh tươi 2 - 3 lần/tuần để có kết quả như ý.

    2.5 Trị mụn nang ở má với cà chua

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Cà chua không chỉ là thực phẩm giúp dưỡng da, làm đẹp mà còn giúp loại bỏ các nốt mụn nang cứng đầu hiệu quả. Trong cà chua có chứa Pectin, Flavonoid giúp làm sạch, tẩy da chết, cải thiện vẻ ngoài của da. Cà chua còn chứa nhiều dưỡng chất giúp thu nhỏ lỗ chân lông, cân bằng độ pH, chống viêm, giảm mẩn đỏ, kích ứng do mụn. Dưỡng ẩm, ngừa nứt, khô da, giảm nguy cơ bị mụn, chống lão hóa da. 

    Nguyên liệu

    • Cà chua.
    • Máy xay sinh tố.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch và xay nhuyễn 1 quả cà chua.
    • Bước 2: Làm sạch vùng má mọc mụn nang thật kỹ rồi thoa cà chua xay lên da.
    • Bước 3: Massage trong 2 đến 3 phút rồi để nguyên trong 15 - 20 phút.
    • Bước 4: Loại bỏ cà chua trên mặt, rửa lại với nước mát.

    2.6 Trị mụn nang ở má với muối

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Cách giải quyết mụn nang ở má tiết kiệm và đơn giản nhất là sử dụng muối ăn. Trong những hạt muối trắng có nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng trị mụn, giảm thâm. Tăng cường khả năng sát trùng, loại bỏ chất bẩn, điều tiết được lượng dầu nhờn trên da. Muối còn giúp diệt trừ vi khuẩn gây bít tắc nang lông, giảm sưng đỏ, thúc đẩy khả năng khôi phục da. Kết hợp với Baking soda cho hiệu quả kiềm dầu, kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn mới xuất hiện tốt hơn.

    Nguyên liệu

    • Muối ăn.
    • Baking soda.
    • Tăm bông.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Trộn đều 1 muỗng muối ăn cùng 2 muỗng Baking soda, thêm 2 muỗng nước ấm để tạo hỗn hợp sền sệt.
    • Bước 2: Rửa sạch vùng má có mụn nang. Sau đó dùng tăm bông quét hỗn hợp vừa trộn lên da mụn thật nhẹ nhàng.
    • Bước 3: Để yên như vậy tầm 10 - 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.

    Lưu ý

    • Mỗi tuần thực hiện công thức này 2 - 3 lần sẽ xóa sạch mụn nang ở vùng má của bạn.

    2.7 Trị mụn nang ở má với tràm trà

    • Thời gian thực hiện: 25 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Tràm trà giúp giết chết vi khuẩn gây mụn, tăng cường kháng viêm, giảm đáng kể các tổn thương do mụn viêm gây ra. Nhiều người sau khi sử dụng tràm trà cho biết nguyên liệu này cho khả năng trị mụn tích cực. Tuy kết quả chữa trị không quá nhanh nhưng lại hạn chế tình trạng tróc da, khô da, rát đỏ trên bề mặt da.

    Nguyên liệu

    • Tràm trà.
    • Nước sạch.
    • Bông tẩy trang.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Tràm trà và nước sạch pha với nhau theo tỉ lệ 1:9.
    • Bước 2: Làm sạch kỹ càng vùng má nổi mụn nang sau đó lấy bông tẩy trang thấm dung dịch trên thoa lên da mụn.
    • Bước 3: Để nguyên trong khoảng 15 - 20 phút, sau đó rửa sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da mụn.

    2.8 Trị mụn nang ở má với lá mồng tơi

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Lá mồng tơi chứa nhiều khoáng chất có lợi có tính chống viêm mạnh, thúc đẩy làm tiêu nhân mụn, chữa lành các vết thương do mụn gây ra hiệu quả. Bên cạnh đó, trong rau mồng tơi các loại vitamin giúp giảm sưng tấy, kiểm soát dầu nhờn dư thừa, giữ da thông thoáng. Ngăn chặn các ổ mụn hình thành, cải thiện nốt mụn nang cũ, tăng khả năng đàn hồi cho da căng bóng, tươi sáng hơn. Dùng cùng với muối giúp diệt khuẩn, loại bỏ da chết, cho kết quả trị mụn tốt hơn.

    Nguyên liệu

    • Lá mồng tơi.
    • Muối.
    • Máy xay sinh tố.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch 1 nhúng lá mồng tơi, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (hoặc giã nát trong cối) cùng 1 muỗng nhỏ muối ăn.
    • Bước 2: Vệ sinh vùng má cẩn thận rồi thoa hỗn hợp vừa xay lên.
    • Bước 3: Lưu lại khoảng 15 phút hay chờ đến khi hỗn hợp khô lại thì rửa lại với nước sạch.

    3. Lưu ý khi chữa mụn nang ở má

    Một trong những điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi điều trị mụn nang là không dùng tay cạy, nặn mụn. Đặc biệt là khi nhân mụn chưa se lại, sẽ khiến quá trình giải quyết nốt mụn sau này trở nên phức tạp, khó khăn. Thậm chí, việc dùng tay trần tiếp xúc, cố ý nặn mụn sẽ làm mụn sưng đỏ, nhiễm trùng, lây lan.

    Ngoài ra, khi rửa mặt bạn nên mát xa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh tay vì có thể gây kích ứng da. Nên tạo chuyển động hình tròn ở vùng má khi rửa mặt. Không dùng các sản phẩm sữa rửa mặt dạng hạt, nên dùng loại dạng bọt để làm sạch vùng da nổi mụn nang. 

    4. Các câu hỏi liên quan

    4.1 Có nên nặn mụn nang ở má?

    Bạn hẳn cảm thấy rất khó chịu với nốt mụn nang mọc trên má của mình nhưng tuyệt đối không nên tự ý nặn, bóp mụn. Đặc biệt là không dùng tay trần để nặn, bởi loại bỏ mụn theo cách như vậy rất dễ làm nốt mụn viêm nhiễm, đẩy bã nhờn đi sâu vào dưới nang lông. Từ đó, khiến cho kích thước mụn nang trở nên lớn hơn, tình trạng mụn tồi tệ, tăng nguy cơ để lại vết sẹo sau khi mụn lành. 

    4.2 Mụn nang ở má có lây không?

    Sự lây lan hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn nặn mụn sai cách. Hiện tượng nhiễm trùng ở vùng da mụn thêm trầm trọng, lan rộng mụn qua các vùng da xung quanh. Khi để tình trạng da tiến triển như vậy, bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tài chính để xóa sạch các nốt mụn, dưỡng da láng mịn trở lại. 

    4.3 Mụn nang ở má có nguy hiểm không?

    Áp dụng cách trị mụn nang không đúng có thể làm nốt mụn chuyển biến nghiêm trọng, các vi khuẩn, bã nhờn bị kẹt lại trong nang lông. Mụn sẽ không ngừng phát triển bên dưới da, gây ra tình trạng viêm da cục bộ. Càng kéo dài thời gian điều trị, những tổn thương trên da càng nặng nề và gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe da của bạn. 

    Muốn loại bỏ mụn nang an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng mụn của bản thân. Sau đó, nhận tư vấn các biện pháp chữa trị phù hợp để xử lý nốt mụn, ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả. 

    4.4 Làm sao ngăn ngừa mụn nang ở má?

    Chú ý chăm sóc da, giữ thói quen sống lành mạnh là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa mụn nang hình thành trên má. Bạn nên rửa mặt thật sạch sẽ mỗi ngày 2 lần để làm thoáng lỗ chân lông, hạn chế chất bẩn, vi khuẩn có cơ hội tấn công, gây mụn trên da. Định kỳ tẩy da chết mỗi tuần từ 1 đến 2 lần để thúc đẩy tái tạo tế bào da mới. 

    Tẩy trang trước khi lên giường đi ngủ nhằm tránh cho mỹ phẩm, bã nhờn, cặn bẩn tích tụ qua đêm gây bít tắc lỗ chân lông. Lựa chọn những loại mỹ phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín và thích hợp với loại da của bạn. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, hạn chế ăn món chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng. 

    Mong rằng sau khi xem qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng chọn được công thức trị mụn nang ở má phù hợp. Cần thêm tư vấn điều trị mụn nang, hãy gửi ý kiến cho Blissberry để được hỗ trợ nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: