8 cách trị mụn nang ở mũi đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    8 cách trị mụn nang ở mũi đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên

    Để điều trị mụn nang ở mũi, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên được chia sẻ trong bài viết này, đảm bảo loại bỏ mụn dễ dàng mà còn tiết kiệm chi phí.

    Chẳng ai mong muốn trên khuôn mặt mình xuất hiện những nốt mụn nang cứng đầu nhưng nếu một ngày mụn nổi lên mũi của bạn thì phải làm sao? Khi bắt gặp mụn nang ở mũi, bạn hãy sử dụng các cách điều trị được Blissberry chia sẻ trong nội dung sau để loại bỏ nhanh, hạn chế mụn quay lại hiệu quả nhé!

    1. Vì sao nổi mụn nang ở mũi? 

    Mụn nang mọc ở vùng mũi là do các vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn, các tế bào da chết tích tụ trong một khoảng thời gian, gây bít tắc lỗ chân lông ở mũi. Từ đó, gây ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành mụn nang. Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng thúc đẩy vi khuẩn gây mụn hoạt động mạnh, làm da bị viêm nhiễm, nổi mụn.

    Bên cạnh đó, việc nổi mụn nang ở mũi còn có thể là do bạn không rửa mặt sạch, không tẩy trang kỹ, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, sử dụng sai cách. Tự ý nặn mụn bằng tay bẩn, dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh. Mũi cũng có thể xuất hiện mụn nang khi bạn hút thuốc lá, sử dụng một số loại thuốc điều trị trầm cảm, động kinh,...

    2. Cách trị mụn nang ở mũi hiệu quả

    2.1 Trị mụn nang ở mũi với mướp đắng

    • Thời gian thực hiện: 35 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Một trong những nguyên liệu thiên nhiên giúp giải quyết mụn nang dễ dàng mà bạn nên lựa chọn là mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Loại thực phẩm này sở hữu nhiều công dụng ấn tượng khi giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nang, điều tiết bã nhờn, xoa dịu da, hỗ trợ điều trị mụn. Đồng thời, các dưỡng chất trong mướp đắng còn giúp cung cấp độ ẩm, hạn chế khô da, nuôi dưỡng da mịn màng, ẩm mượt tự nhiên. 

    Nguyên liệu

    • Mướp đắng.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch khổ qua, thái lát mỏng, cho vào tủ lạnh để 10 phút.
    • Bước 2: Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt để loại bỏ hết các chất bẩn.
    • Bước 3: Đặt từng lát khổ qua lạnh lên vùng mũi có mụn nang.
    • Bước 4: Để trong 20 phút như vậy rồi bạn lấy mướp đắng khỏi mặt, rửa lại bằng nước sạch, bôi toner để dưỡng ẩm.

    Lưu ý

    • Để đảm bảo hiệu quả trị mụn nang và bảo vệ da bạn tốt hơn, nên áp dụng mẹo này cách ngày.

    2.2 Trị mụn nang ở mũi với lá trà xanh

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trà xanh có chứa hoạt chất kháng sinh chống viêm tốt, thành phần EGCG giúp giảm Lipid, chống Androgen hạn chế tiết bã nhờn quá mức. Nhờ đó, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông, hạn chế nguyên nhân gây ra mụn, cải thiện tình trạng mụn nang trên mũi hiệu quả. Trong trà xanh còn chứa nhiều thành phần giúp phục hồi da sau mụn, trẻ hóa làn da, ngừa mụn trỗi dậy. 

    Nguyên liệu

    • Lá trà xanh.
    • Nước sạch.
    • Nồi.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Làm sạch 200 gram lá trà xanh, sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch trong 10 phút.
    • Bước 2: Chờ cho nước trà nguội bớt nhưng vẫn đảm bảo độ ấm thì bạn lấy nước trà rửa mặt, vừa rửa vừa massage nhẹ nhàng, nhất là ở vùng mũi.

    Lưu ý

    • Nhằm tránh cho da bị khô, bạn chỉ nên thực hiện cách trị mụn này 1 lần/2 ngày.

    2.3 Trị mụn nang ở mũi với vỏ trà túi lọc

    • Thời gian thực hiện: 30 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Thông thường khi dùng trà túi lọc, khi nước trà đã ra hết, bạn sẽ vứt bỏ vỏ trà đi. Nhưng nếu đang có nốt mụn nang sưng đỏ trên mặt. Đừng bỏ vỏ trà túi lọc đi mà bạn hãy tận dụng ngay nó để giảm sưng, viêm trên mặt vô cùng hiệu quả. Bởi trong bã trà có thành phần Catechins ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn gây mụn, giúp hỗ trợ xử lý mụn hiệu quả.

    Nguyên liệu

    • Vỏ trà túi lọc.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Dùng vỏ trà túi lọc còn ấm, nếu không có bạn ngâm túi trà vào nước nóng trong 20 phút.
    • Bước 2: Làm sạch vùng da mũi, massage vỏ túi trà nhẹ nhàng trong 3 phút, sau đó để vậy trong 5 đến 7 phút.
    • Bước 3: Sau đó, bạn bỏ vỏ trà túi lọc ra, rửa mặt bằng nước sạch.

    Lưu ý

    • Điều đặn thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn nang.

    2.4 Trị mụn nang ở mũi với bột tỏi

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Bột tỏi có các đặc tính của tỏi là kháng viêm, khử trùng, giảm đau nhức, ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc, thúc đẩy nhân mụn nhanh khô. Chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành mụn mới, chống lão hóa da. Sử dụng cùng với nước cốt chanh, giấm, tinh dầu oải hương giúp làm sạch da, dưỡng ẩm, giảm thâm mụn, thúc đẩy tổn thương mau lành, cho da mịn màng, rạng rỡ hơn. 

    Nguyên liệu

    • Bột tỏi.
    • Nước cốt chanh.
    • Giấm ăn.
    • Tinh dầu oải hương.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Bột tỏi trộn đều với nước cốt chanh, giấm ăn và tinh dầu oải hương một lượng vừa phải.
    • Bước 2: Sử dụng hỗn hợp này để rửa mặt, chú ý thao tác ở vùng mũi có mụn nang nhẹ nhàng.
    • Bước 3: Rửa mặt lại lần nữa bằng nước sạch.

    Lưu ý

    • Có thể áp dụng cách này hằng ngày để điều trị mụn nang ở mũi tối ưu.

    2.5 Trị mụn nang ở mũi với cà chua

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Cà chua có tác dụng loại bỏ lớp da chết, chống viêm, dưỡng ẩm tăng tốc độ chữa lành các tổn thương trên da. Kích thích quá trình sản xuất Collagen, nâng cao độ đàn hồi cho da săn chắc, trẻ trung. Phối hợp sử dụng cùng chanh có khả năng đào thải độc tố, giảm sưng đỏ ở nốt mụn, se khít lỗ chân lông, giúp xử lý mụn nang trên mũi dễ dàng, dưỡng da tốt hơn.

    Nguyên liệu

    • Cà chua.
    • Chanh.
    • Máy ép trái cây.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch cà chua, cho vào máy ép trái cây để ép lấy nước. Pha nước ép cà chua với nước cốt chanh một lượng vừa phải.
    • Bước 2: Làm sạch mặt, bôi hỗn hợp trên lên mũi, massage nhẹ tay và để nguyên trong 10 - 15 phút.
    • Bước 3: Cuối cùng để loại bỏ hỗn hợp cà chua và chanh trên mặt, bạn rửa lại với nước sạch.

    Lưu ý

    • Kiên trì thực hiện công thức trị mụn ngày mỗi tuần 3 lần sẽ cải thiện mụn nang rõ rệt.

    2.6 Trị mụn nang ở mũi với muối

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Một nguyên liệu trị mụn nang tự nhiên mà nhà nào cũng có đó là muối ăn. Nếu bạn chưa biết chọn sản phẩm hay nguyên liệu nào để giải quyết nốt mụn trên mũi thì có thể dùng ngay muối ăn. Với tính sát trùng, kháng khuẩn cao, tẩy da chết vật lý, làm sạch da, hút bớt dầu nhờn, muối giúp làm sạch da, giảm mụn. Sử dụng với mật ong nguyên chất tăng hiệu quả kháng viêm, làm dịu da, duy trì độ ẩm cho da. 

    Nguyên liệu

    • Muối.
    • Mật ong.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Trộn muối ăn với mật ong theo tỉ lệ 1:2.
    • Bước 2: Rửa mặt thật sạch, sau đó thoa hỗn hợp này lên mũi.
    • Bước 3: Để nguyên trong 10 - 15 phút, sau đó lấy khăn mỏng nhúng vào nước ấm rồi áp lên vùng mũi để trong 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước sạch.

    2.7 Trị mụn nang ở mũi với lá dâu tằm 

    • Thời gian thực hiện: 45 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Lá dâu tằm có vị ngọt đắng, tính mát theo Đông Y, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan. Trường hợp trên mũi của bạn nổi nốt mụn nang cũng có thể dùng lá dâu tằm để xử lý. Bởi nó có tác dụng tẩy tế bào chết, kích thích tế bào mới hình thành, dưỡng sáng da. Ngoài ra, các dưỡng chất trong lá dâu tằm giúp dưỡng da từ bên trong, xóa mờ vết nám, tàn nhang. 

    Nguyên liệu

    • Lá dâu tằm.
    • Nước sạch.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lấy 1 nhúm lá dâu tằm ngâm trong nước muối khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch.
    • Bước 2: Đun sôi lá dâu tằm với nước sạch trong 20 phút rồi tắt lửa, lọc lấy nước.
    • Bước 3: Rửa sạch mặt, sau đó thoa nước lá dâu tằm lên vùng mũi có mụn nang và để trong tầm 15 phút rồi mới rửa lại với nước sạch.

    2.8 Trị mụn nang ở mũi với lá mồng tơi

    • Thời gian thực hiện: 45 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong lá mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin giúp kiểm soát tuyến bã nhờn, hạn chế làm bít tắc lỗ chân lông, kháng viêm, xoa dịu vết mụn. Bên cạnh đó còn có Anthocyanin giảm các thương tổn do mụn, ngăn ngừa thâm sẹo. Những khoáng chất, vitamin có trong rau mồng tơi còn giúp tăng cường độ ẩm, phục hồi da, dưỡng da mềm mại, khỏe khoắn. 

    Nguyên liệu

    • Lá mồng tơi.
    • Nước sạch.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch khoảng 15 lá mồng tơi sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi.
    • Bước 2: Làm sạch khuôn mặt, đắp lá mồng tơi vừa giã nát lên vùng mũi.
    • Bước 3: Giữ nguyên trong tầm 15 phút rồi rửa mặt bằng nước mát.

    3. Lưu ý khi chữa mụn nang ở mũi

    Trước khi sử dụng bất kỳ nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm trị mụn nào, bạn cũng nên làm sạch vùng da mụn. Hằng ngày nên chú ý tẩy trang, vệ sinh da mặt sạch sẽ, tránh để bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da và đặc biệt là ở vùng da mụn. Làm như vậy sẽ giúp quá trình điều trị mụn cho kết quả tốt hơn.

    Tham khảo kỹ các cách trị mụn nang ở mũi mà mình lựa chọn, áp dụng theo đúng quy trình được khuyến cáo cho tới loại bỏ hết nốt mụn. Không nên tự ý bóp, nặn, cạo nốt mụn vì có thể gây viễm trùng, khiến tình trạng mụn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn. Khi chữa trị mụn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, duy trì tâm trạng thoải mái, thư thái, hạn chế căng thẳng. 

    4. Các câu hỏi liên quan

    4.1 Có nên nặn mụn nang ở mũi?

    Việc tự ý nặn mụn nang trên mũi không được các bác sĩ khuyến khích bởi hành động này có thể gây nhiễm khuẩn, lây lan mụn. Tình trạng mụn tăng nặng khi nặn sai cách, khiến quá trình điều trị khó khăn, kéo dài thời gian. Vì thế, bạn nên chăm sóc nốt mụn, tới khi cồi mụn khô lại thì bạn đến bệnh viện, trung tâm chuyên về điều trị bệnh da liễu để các bác sĩ hỗ trợ loại bỏ mụn an toàn. 

    4.2 Mụn nang ở mũi có lây không?

    Nếu nặn mụn nang ở mũi không đúng cách thì rất dễ xảy ra tình huống lây lan mụn ra các vùng da xung quanh. Phạm vi bị mụn rộng hơn không chỉ làm khuôn mặt bạn trở nên xấu đi mà còn gây tốn nhiều thời gian để giải quyết mụn trên mũi. 

    4.3 Mụn nang ở mũi có nguy hiểm không?

    Khi không xử lý và chữa trị kịp thời, những nốt mụn nang trên mũi có thể khiến người bị tiểu đường, người có sức đề kháng yếu mắc chứng viêm mô tế bào. Khi biến chứng này trở nên trầm trọng hơn, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra chứng nhiễm trùng huyết. Thậm chí là nhiều tổn thương cho phủ tạng, có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bạn. Thế nên, khi bị mụn nang bạn nên có hướng chăm sóc, điều trị đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của mình. 

    4.4 Làm sao ngăn ngừa mụn nang ở mũi?

    Muốn ngăn ngừa nổi mụn nang trên mũi, bạn nên tập thói quen tẩy da chết định kỳ mỗi tuần từ 1 - 2 lần để giảm bít tắc lỗ chân lông. Thường xuyên gội đầu, đọc tới đây có lẽ bạn thấy đầu, tóc thì liên quan gì đến mụn ở mũi nhưng rất có liên quan đấy. Bởi nếu tóc bẩn, không cột gọn mà để vướng lên da mặt, lên mũi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây mụn nên bạn cần gội đầu, đảm bảo tóc sạch sẽ để ngừa mụn.

    Rửa mặt mỗi ngày, thấm bớt mồ hôi đọng trên mũi, hạn chế chạm tay lên mũi, sử dụng mỹ phẩm chất lượng tốt, an toàn và phù hợp cho da bạn. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, có thời gian làm việc hợp lý, ngủ đủ giấc, uống đủ nước cũng có tác dụng tốt cho việc phòng ngừa nổi mụn trên nhỉ. 

    Trên đây là tổng hợp tất cả 8 mẹo trị mụn nang ở mũi với các nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người đánh giá cao. Nếu bạn đang bực bội vì nốt mụn nang trên mặt của mình, nhớ đừng bỏ qua các bí quyết điều trị mụn này nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: