Cách khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả! Thử ngay!

XEM NHANH

    17 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Cách khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả! Thử ngay!

    Viêm mũi dị ứng là gì và nguyên nhân vì sao nó xuất hiện? Bạn đã biết những cách khắc phục hay chưa? Cùng Blissberry tìm hiểu các phương pháp từ dễ đến khó này nhé!

    Bệnh viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của những tác nhân lạ vào trong hệ hô hấp. Một vài dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng đó là sưng tấy, khó chịu vùng mũi, chảy nước mũi,… căn bệnh đang phổ biến tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp. Với tình trạng người bị viêm mũi dị ứng ngày càng trẻ hoá thì việc hiểu rõ, hiểu đúng về bệnh và nhất là những cách điều trị bệnh hiệu quả là điều rất quan trọng và cần thiết. Cùng Blissberry điểm qua các phương pháp từ dễ đến khó nhằm khắc phục tình trạng trên nhé!

    A. Viêm mũi dị ứng là gì?

    Bệnh viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh gọi là Allergi Rhinitis) được định nghĩa là tình trạng tổn thương niêm mạc vùng mũi, viêm, sưng tấy do nhiều tác nhân khác nhau trong và ngoài cơ thể gây ra. Có thể hiểu viêm mũi dị ứng là một phản ứng khác lạ của cơ thể với một số yếu tố (gọi là kháng nguyên – antigen) dẫn đến những phản ứng cho cơ thể người.

    Viêm mũi dị ứng xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có khoảng 8% người trưởng thành mắc phải căn bệnh này. Độ tuổi phổ biến mắc bệnh cũng khá rộng, dao động từ 21 – 45 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ em nhưng với tỉ lệ thấp hơn.

    Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay khi sự biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng, làm cho số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

    Những dạng viêm mũi dị ứng thường gặp:

    • Viêm mũi dị ứng theo mùa
    • Viêm mũi dị ứng quanh năm
    • Viêm mũi dị ứng theo đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với các chất như bông, sợi, khói bụi

    B. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

    Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là những nguyên nhân trong môi trường sống, không khí các yếu tố gây dị ứng, thời tiết, một số yếu tố bên trong cơ địa mỗi người. Cụ thể như:

    1. Thời tiết

    Thời tiết được xem là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra viêm mũi cũng như nhiều bệnh hô hấp khác. Đặc biệt, trong những thời điểm giao mùa, chúng ta dễ mắc các các bệnh về đường hô hấp hơn so với những thời điểm khác trong năm. Thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm được xem là nguyên nhân khiến cho niêm mạc, các tế bào xoang, khoang mũi bị viêm, sưng, dẫn đến các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

    Đồng thời, ảnh hưởng về nhiệt độ, nóng lạnh, mưa nắng thất thường cũng là yếu tố gây suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên, khiến nhiều bệnh lý dễ xâm nhập vào cơ thể. Sự gia của các loại vi khuẩn, nấm mốc trong những thời điểm giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi để các bệnh hô hấp gia tăng.

    2. Các yếu tố gây dị ứng

    Những yếu tố dị ứng trong không khí dễ gây ra bệnh do chúng hiện diện rất nhiều trong môi trường sống, tiếp xúc thường xuyên với chúng ta. Yếu tố dị ứng xung quanh ta rất đa dạng như khói bụi, chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, các loại bọ ve, phấn hoa, bào tử, vi nấm, lông vật nuôi, một số loại côn trùng,…

    Có thể tìm thấy các yếu tố dị ứng này ở khắp nơi xung quanh môi trường sống của bạn. Đặc biệt với những người không chú ý vệ sinh nơi ở và môi trường sống thì sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dị ứng khác nhau, rất dễ bị viêm mũi dị ứng và các bệnh hô hấp khác.

    Ngoài ra, một số yếu tố dị ứng không tồn tại trong môi trường sống xung quanh nhưng được chúng ta vô tình đưa vào cơ thể thông qua các loại thức ăn, một số loại thuốc uống, thuốc điều trị, kháng sinh,… Mặc dù có tỉ lệ dị ứng kích ứng tương đối thấp nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể thúc đẩy gây ra bệnh viêm mũi.

    3. Một số yếu tố bên trong

    Bên cạnh các yếu tố thời tiết, tác nhân dị ứng từ bên ngoài, các yếu tố bên trong cơ thể như cơ địa của mỗi người, những yếu tố dị ứng di truyền, các bệnh lý ảnh hưởng đến miễn dịch, những dị tật bẩm sinh, nhất là ở vùng mũi,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Thống kê cho thấy khoảng 60% những trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về dị ứng dễ mắc các bệnh về hô hấp, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch so với những đối tượng khác. Người có tiền sử mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch cũng khiến cho hệ hô hấp dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, vi khuẩn.

    Những trường hợp bị dị tật đường mũi như hẹp vách ngăn, có polyp, một số biến dạng cấu trúc,… cũng có thể dẫn đến viêm mũi do quá trình dẫn lưu các dịch tiết, nước mũi,… kém đi, làm ứ đọng, tích tụ các vi khuẩn. Từ đó dễ gây ra viêm mũi dị ứng, các bệnh tai mũi họng.

    C. Cách khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng

    1. Rửa mũi với nước muối sinh lý

    Đây được xem là cách chữa viêm mũi dị ứng thông dụng nhất. Nghẹt mũi là một trong các dấu hiệu viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Để trị nghẹt mũi nhanh chóng, nhiều người thường lựa chọn phương pháp rửa mũi bằng nước muối để dễ loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn.

    Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% bán tại các quầy thuốc hoặc tự pha dung dịch rửa mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó để xem loại dung dịch nào phù hợp với bản thân hơn.

    2. Xông mặt giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi

    Hơi nước nóng có thể giúp làm loãng dịch nhầy đặc bị tắc nghẽn trong đường mũi, từ đó giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài. Nhờ vậy, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi… sẽ thuyên giảm đáng kể.

    Nếu muốn nâng cao hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng, bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu (trà, bạc hà, bạch đàn…) vào nước nóng dùng để xông mặt. Mặt khác, cần lưu ý rằng cách điều trị viêm mũi dị ứng này không phù hợp với trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn nên cho bé tắm nước ấm để đẩy lui các triệu chứng khó chịu trên.

    3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng men vi sinh

    Men vi sinh (probiotics) là các chủng vi sinh vật đường ruột có lợi có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với những tác nhân dị ứng gây viêm mũi. Mặc dù cơ chế hoạt động của chúng vẫn đang được tìm hiểu nhưng theo một nghiên cứu năm 2011, phương pháp này đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong việc điều trị cũng như phòng ngừa viêm mũi dị ứng.

    Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng đã chứng minh Lactobacillus acidophilus (một chủng lợi khuẩn) có tác dụng giảm tần suất phát sinh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn có thể dễ dàng bổ sung loại lợi khuẩn này bằng cách thêm sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

    4. Bổ sung vitamin C

    Với đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm cao, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đồng thời rút ngắn thời gian phát bệnh. Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như:

    • Trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, cam…)
    • Súp lơ xanh
    • Quả mọng (dâu tây, việt quất…)
    • Ớt chuông
    • Kiwi

    5. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng với tinh bột nghệ

    Nghệ có thành phần chính là curcumin, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm giúp kiểm soát nhiều dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như ho, hắt hơi, khô miệng và nghẹt mũi.

    Bên cạnh đó, hoạt tính sinh học của curcumin còn có thể được nâng cao khi bạn kết hợp tinh bột nghệ với tiêu đen. Ngoài cách sử dụng như một loại gia vị tô điểm món ăn, bạn cũng có thể dùng nghệ để pha trà cho những người đang gặp vấn đề với các dấu hiệu viêm mũi.

    6. Sử dụng một ít mật ong mỗi ngày giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi khó chịu

    Mật ong đã được chứng minh có tác dụng trong việc thuyên giảm các triệu chứng của viêm mũi do dị ứng. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có thể xác định rõ ràng, ngày nay mật ong vẫn được nhiều người lựa chọn như một giải pháp hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng bằng cách dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.

    7. Bổ sung cá vào khẩu phần ăn

    Cá không chỉ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng hạn chế viêm cũng như các phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu đã kết luận rằng các axit béo trong cá sẽ giúp làm giảm co thắt đường thở do các bệnh dị ứng như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng

    8. Quercetin cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng

    Đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp quercetin có công dụng kiểm soát tốt các bệnh dị ứng theo mùa. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng, quercetin hoạt động tương tự chất kháng histamine tự nhiên có khả năng thuyên giảm các triệu chứng khó chịu đáng kể. Đây là một flavonoid tạo sắc tố cho nhiều loại trái cây và rau củ quả nên bạn có thể bổ sung hoạt chất này bằng cách ăn nhiều:

    • Táo
    • Nho
    • Quả mọng
    • Súp lơ xanh
    • Hành tây

    Ngoài ra, một số loại thảo mộc, trà và rượu vang cũng có thể cung cấp một lượng quercetin nhất định.

    Chia sẻ từ Blissberry

    Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn lựa chọn được cách chữa viêm mũi dị ứng phù hợp nhất và kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng mũi nhé.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: