-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
24
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
Mụn trứng cá ở trán biểu hiện điều gì về sức khỏe
Mụn trứng cá mọc ở trán cho biết cơ thể đang tích tụ các độc tố vì cách sinh hoạt chưa lành mạnh. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế mụn trứng cá? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn có biết làn da trên khuôn mặt là "đại diện phát ngôn" hàng đầu về sức khỏe của mỗi chúng ta không? Vì mỗi vị trí trên khuôn mặt đều gắn bó mật thiết với các bộ phận khác bên trong cơ thể. Những nốt mụn trứng cá mọc chi chít trên trán chính là lời kêu cứu từ cơ thể - báo hiệu những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong. Để Blissberry bật mí toàn cảnh cho bạn về lời cảnh báo của cơ thể này nhé!
A. Mụn trứng cá ở trán biểu hiện điều gì về sức khỏe
1. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là tình trạng mụn da thường gặp, đặc biệt ở lứa tuổi mới lớn. Ở tuổi dậy thì, trán thường là một trong những vùng đầu tiên nổi mụn. Ngoài trẻ em trong độ tuổi dậy thì, mụn trứng cá mọc ở trán cũng là một nỗi lo lắng của mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Mụn trứng cá là một dạng bệnh trứng cá phổ biến hiện nay. Chúng xảy ra khi hoạt động của các nang lông và tuyến bã nhờn trên da bị rối loạn. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen đến những trường hợp mụn bọc, viêm tấy đỏ khắp mặt. Tuy nhiên, mụn trứng cá ở trán có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với mụn ở các vùng khác các khu vực khác trên khuôn mặt. Nó thường là mụn đầu trắng, mụn cám, rất ít trường hợp là nang mụn trứng cá, mụn nang.
2. Mụn trứng cá mọc ở trán cảnh báo điều gì về sức khỏe
- Cơ thể: Mụn trứng cá ở trán vang lên hồi chuông cảnh báo về nhiều độc tố đang được tích tụ trong cơ thể của chúng ta. Tình trạng này được cho là hệ quả của đường tiêu hóa không tốt (nhất là ở cơ quan ruột già và bàng quang). Cơ thể bị rối loạn chức năng gan (tích tụ nhiều độc tố).
- Lối sống: Chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh, điều độ, khoa học sẽ làm nổi mụn trên mặt. Đặc biệt, mụn mọc trên trán còn cho ta lời cảnh báo về tình trạng stress kéo dài trong công việc, học tập,... của người bị mụn.
3. Vì sao mụn trứng cá lại xuất hiện ở trán
Một số nguyên nhân tiêu biểu gây ra mụn trứng cá ở trán là:
- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Trán nằm ở vùng chữ T trên khuôn mặt, là nơi chứa nhiều dầu thừa nên lỗ chân lông thường bị bít tắc, dễ dẫn đến tình trạng mụn mọc trên trán.
- Mất cân bằng hormone: Lượng hormone estrogen, progesterone và androgen trong cơ thể mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tuyến bã nhờn. Đối với chị em phụ nữ, nhất là giai đoạn "đèn đỏ" thì mụn lại càng nổi lên nhiều hơn.
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Do hormone adrenaline được giải phóng trong quá trình stress có nguy cơ làm tăng việc sản xuất dầu và mọc mụn.
- Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc: Sodium lauryl sulfate là chất tạo bọt trong dầu gội, dầu xả và sữa tắm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, các hóa chất trong thuốc nhuộm, ép tóc dính vào trán khi bạn làm tóc cũng có thể gây ra mụn.
- Đội mũ bẩn: Bụi bẩn, dầu thừa, da chết trên da có thể bám vào mũ và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da trán. Nếu không giặt mũ thường xuyên khi đội, bạn rất dễ bị nổi mụn trứng cá ở trán.
B. Cần làm gì để điều trị và phòng tránh mụn trứng cá ở trán?
Đối với mụn trứng cá ở trán, nếu kéo dài thời gian không chăm sóc cẩn thận, mụn có khả năng gây ra sẹo vĩnh vẹo. Vì vậy, chúng ta nên chăm sóc và điều trị sớm ngay khi thấy mụn trứng cá trên trán.
1. Vệ sinh da sạch sẽ
Đầu tiên, chúng ta cần chú ý hơn đến khâu vệ sinh da, bởi da bẩn sẽ khiến mụn phát sinh ồ ạt. Việc rửa mặt sâu và kĩ sau bằng những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ kết hợp dùng nước hoa hồng và tẩy tế bào chết 1 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tránh bít tắc lỗ chân lông.
Đồng thời, tránh sờ tay lên da mặt vì chúng sẽ khiến vi khuẩn mụn lây lan sang vùng da khác. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý nặn mụn bằng tay bởi chúng sẽ dễ để lại sẹo.
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học
Để điều trị cũng như ngăn ngừa mụn trứng cá ở trán hiệu quả, chúng ta hãy cùng thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình theo lời khuyên của các chuyên gia như sau:
- Dùng thảo dược làm mát gan (trà râu ngô, hạt sen,...) thay cho nước lọc để uống hằng ngày.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường.
- Ăn nhiều rau của màu xanh và trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa như rau cải, súp lơ xanh,...
- Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, cà phê và các chất kích thích khác.
Hình thành một chế độ ăn khoa học sẽ giúp thanh lọc da và thải độc cơ thể, hỗ trợ điều hoà bài tiết từ bên trong cơ thể.
Lời kết
Nếu tình trạng mụn của các bạn trở nặng, hãy tìm đến các vị bác sĩ da liễu để được tư vấn và chữa trị kịp lúc. Đồng thời, các bạn đừng quên rằng duy trì một lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý cùng tinh thần vui vẻ, thoải mái mới chính là liều thuốc hiệu quả nhất. Hãy học cách lắng nghe những biến đổi của cơ thể bản thân vì biết đâu đang có một thông điệp được gửi gắm đến bạn đấy!