Tại sao đau bụng kinh

XEM NHANH

    20 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Tại sao đau bụng kinh "rụng dâu" ?

    Tại sao đau bụng kinh "rụng dâu"? Cách làm giảm đau bụng kinh. Những điều chị em nên biết trong kì "rụng dâu". Cùng Blissberry xem ngay!

    Đau bụng kinh là hiện tượng không mấy xa lạ với chị em phụ nữ. Mỗi khi đến kỳ "rụng dâu" chị em lại thêm mệt mỏi vì những cơn đau kéo dài âm ỉ. Vậy chị em có biết tại sao đau bụng kinh "rụng dâu"? Cùng Blissberry tìm hiểu nhé!

    A. Đau bụng kinh là gì? Tại sao đau bụng kinh "rụng dâu" ?

    1. Đau bụng kinh là gì?

    Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) là cơn đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xảy ra ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thấy cơn đau này chỉ hơi khó chịu, mất tập trung. Ngược lại, nhiều người cảm thấy cơn đau dữ dội hơn và có thể cản trở các hoạt động bình thường trong vài ngày.

    Các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp:

    • Đau dai dẳng và chuột rút ở vùng bụng dưới hoặc có thể dữ dội hơn.
    • Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và lên đến đỉnh điểm vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó sẽ giảm dần trong 3 ngày.
    • Đau âm ỉ triền miên.
    • Cơn đau lan xuống lưng và đùi.
    • Cảm giác áp lực trong bụng.

    2. Tại sao đau bụng kinh "rụng dâu" ?

    Đau bụng kinh có nhiều nguyên nhân:

    • Do cơ tử cung co bóp quá mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài.
    • Một số phụ nữ có cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài, cũng có thể dẫn đến đau bụng kinh.
    • Do dị tật bẩm sinh trong tử cung, chẳng hạn như tử cung ngả sau hoặc ngả trước, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu kinh và gây đau bụng kinh.
    • Do di truyền từ mẹ sang con, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các bà mẹ bị đau bụng kinh thì khi sinh con, con gái đều bị đau khi khi đến kỳ kinh nguyệt.
    • Do thay đổi nội tiết tố như: tăng progesterone (1) và prostaglandin (2) trong máu bất thường làm ảnh hưởng đến tử cung.
    • Do chế độ ăn uống không khoa học trong thời kỳ kinh nguyệt như ăn đồ cay, đồ lạnh, bụng không được giữ ấm...
    • Đau bụng kinh có thể do mắc một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung… đây cũng là nguyên nhân chính khiến chị em bị đau trong kỳ hành kinh dữ dội.
    • Do vận động quá sức trong thời kỳ kinh nguyệt.

    B. Cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả

    Có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây để giảm đau bụng kinh hiệu quả:

    • Làm ấm vùng bụng: Bạn có thể dùng túi giữ nhiệt hoặc cho nước ấm vào chai sau đó chườm nhẹ lên vùng bụng dưới.
    • Massage bụng: Đặt tay lên vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
    • Không làm việc hay vận động quá sức, nên nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng.
    • Giữ ấm cơ thể
    • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất chứa nhiều canxi như trái cây, rau xanh, cá, đừng để bụng quá đói quá no sẽ dễ gây đau hơn. Bạn cũng nên hạn chế ăn đồ cay.
    • Uống thuốc giảm đau - Nên cân nhắc sử dụng phương pháp này vì khi sử dụng nhiều loại thuốc để giảm đau, cơn đau có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

    Khi đến kỳ “rụng dâu”, hãy luôn để tâm trạng thư giãn thoải mái. Đồng thời, nên thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường lưu lượng máu đến lưng và xương chậu cũng như giảm đau hiệu quả.

    C. Những điều chị em nên biết về chu kỳ “rụng dâu”

    “Rụng dâu” (Kinh nguyệt) là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra theo chu kỳ do sự sụt giảm đột ngột của các hormone estrogen và progesterone. Kinh nguyệt lặp lại theo chu kỳ từ 21 đến 35 ngày và thời gian hành kinh từ 3 đến 7 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc cho đến khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

    Biết trước "dâu" tới vào ngày nào giúp chị em chuẩn bị sắp xếp sinh hoạt tốt hơn. Chị em có thể dễ dàng nhận biết kì rụng dâu của mình qua các dấu hiệu:

    • Khí hư (huyết trắng) ra nhiều
    • Các triệu chứng đau âm ỉ, ngứa ran và khó chịu ở vùng bụng dưới
    • Căng tức ngực
    • Đau mỏi lưng
    • Nổi mụn
    • ​Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt

    D. Lời kết

    Đau bụng kinh trong kỳ rụng dâu là nỗi lo của số đông chị em. Hi vọng với bài viết này, chị em có thể biết rõ thêm về đau bụng kinh cũng như những biện pháp giúp hạn chế cơn đau này. Chúc chị em luôn vui vẻ và khỏe đẹp!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: