Mụn cóc ở chân (Plantar) là gì? Cách trị mụn cóc Plantar hiệu quả

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn cóc ở chân (Plantar) là gì? Cách trị mụn cóc Plantar hiệu quả

    Mụn cóc ở chân dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân của loại mụn này là gì và có những cách điều trị nào hiệu quả?

    Mụn cóc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe gây ra cảm giác khó chịu, nhất là loại mụn cóc ở dưới lòng bàn chân. Vì vậy cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

    1. Vì sao lại bị nổi mụn cóc ở chân?

    Mụn cóc ở chân hay mụn cóc Plantar do virus HPV gây ra. Chúng xâm nhập vào da thông qua vết thương hở như vết xước trên da, và có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, dù chỉ thoáng qua hoặc lướt nhẹ.

    2. Các loại mụn cóc ở chân

    Mụn cóc ở chân thường có hai loại phổ biến, đó là mụn cóc dạng sợi mảnh và mụn cóc dạng phẳng.

    • Mụn cóc dạng sợi mảnh (mụn cóc Filiform dạng nhú) có bề ngoài nhọn và nhú cao ra khỏi da, có nhiều màu khác nhau như cùng màu với da, hoặc sáng hoặc tối hơn.
    • Mụn cóc phẳng thường xuất hiện thành các chấm li ti nhưng mọc thành cụm lớn, có thể có màu trùng với da cho đến hồng hoặc nâu vàng. Loại mụn cóc này ít xuất hiện ở chân hơn.

    3. Cách trị mụn cóc ở chân hiệu quả

    3.1. Trị mụn cóc Plantar với Acid Salicylic

    Acid Salicylic là một loại thuốc bôi ngoài da dùng để điều trị và loại bỏ mụn cóc ở chân.  Loại thuốc này có tác dụng phá hủy từng lớp tế bào sừng và tiêu diệt virus HPV từ từ. Hiệu quả của thuốc này khá chậm, có thể mất vài tuần thì mụn cóc ở chân mới có thể biến mất. Acid Salicylic còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại sự hình thành mụn cóc..

    3.2. Trị mụn cóc Plantar với áp lạnh

    Đây là phương pháp trị mụn cóc ở chân khá phổ biến, bằng cách sử dụng Nitơ lỏng để làm đóng băng các nốt mụn cóc. Phương pháp áp lạnh thường sẽ kết hợp với bôi Acid Salicylic để nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Vì phương pháp này chỉ loại bỏ được phần đầu của mụn cóc nên cần được lặp lại nhiều lần cho đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn.

    3.3. Trị mụn cóc Plantar với đốt điện

    Phương pháp đốt điện phù hợp với những nốt mụn cóc ở chân có kích thước dưới 1cm và mọc ở những vị trí bất tiện. Phương pháp này sử dụng một dòng điện tần số cao để phá hủy tế bào mụn và tiêu diệt virus. Đây là phương pháp trị mụn cóc ở chân khá nhanh và đơn giản, giúp tránh tổn thương khá tốt. Tuy nhiên, vết thương sau khi đốt điện cần được chăm sóc kỹ càng, sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và thời gian lành cũng sẽ khá lâu.

    3.4. Trị mụn cóc Plantar với tiểu phẫu

    Mụn cóc Plantar có thể được điều trị bằng tiểu phẫu. Bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách sử dụng kim điện để cắt những hạt mụn cóc ở chân ra khỏi da bệnh nhân.

    3.5. Trị mụn cóc Plantar với Laser CO2

    Phương pháp này sẽ sử dụng laser để đóng những mạch máu nhỏ lại khiến các mô tế bào mụn chết đi và mụn cóc ở chân sẽ tự rụng. Phương pháp sử dụng Laser CO2 phù hợp với những nốt mụn cóc dưới lòng bàn chân và có kích thước lớn. Vết thương sau khi tiến hành phương pháp này sẽ lành khá nhanh và việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt và có khả năng tái phát lại mụn.

    4. Các câu hỏi liên quan

    4.1. Có thể phòng ngừa mụn cóc Plantar không?

    Mụn cóc Plantar có thể được ngăn ngừa với các biện pháp như:

    • Không đi chân trần ở những nơi công cộng như hồ bơi, ký túc xá, phòng thay đồ, nhà tắm công cộng…
    • Tiêm vaccine để phòng ngừa virus HPV - loại virus gây mụn cóc ở chân.
    • Không sử dụng chung các loại vật dụng và đồ cá nhân của người khác.
    • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ.

    4.2. Mụn cóc ở chân có lây không?

    Mụn cóc ở chân có khả năng lây lan từ vùng da này sang các vùng da khác và từ người này sang người khác. Chỉ cần tiếp xúc với vết thương hở trên da, virus HPV sẽ nhanh chóng xâm nhập và hình thành mụn. Loại mụn cóc ở chân lây lan thông qua việc dùng chung tất, giày dép hay đi chân trần và tiếp xúc với mầm bệnh.

    4.3. Mụn cóc dưới lòng bàn chân có tự hết không?

    Cũng có một số trường hợp mụn cóc dưới lòng bàn chân tự hết, tuy nhiên hầu hết vẫn cần được can thiệp điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà. Nếu bạn phát hiện mình bị mụn cóc dưới lòng bàn chân thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, đặc biệt là khi mụn cóc gây đau hoặc lan sang các vị trí khác trên chân.

    Trên đây là những thông tin bạn cần biết về mụn cóc ở chân (Plantar) và những cách trị mụn cóc Plantar hiệu quả. Blissberry mong bạn có được những thông tin bổ ích và có thể áp dụng thành công trong việc điều trị mụn cóc hiệu quả, an toàn và triệt để.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: