Nám da khi mang thai khác gì với nám da thông thường

XEM NHANH

    22 Tháng 02
    Đăng bởi:  Hoài Phương

    Nám da khi mang thai khác gì với nám da thông thường

    Không phân biệt rõ các loại nám da khiến bạn bỏ rất nhiều công sức và tiền của nhưng kết quả vẫn không như ý. Vậy hãy đọc bài dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại nám nhé.

    Việc không hiểu rõ nguyên nhân và các cơ chế hình thành mỗi loại nám da đã khiến bạn bỏ ra hàng trăm triệu để điều trị nám nhưng kết quả mang lại chẳng như mong đợi? Vì vậy, trong da liễu việc phân biệt nám thông thường và nám da do rối loạn sắc tố là kiến thức cơ bản bạn cần hiểu rõ. Hãy cùng Blissberry tìm hiểu sâu hơn về vấn đề làm sao để da đủ ẩm trong môi trường máy lạnh.

    A. Nám da khi mang thai

    Nám da khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong thai kì và thường được gọi là “mặt nạ thai kì” bởi các đốm mờ thường xuất hiện ở các vùng da như: môi, trán, gò má…. Bên cạnh đó, nám còn xuất hiện ở một số vùng khác như đùi, sát nách.

     1. Nguyên nhân

    Nguyên nhân chính gây ra nám da khi mang thai đó là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây rối loạn sắc tố da. Mặt khác, sự thay đổi hormone estrogen (1) và progesterone (2) tăng cũng kích thích các phân tử tyrosine bị oxy hóa dẫn đến nám da.

    Ngoài ra, trong thai kì các bà mẹ cũng gặp nhiều stress, mệt mỏi, bận rộn khiến cho nám đậm màu hơn.

    2. Cách khắc phục

    Để khắc phục tình trạng nám da, các chị em nên kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế nám da song song đó vẫn không ảnh hưởng đến em bé.

    2.1. Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng

    Các nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi (3), Vitamin A (4), VitaminC (5), VitaminE (6) có chứa nhiều trong cà rốt, cam, đậu nành. Đây đều là những thực phẩm giúp làn da trẻ đẹp, chống nám.


    2.2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

    Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gây cháy nắng. Điều đó sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương. Thậm chí, nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài còn tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến ung thư da. Thay vào đó, các mẹ nên sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF cao và che chắn cẩn thận khi ra ngoài. 

    2.3. Thường xuyên vận động

     Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sinh hoạt điều độ, vui tươi. Điều đó sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó làn da cũng trở nên hồng hào hơn.

    2.4. Tránh sử dụng các chất kích thích

    Rượu, bia, các đồ ăn cay nóng đều là những chất kích thích gây hại cho cơ thể mà bạn nên tránh. Việc bổ sung cho cơ thể các vitamin từ rau, củ, quả và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách để bạn tránh khỏi những vết nám xấu xí kia.

    B. Nám da thông thường

    Là tình trạng trên da xuất hiện những đám màu nâu hoặc xám màu trên da. Trong đó, nám da mặt là loại phổ biến nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể ở một số vùng như môi, trán, má. Ngoài ra, nám cũng xuất hiện ở một số vùng khác nhau đặc biệt là những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời như cổ và cánh tay.

    1. Nguyên nhân

    1.1. Di truyền

    Theo nghiên cứu, khoảng 30% phụ nữ bị nám xuất phát từ di truyền. Vì vậy, nếu không sử dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

    1.2. Lạm dụng thuốc

    Lạm dụng thuốc tránh thai hay các nhóm thuốc kháng sinh Cyclin sẽ làm thay đổi hormon trong cơ thể, là nguyên nhân chính gây ra tàn nhang.

    1.3. Tuổi tác

    Nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng, sau khi qua độ tuổi 25 cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của lão hóa, lượng Estrogen sản sinh cũng không được dồi dào như trước đó. Vì vậy tâm lí của các chị em dễ bị căng thẳng, kích thích sản sinh melanin (7) cũng là nguyên nhân gây ra nám da, tàn nhang.

    2. Cách khắc phục

    2.1. Sử dụng kem chống nắng

    Điều này vô cùng quan trọng bởi vì khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, da của bạn dễ bị nám, các sắc tố da cũng thay đổi. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên sẽ tạo ra một màng bảo vệ giúp bạn chống lại các tia UVA, UVB.

    2.2. Tăng cường bổ sung tinh chất mầm đậu tương

    Đây là thành phần có chứa nhiều Estrogen thực vật như isoflavon (8) giúp bổ sung lượng estrogen cho chị em bị thiếu hụt sau độ tuổi 30.

    2.3. Xây dựng một thực đơn lành mạnh

    Một chế độ dinh dưỡng giàu các vitamin A, E, C hay Omega-3… sẽ đẩy lùi quá trình lão hóa, giảm thiểu nguy cơ nám da. Bên cạnh đó, việc hạn chế bia rượu, các đồ ăn gây nóng cũng giúp bạn cải thiện các vấn đề về sắc tố da. 

    2.4. Sử dụng các mỹ phẩm an toàn

     Việc sử dụng mĩ phẩm một cách vô tội vạ hay các loại mĩ phẩm có chứa các chất gây hại cho da cũng là nguyên nhân khiến cho da của bạn bị bào mòn. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các loại mĩ phẩm để phù hợp với làn da của từng người.

    Chia sẻ từ Blissberry

    Nám da là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên chúng nguyên nhân và cơ chế hoạt động khá phức tạp. Vì vậy, để cải thiện tình trạng nám ở da các bạn nên nhanh chóng tìm đến các bác sĩ da liễu có chuyên môn để có được sự tư vấn và đưa ra liệu trình một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.

     Nám da khi mang thaiNám da thông thường
    Nguyên nhân

    1.Do thay đổi nội tiết tố

    2. Stress khiến nám đậm màu hơn

    1.Di truyền

    2. Tiếp xúc với ánh mặt trời

    3. Lạm dụng thuốc và mỹ phẩm

    Cách khắc phục

    1.Sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng

    2.Tránh tiếp xúc với ánh mặt trời

    3. Vận động nhẹ nhàng

    4. Tránh sử dụng chất kích thích

    1.Sử dụng kem chống nắng

    2. Bổ sung tinh chất mầm đậu tương

    3. Xây dựng thực đơn lành mạnh

    4. Sử dụng các loại mỹ phẩm an toàn

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: