Cách

XEM NHANH

    22 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Cách "xử lý" mụn bọc ở mũi nhanh chóng mà không cần nặn

    Mụn bọc mọc trên mũi không những gây đau nhức mà còn cực kỳ khó trị. Câu hỏi được đặt ra là: Nên xử lý mụn bọc ở mũi như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất?

    A. Tìm hiểu về mụn bọc 

    1. Mụn bọc là gì?

    Mụn bọc (1) là một thể nặng của mụn trứng cá có màu sẫm dưới da và là kết quả của quá trình vùng da bị viêm nhiễm trên bề mặt da, Mụn hình thành khi mà lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ,... Từ đó, tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, tấn công làn da, hình thành mụn bọc. Mụn bọc có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường khác. Ban đầu, mụn bọc chỉ là vài cục sần cứng nhỏ, có màu đỏ, sau đó sẽ trở nên mọng và khi vỡ ra thì chảy mủ, máu. Mụn bọc thường gây đau nhức, khó chịu và rất dễ lây lan.

    2. Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

    Mũi là vùng tiết bã nhờn nhiều nhất và có lỗ chân lông to hơn những vùng khác, tạo điều kiện tích tụ bụi bẩn, khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm và hình thành mụn mụn bọc.

    Một số tác động cụ thể gây ra tình trạng mụn bọc ở mũi như:

    • Căng thẳng kéo dài :đến từ áp lực công việc và cuộc sống không chỉ khiến bạn mệt mỏi, sức đề kháng da kém khiến da dễ bị ảnh hưởng vì các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,.. Một khi da đã nhiễm khuẩn, mụn bọc dễ dàng xuất hiện.
    • Rối loạn hormone : có thể gây hại cho cơ thể, trong đó ảnh hưởng đến cả làn da. Khi hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ kích thích nhờn tiết ra nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là điều kiện thích hợp để khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào mô, dẫn đến sự phát triển của mụn bọc.
    • Chế độ sinh hoạt không điều độ : như thức khuya, ngủ ít và ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến da yếu đi, bị lão hoá nhanh hơn do khoảng thời gian ngủ ban đêm là khoảng thời gian lúc da được “tái sinh”, chế độ ngủ nghỉ không điều độ của bạn làm nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da của bạn.
    • Chế độ ăn uống không lành mạnh: làm tình trạng mụn bọc do chế độ ăn uống, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cân bằng các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh cũng như ăn nhiều trái cây có tác dụng mát gan, giải độc gan, giảm ăn bánh kẹo và đồ ngọt.

    3. Mụn bọc ở mũi có nguy hiểm không?

    Mũi nằm trong khu vực “tam giác tử thần” trên khuôn mặt, bởi vậy, mụn bọc ở mũi là cực kỳ nguy hiểm và cần thận trọng khi xử lý. Theo Bác sĩ Joshua Zeichner (2), Chuyên khoa da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), “tam giác tử thần" là vùng mặt nối mũi với khóe miệng và là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt, bởi nó liên hệ chặt chẽ với não bộ.

    Không những thế, mụn bọc ở mũi còn gây mất thẩm mỹ, đau nhức khó chịu và là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của bạn như: 

    • Cảnh báo tình trạng bị rối loạn chức năng gan cùng các bệnh như viêm gan, xơ gan.
    • Cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng.
    • Cảnh báo một số vấn đề về tim mạch. Nếu mũi sưng phù thì có thể là bạn bị huyết áp cao. 

    4. Các giai đoạn tiến triển của mụn bọc

    Các giai đoạn hình thành mụn bọc

    Mụn bọc mủ hình thành và tiến triển được chia làm 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá bị vi khuẩn tấn công biến thành mụn bọc mủ, các vết mụn nhỏ bình thường, chưa nhận biết được.
    • Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu to lên và sưng mọng. Dần dần hình thành nhân chứa dịch mủ vàng hoặc trắng. Lúc này bạn không nên chạm vào mụn vì có thể sẽ làm mụn bị chai, rất khó để lành.
    • Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra, khi vỡ có thể sẽ kèm theo máu. Vết thâm sẽ lành tùy thuộc vào loại da và mức độ sưng của mụn.

    B. Cách trị mụn bọc ở mũi an toàn

    Khi trị mụn bọc, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau nhằm thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn:

    • Hạn chế tự nặn mụn bọc để tránh bị nhiễm trùng.
    • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giữ tâm lý thoải mái.
    • Giữ da mặt luôn sạch sẽ, rửa bằng các loại sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình.

    Dưới đây là những phương pháp cụ thể giúp trị mụn bọc ở mũi an toàn.

    1. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng nguyên liệu sẵn có

    Ưu điểm: 

    • Nguyên liệu an toàn, lành tính cho da
    • Dễ thực hiện tại nhà
    • Tiết kiệm chi phí

    Hạn chế

    • Tác dụng chậm
    • Phải chú ý tối đa nguồn gốc nguyên liệu và tính an toàn, sạch sẽ để tránh khiến da bị nhiễm khuẩn
    • Áp dụng khi mụn bọc ở mũi chưa bị quá nặng

    1.1. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh

    • Thời gian thực hiện: 10-15 phút
    • Độ khó: dễ

    Đá lạnh (3) giúp giảm đau, giảm sưng tấy. Bạn cũng có thể dùng nước lọc hoặc nấu nước trà để đông đá và chườm lạnh sẽ giúp mụn xẹp nhanh chóng và giảm tình trạng tiết bã nhờn cho da. Đá lạnh là nguyên liệu sẵn có đối với mọi gia đình. Đây chính là cách đơn giản và nhanh nhất để làm giảm tình trạng mụn bọc sưng viêm. Đá lạnh giúp làm se nhanh nốt mụn nhờ tác dụng của nhiệt, đồng thời kích thích các mạch máu dưới da làm tăng tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng sưng viêm.

    Đá lạnh giúp nhanh chóng làm xẹp và giảm sưng mụn bọc

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • 2 – 3 viên đá lạnh
    • 1 chiếc khăn bông sạch

    Cách làm:

    • Bước 1: Lấy một chiếc khăn sạch, chọn một ít viên đá sạch
    • Bước 2: Chườm khăn đá lên vùng da bị mụn trong khoảng 15 phút. Lưu ý nhẹ tay và chườm đều để các vùng da hư tổn nhanh chóng được tác động.
    • Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước sạch. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp giảm sưng, viêm và tình trạng khó chịu của mụn bọc trên mũi.

    1.2. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo

    Giấm táo (4) giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, tránh mụn sưng to và lan ra các vùng khác. Giấm táo cũng giúp cân bằng độ pH trên da.

    Cách làm:

    • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 giọt giấm táo
    • Bước 2: Rửa sạch mặt và thấm bớt nước trên da
    • Bước 3: Thoa trực tiếp giấm táo lên những nốt mụn bọc ở mũi. Massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút sau đó để khô và rửa sạch lại bằng nước mát.
    • Bước 4: Chăm chỉ thực hiện 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi của vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ khô, kích thước mụn sẽ giảm đi.

    1.3. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ và mật ong

    • Thời gian thực hiện: 15 phút
    • Độ khó: dễ

    Nghệ (5) và mật ong (6) đều có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, hỗn hợp này còn se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo cực hữu hiệu. Mật ong là nguyên liệu trị mụn vừa hiệu quả, vừa an toàn cho da. Mật ong nguyên chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt, là một cách trị mụn mủ mụn bọc và làm giảm tình trạng viêm của mụn, từ đó giúp điều trị tình trạng mụn sưng đỏ. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm sáng da, cung cấp cho da độ ẩm cần thiết và chống lão hóa. 

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • 200g mật ong nguyên chất

    Cách làm:

    • Bước 1: Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.
    • Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm rồi dùng hỗn hợp vừa thu được đắp lên mụn bọc và để yên trong khoảng 15-20 phút
    • Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để thấy mụn xẹp và giảm đi rõ rệt.

    2. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng hoạt chất đặc trị 

    Ưu điểm: 

    • Tác dụng nhanh
    • Tiện lợi, nhanh gọn khi sử dụng
    • Sử dụng cho tất cả các tình trạng mụn bọc: chưa nặng, trung bình, nặng

    Hạn chế: 

    • Giá thành cao
    • Cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu hoặc người có chuyên môn

    2.1. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng Benzoyl Peroxide (BP)

    Hoạt chất trị mụn bọc nằm ở vị trí số 1 chắc chắn là Benzoyl Peroxide (7) . Theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, đây thực sự là một trong những thành phần trị mụn bọc hiệu quả nhất trong các sản phẩm trị mụn dạng bôi ngoài.

    • Cơ chế hoạt động: BP hoạt động bằng cách đưa oxy vào sâu lỗ chân lông. Theo đó, vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn gây mụn) sẽ chết do nó chỉ sống trong môi trường thiếu oxygen. 
    • Sản phẩm tham khảo: 
    • Neutrogena On-the-Spot Acne Treatment 2.5% BP (8)
    • Paula's Choice Clear Extra Strength Daily Skin Clearing Treatment 5% BP (9)

    2.2. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng Retinol 

    Có thể nói, Retinol (10) là cái tên “thần thánh” nhất trong việc điều trị mụn, trong đó có mụn bọc.  

    • Cơ chế hoạt động: Khi thấm sâu vào da, Retinol tiêu diệt khuẩn mụn, giảm sưng tấy, giảm thiểu sẹo để lại, giảm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông. Bên cạnh đó, Retinol tác động đến các tế bào, giúp tế bào hoạt động mạnh hơn và quá trình đào thải- thay mới diễn ra nhanh hơn. 
    • Sản phẩm tham khảo: 
    • Obagi 360 Retinol 0.5 (11)
    • Obagi 360 Retinol 1.0 (12)

    2.3. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng đất sét (clay)

    Đất sét (13) là một thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là khả năng điều trị mụn.

    • Cơ chế hoạt động: Đất sét sẽ giúp hút sạch dầu thừa trên da, lấy đi các chất bẩn và tế bào chết tích tụ dưới da và làm khô cồi mụn, đẩy cồi mụn một cách nhanh chóng. Không những vậy, thành phần dưỡng da có trong đất sét còn thấm sâu và nuôi dưỡng làn da hiệu quả.
    • Sản phẩm tham khảo:
    • Kem trị mụn hữu cơ Botani Rescue Acne Cream (14)
    • Mặt Nạ Đất Sét Kiehl's Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque (15)

    2.4. Giảm sưng mụn bọc với tỏi

    • Thời gian thực hiện: 10 phút
    • Độ khó: dễ

    Tỏi vốn được biết đến như một loại gia vị trong bữa ăn thường ngày. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng trị mụn rất tốt nhờ tính chất chống oxi hóa, kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả của mình. Cách dùng tỏi trị mụn bọc sẽ giúp giảm viêm nhanh chóng và chấm dứt tình trạng sưng tấy do viêm nhiễm của mụn.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • 4 – 5 tép tỏi tươi.
    • Tăm bông sạch.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Giã nhuyễn tỏi rồi vắt lấy nước cốt
    • Bước 2: Nhỏ thêm vài giọt nước để pha loãng dung dịch.
    • Bước 3: Làm sạch mặt với sữa rửa mặt, lau khô da bằng khăn mềm.
    • Bước 4: Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi rồi thoa lên vùng da bị mụn.
    • Để nước tỏi khô tự nhiên trên mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại mặt thật sạch.

    Lời kết

    Bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết mụn bọc nói chung, tình trạng mụn bọc ở mũi nói riêng cũng như những phương pháp trị mụn bọc an toàn, hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế! Hãy thường xuyên ghé thăm Blissberry để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé! 

    STT

    Cách trị mụn bọc ở mũi

    Chi tiết

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    1

    Cách trị mụn bọc ở mũi bằng nguyên liệu sẵn có

    a. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh

    b. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo

    c. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ và mật ong

    - Nguyên liệu an toàn, lành tính cho da

    - Dễ thực hiện tại nhà

    - Tiết kiệm chi phí


     

    - Tác dụng chậm

    - Phải chú ý tối đa nguồn gốc nguyên liệu và tính an toàn, sạch sẽ để tránh khiến da bị nhiễm khuẩn

    - Áp dụng khi mụn bọc ở mũi chưa bị quá nặng

    2

    Cách trị mụn bọc ở mũi bằng hoạt chất đặc trị

    a. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng Benzoyl Peroxide

    b. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng Retinol

    c. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng đất sét (clay)

    - Tác dụng nhanh

    - Tiện lợi, nhanh gọn khi sử dụng

    - Sử dụng cho tất cả các tình trạng mụn bọc: chưa nặng, trung bình, nặng


     

    - Giá thành cao

    - Cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu hoặc người có chuyên môn


     

     

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: