Những lý do khiến bạn chấm dứt “cuộc sống cú đêm” ngay hôm nay!

XEM NHANH

    16 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Những lý do khiến bạn chấm dứt “cuộc sống cú đêm” ngay hôm nay!

    Thức khuya gây ra những tác hại nào với cơ thể? Hé lộ 5 tuyệt chiêu giúp bạn ngủ đúng và đủ giờ mỗi ngày? Chia sẻ từ Blissberry, xem ngay!

    Chẳng biết từ bao giờ mà việc thức khuya, ngủ muộn trở thành điều dĩ nhiên với nhiều người. Họ bận lướt Facebook, bận nhắn tin, bận shopping online,... Thế nhưng chính việc thức khuya lại ẩn chứa nhiều hậu quả khôn lường đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Thức khuya có hại, nhưng hại như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blissberry để biết câu trả lời. 

    Thức khuya và 8 tác hại bạn cần biết 

    Từ 21 giờ tối đến 5 giờ sáng là thời gian tốt nhất để cơ thể tái tạo, sửa chữa tổn thương. Nếu đồng hồ sinh học này bị đảo ngược chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Thức quá khuya có thể dẫn đến các tác hại sau: 

    1. Tăng cân

    Khi ngủ muộn, hai hormone là ghrelin (1) và leptin (2) bị rối loạn. Trong khi đây là hai loạn hormone đảm nhiệm sự thèm ăn của cơ thể. Năng lượng được tiêu thụ vào ban đêm mà không kịp được đốt cháy trở thành “thủ phạm” khiến cân nặng tăng “vù vù”. 

    2. Giảm thị lực 

    Cũng giống như các bộ phận khác, mắt cần được nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày dài mệt nhọc. Thức khuya đồng nghĩa với việc mắt phải hoạt động và cần điều tiết nhiều hơn. Lâu dần, thị lực sẽ giảm và dễ hình thành cận thị, loạn thị, đau mắt,.. 

    Ánh sáng xanh từ thiết bị điện thử cũng là nguyên nhân khiến thị lực của ta yếu hơn. Hơn nữa, tổn thương do ánh sáng xanh là vĩnh viễn và khó điều trị khỏi. Đây cũng là tác hại dễ nhận thấy nhất khi thức khuya. 

    3. Suy giảm trí nhớ

    Não bộ cần thời gian để tái tạo các noron thần kinh mới. Do đó thức khuya hay thiếu ngủ đều gây ra cản trở cho quá trình này. Một khi tình trạng này kéo dài làm tế bào thần kinh ít đi, dẫn đến thiếu tập trung, mệt mỏi đặc biệt là suy giảm trí nhớ. 

    4. Tăng nguy cơ mắc trầm cảm 

    Chu kỳ giấc ngủ và điều hòa tâm trạng đều được điều chỉnh bởi hormone melatonin (3). Mức melatonin thấp cũng thường được tìm thấy ở những người trầm cảm và những người bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ. Do đó việc thức khuya sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,... 

    5. Đẩy nhanh quá trình lão hoá

    Ban đêm là thời gian để da tu sửa, tái tạo lại các tế bào. Nếu ta vô tình phá vỡ quy luật này sẽ gây ra quầng thâm, nổi mụn, nếp nhăn,.. đặc biệt là lão hoá. Vì thế, ngủ sớm được coi là phương pháp làm đẹp “tiết kiệm - hiệu quả - nhanh gọn” mà ta không nên bỏ qua. 

    6. Giảm khả năng sinh sản

    Thức khuya còn làm giảm ham muốn tình dục. Ngủ ít hơn 7 tiếng khiến lượng testosterone (4) và hormone (5) kích thích rụng trứng giảm dần, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Ở nam giới, chất lượng tinh trùng cũng yếu hơn những người ngủ đúng và đủ giấc. 

    7. Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá

    Không chỉ là cảm giác thèm ăn, thức khuya làm dịch dạ dày tiết nhiều hơn, dẫn đến ăn mòn dạ dày. Thêm nữa, thức khuya để làm việc cũng làm cho bệnh tá tràng trở nặng hơn.  

    8. Tổn thương gan 

    Ngủ muộn thường được xác định tương đối, thường là sau 11 giờ. Đây cũng là lúc gan làm việc và đào thải độc tố. Nếu cơ thể còn thức, hoạt động này khó có thể diễn ra, gây thiếu hụt máu và tổn thương ở gan. 

    5 tuyệt chiêu giúp bạn có được giấc ngủ tuyệt vời 

    Cuộc sống thì ngày càng bận rộn, đi ngủ sớm là điều ai cũng muốn nhưng khó mà thực hiện được. Đôi khi thức khuya trở thành một phần của đồng hồ sinh học, làm ta khó có thể đi ngủ trước 11 giờ. 

    Vậy thì áp dụng ngay 5 tuyệt chiêu sau để tạm biệt hội cú đêm và thiết lập lại thói quen mới cho bản thân nhé! 

    1. Chế độ ăn khoa học 

    Ai cũng biết cafein giúp ta tỉnh táo và tập trung làm việc hơn, thế nhưng nó không dành cho ban đêm. Tiêu thụ quá nhiều cafein, đồ uống có cồn hay đồ ăn nhiều dầu mỡ đều làm bạn “tỉnh như sáo” dù đã 12 giờ đêm. Thay vào đó ta nên ăn thêm nhiều rau xanh và các loại quả mọng nước như cam, quýt, bưởi,... 

    2. Thiết lập đồng hồ sinh học mới

    Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày thực sự giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Thêm nữa, ngủ nướng vào cuối tuần khiến đồng hồ sinh học bị đảo ngược, gây khó khăn để hình thành thói quen mới. 

    3. Cất gọn điện thoại vào một góc

    Dùng điện thoại không khiến bạn ngủ hơn hơn, thậm chí nó làm bạn thức lâu hơn. Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử khiến não bộ nhầm tưởng đang là ban ngày, làm ta khó vào giấc hơn. Bạn nên nói lời “tạm biệt” với điện thoại, máy tính ít nhất 30 phút trước khi ngủ nếu thường xuyên bị mất ngủ, ngủ chập chờn,.. 

    4. Tập thể dục nhẹ nhàng

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên không những không ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm ta ngủ ngon hơn. Đương nhiên nó phải là cường độ nhẹ, tập trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng. Thiền hay tập yoga cũng là cách mọi người thường làm để dễ buồn ngủ hơn. 

    5. Sử dụng mùi hương 

    Được ngâm mình trong bồn tắm nóng với hương thảo dược thoang thoảng chắc chắn giúp bạn xả stress và thư giãn cực hiệu quả. Đặc biệt là hương thơm từ thiên nhiên như gừng và khuynh diệp, vừa dưỡng mềm da vừa giúp ta lấy cảm hứng làm việc. 

    Đó cũng là lý do khiến Blissberry cho ra mắt sữa tắm thảo dược hương Khuynh diệp & hương Gừng. Lớp bọt mềm ẩm cùng mùi hương trị liệu sẽ là chất xúc tác cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu. 

    Cuối cùng, chắc hẳn bạn đã nắm rõ những tác hại khôn lường khi ta thức khuya rồi chứ? Nếu có thì hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để mỗi sáng thức dậy ta đều tràn đầy năng lượng và luôn vui tươi. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: