Chứng nhận GMP thực phẩm chức năng

XEM NHANH

    20 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Chứng nhận GMP thực phẩm chức năng

    Bạn có bao giờ bâng khuâng làm sao đâu là TPCN chất lượng trong vô vàn sản phẩm hiện nay. Bài viết sẽ bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất TPCN.

    Với chất lượng sống ngày càng gia tăng, con người ta càng quan tâm hơn nhiều hơn đến các thực phẩm chăm sóc sức khỏe nhằm phòng ngừa bệnh tật, gìn giữ nhan sắc. Thế nhưng làm sao để lựa chọn một thực phẩm chức năng chất lượng, an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

    A. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khác gì so với thực phẩm chức năng?

    Hầu hết ai ai cũng đã từng nghe qua thực phẩm chức năng, tuy nhiên khái niệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe lại còn đôi chút xa lạ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực chất chính là một loại thực phẩm chức năng. Theo Luật an toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

    • Thực phẩm bổ sung
    • Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
    • Thực phẩm dinh dưỡng y học.

    Trong khi các loại còn lại cũng là thực phẩm thông thường nhưng bổ sung vi chất, yếu tố có lợi cho sức khỏe, thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính là những sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, lỏng mà chúng ta vẫn hay thường thấy trên tivi, báo đài dưới cái tên thực phẩm chức năng.

    Và theo thông tư 43/2014/TT-BYT của BYT quy định Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

    • Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
    • Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

    B. GMP là gì?

    Như đã giới thiệu ở bài viết trước, sản xuất thực phẩm chức năng cũng là một trong những lĩnh vực cần tuân theo tiêu chuẩn GMP - Thực hành sản xuất tốt, nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán các sản phẩm này.

    Quy trình này đưa ra các yêu cầu tối thiểu mà những nhà sản xuất phải đáp ứng để đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn có chất lượng cao và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn.

    GMP kiểm soát tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu, cơ sở, trang thiết bị sản xuất đến nhân viên làm việc tại cơ sở.

    C. Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Trong công nghệ bào chế sản phẩm bảo vệ sức khỏe, GMP được áp dụng nhằm đảm bảo một cách chắc chắn rằng sản phẩm được sản xuất một cách ổn định, đồng nhất, và luôn luôn đạt chất lượng để đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

    1. Mục đích

    GMP là bộ phận đánh giá chất lượng nhằm đảm bảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng, tuân theo các quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, an toàn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

    2. Nguyên tắc cơ bản

    3 nguyên tắc cơ bản của GMP gồm có:

    • Viết những gì cần làm (các hướng dẫn, quy trình thao tác chuẩn)
    • Làm theo những gì đã viết
    • Ghi kết quả vào hồ sơ (hồ sơ hoá)

    D. Các yêu cầu của GMP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các yêu cầu của GMP đều xoay quanh 5 yếu tố chính gồm có: môi trường, cơ sở sản xuất; trang thiết bị; nhân sự; nguyên vật liệu; tài liệu quy trình, phương pháp.

    1. Môi trường, cơ sở sản xuất 

    Theo GMP, nhà xưởng cần được thiết kế và xây dựng ngăn chặn được việc xâm nhập hoặc lọt ra ngoài của tạp nhiễm. Khi xây dựng thiết kế nhà xưởng, cần chú ý tới mức độ đóng kín của thiết bị. Nhà xưởng cần là một khối cấu trúc kín, không có kẽ hở để không khí thoát ra thông qua trần nhà, vết nứt hoặc các khu vực phụ trợ khác.

    Ngoài ra, nhà xưởng phải được thiết kế và xây dựng phù hợp để đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt. Khi làm vệ sinh, và tẩy trùng nếu cần, theo các quy trình chi tiết bằng văn bản. Cần lưu hồ sơ vệ sinh.

    2. Trang thiết bị

    Trang thiết bị và máy móc có quy định chặt chẽ về:

    • Thiết kế: đạt chuẩn, phù hợp với hoạt động sản xuất tại nhà máy
    • Vị trí lắp đặt: phải phù hợp với trình tự dây chuyền công nghệ, phân chia khu vực riêng lẻ không chồng chéo lẫn nhau.
    • Quy trình vệ sinh: phải sạch sẽ, tránh nguy cơ tạp nhiễm cho sản phẩm

    3. Con người

    GMP đòi hỏi một nhà máy sản xuất phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao. Nhân viên tại các vị trí của cơ sở sản xuất phải được đào tạo và định kỳ đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản của GMP và các công việc chuyên môn đang đảm trách.

    4. Nguyên vật liệu

    Nguyên liệu, và cả thành phẩm trong sản xuất phải đạt chất lượng, và được bảo quản trong điều kiện đảm bảo theo tiêu chuẩn theo GSP – Good Storage Practices (Thực hành tốt bảo quản).

    Thực hành tốt bảo quản là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về bảo quản thành phẩm, và nguyên liệu nhằm đảm bảo và duy trì một cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng của thành phẩm, và nguyên liệu thông qua việc kiểm soát đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản.

    5. Tài liệu quy trình, phương pháp

    Một nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP cần đảm bảo các yếu tố sau:

    • Phải thiết lập được hệ thống hồ sơ tài liệu với thông tin rõ ràng, chính xác, bao gồm các quy trình, tiêu chuẩn, công thức sản xuất, hướng dẫn pha chế, hướng dẫn đóng gói và hồ sơ ghi chép những kết quả đã thực hiện về các hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng, theo dõi sản phẩm trong quá trình lưu thông và các vấn đề liên quan đến GMP, cho phép truy xuất lịch sử của lô sản phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu ban đầu đến khi phân phối thành phẩm.
    • Phải có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm cụ thể bao gồm các quy định chi tiết, rõ ràng về hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng để đảm bảo thu được sản phẩm đạt chất lượng, đồng nhất, ổn định. Kết quả thực hiện cho từng lô sản phẩm phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng và lưu giữ theo quy định;
    • Phải có hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập phù hợp với bộ phận kiểm soát chất lượng hoạt động độc lập so với bộ phận sản xuất và hoạt động hiệu quả để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn xác định;
    • Tất cả các khiếu nại và những thông tin khác liên quan đến sản phẩm có khả năng bị sai hỏng phải được lưu giữ và xem xét lại theo quy trình đã được duyệt. Cần phải có một hệ thống để thu hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả đối với tất cả sản phẩm được biết hoặc có nghi ngờ sai hỏng trên thị trường.

    E. Lời kết

    Với những quy tắc, chuẩn mực riêng, tiêu chuẩn GMP đã trở thành một trong những quy phạm tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần có. Trong vô vàn các thể loại thực phẩm chức năng tràn lan không rõ nguồn gốc như hiện nay, lựa chọn sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt GMP sẽ là một bảo đảm cho sự chất lượng và an toàn.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: