Những nguyên tắc cần đảm bảo khi nặn mụn trứng cá

XEM NHANH

    24 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Những nguyên tắc cần đảm bảo khi nặn mụn trứng cá

    Hiểu rõ hơn về mụn trứng cá và những điều cần biết trước khi nặn mụn với bài viết dưới đây

    Mối quan tâm mà chị em thường gặp phải nhất chính là mụn trứng cá, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì thường dễ xuất hiện hơn. Tình trạng này làm bạn khó chịu và dẫn đến việc nặn mụn, các chuyên gia khuyến cáo cho rằng nặn mụn không tốt. Tuy nhiên, theo thói quen hoặc khi không kiềm chế được bạn sẽ tự động nặn mụn. Vậy nếu nặn mụn trứng cá, bạn cần phải nắm rõ những nguyên tắc cần đảm bảo để nặn mụn an toàn. Hãy cùng Blissberry khám phá những nguyên tắc này nhé!

    A. Nguyên nhân và cách chăm sóc mụn trứng cá

    Do các tuyến bã nhờn còn sót lại trên da, kết hợp với các tế bào chết, tạo thành một lỗ trên nang lông. Nang lông ăn sâu vào bề mặt da, nó sẽ nhô ra bên ngoài, tạo ra mụn đầu trắng. Các vi khuẩn, vì thế mà bám vào và xâm nhập vào bên trong, làm cho da bạn nổi mụn mủ và sần sùi đi trông thấy.

    Mụn trứng cá được chia thành 6 loại bao gồm:

    • Trứng cá đầu trắng: Các vùng da quanh mụn không nổi đỏ, chỉ có nhân trứng cá màu trắng nổi lên.
    • Trứng cá đầu đen: Là sự tích tụ của các nang lông bị tắc nên nhân trứng cá màu đen.
    • Trứng cá mủ: Các vùng da quanh mụn nổi đỏ, vết sưng thường có màu trắng hoặc vàng.
    • Trứng cá sẩn viêm: Có đường kính khoảng 1-3 mm, khi nặn nhân trứng cá có màu ngà và thường chảy ra chất dịch.
    • Trứng cá viêm tấy: Mụn thường để lại sẹo và hay xuất hiện ở các vùng cổ, ngực, cánh tay và mông.
    • Trứng cá nang bọc: Là loại mụn gây đau đớn và và có lớp bọc dưới da, mụn có chất bã và mủ.

    1.Dụng cụ nặn mụn

    Có 2 dụng cụ được làm bằng thép để giúp nặn mụn dễ dàng hơn. Loại cây nặn mụn 2 đầu dùng để nặn mụn đầu đen, thiết kế 2 đầu kích thước hình tròn không giống nhau để phù hợp với kích thước nhân mụn. Các vòng tròn dùng để tạo lực trên da để nhân mụn trồi lên. Loại cây nặn mụn thứ 2 là dạng cây mũi chích, dùng mũi nhọn đâm vào nhân mụn để dịch và mủ chảy ra bên ngoài.

    Lưu ý: dụng cụ nặn mụn phải luôn sạch sẽ và khử khuẩn để vi khuẩn không xâm nhập vào da, làm cho tình trạng mụn trở nên xấu đi.

    2.Nặn mụn đúng cách

    Tốt nhất nên nặn mụn vào buổi tối, để da có thể nghỉ ngơi, nốt sưng giảm bớt vào hôm sau. Tham khảo cách sau để an toàn khi nặn mụn:

    • Bước 1: Làm giãn nở lỗ chân lông, bạn có thể xông mặt khoảng 10-15 phút hoặc lấy khăn ấm chườm lên da, điều này sẽ khiến da mặt bạn ít bị tổn thương hơn và lấy mụn dễ dàng.
    • Bước 2: Rửa sạch tay và khử trùng dụng cụ. Tuyệt đối không sử dụng bàn tay bẩn để nặn, nếu có thể hãy chuẩn bị găng tay y tế để việc nặn mụn an toàn hơn.
    • Bước 3: Sát trùng mụn trứng cá. Thấm nhẹ bông và cồn y tế, thoa từ trong ra ngoài nơi các vết mụn, đảm bảo là vùng mụn được sạch sẽ.
    • Bước 4: Nặn mụn. Phải phân biệt được mụn nào mình trên mặt bạn là mụn gì và cây nặn mụn nào phù hợp với bạn, để tránh tình trạng tệ hơn. Nặn chỗ nào thì dùng bông gạc lau nhẹ chỗ đấy, không chà sát mạnh tay.
    • Bước 5: Sau khi nặn sau, dùng bông lau nhẹ vùng mụn, theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài.

    3.An toàn sau khi nặn mụn

    Sau khi nặn mụn, lỗ hở ở các lỗ chân lông sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập vào da của bạn. Nên dùng khăn đã làm mát chườm nhẹ trên da, giúp se khít lỗ lỗ chân lông khoảng 1-2 phút cho da dịu lại.

    Sử dụng sữa rửa mặt lành tính có độ pH 5 - 5.5 để làm sạch da, sản phẩm chứa Vitamin B5 để phục hồi da. Khi ra ngoài nhớ thoa kem chống nắng kỹ để không da mặt không bám bụi và vi khuẩn nhé!

    Ngày đầu nặn mụn, nên tránh makeup sau khi nặn mụn, lớp trang điểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc nhiễm khuẩn bên trong da. Không nên cho da tiếp xúc với chất tẩy rửa hay tẩy tế bào, điều này làm da bị tổn thương và gây kích ứng da.

    4.Những loại mụn không nên nặn tại nhà

    Hãy cẩn thận với mụn mủ, khi nặn tại nhà không cẩn thận, sẽ ảnh hưởng đến các vùng da khác, điều này chỉ khiến da sần sùi và sẽ để lại sẹo, rỗ về sau.

    Mụn u nang viêm, nốt, trứng cá phức tạp. Với mun mụn như u nang thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để tư vấn, tránh tình trạng mụn sưng to và sẹo sau này

    B. Lưu ý khi chăm sóc da mụn

    • Uống đủ nước 1,5 -2 lít mỗi ngày để da tươi tắn, không bị mất nước
    • Không sờ tay lên mặt, hoặc nặn mụn khi tay bẩn để tránh vi khuẩn bám trên da
    • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp Vitamin và dưỡng dưỡng chất cho da
    • Tránh xa đồ uống, các chất kích thích, đồ dầu mỡ và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên
    • Ưu tiên chọn mỹ phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng da và có rõ nguồn gốc, thương hiệu
    • Nếu tình trạng mụn kéo dài và nặn vẫn không dứt, bạn nên tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp

    D. Lời kết

    Với những lưu ý trên bài viết, hy vọng các bạn có thể tham khảo được cách nặn mụn phù hợp mà không để lại sẹo thâm, viêm nhiễm, nặng nhất là để sẹo rỗ, giúp các bạn phần nào giải quyết được nỗi lo nặn mụn trứng cá của mình. Ngoài ra các bạn nên tham khảo một số sản phẩm trị mụn, viên uống trị mụn để làm khô nhân mụn trước khi nặn. Chúc các bạn luôn xinh đẹp.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: