Tìm hiểu ngay eco-friendly là gì? Có nên chọn sản phẩm eco-friendly?

XEM NHANH

    21 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Tìm hiểu ngay eco-friendly là gì? Có nên chọn sản phẩm eco-friendly?

    Eco-friendly là gì? Bạn đã biết chưa? Eco-friendly đóng vai trò thế nào trong ngành công nghiệp mỹ phẩm? Hãy cùng Blissberry tìm hiểu nhé!

    “Ý thức về môi trường không chỉ xoay quanh vấn đề bao ni lông hay đồ nhựa, nó là sự lựa chọn sản phẩm mỗi ngày của mỗi người, vào mỗi ngày. Quyết định của bạn hoàn toàn quyết định đến sự sống của mọi giống loài” - trích thời báo USA Today

    Eco-friendly - thân thiện với môi trường không còn là cụm từ xa lạ với chúng ta. Nhưng liệu các bạn đã hiểu tường tận về cụm từ này, cũng như vai trò của nó trong ngành công nghiệp mỹ . Hãy cùng Blissberry đi sâu vào tìm hiểu về cụm từ này nhé!

    Tìm hiểu ngay eco-friendly là gì? Có nên chọn sản phẩm eco-friendly hay không?

    Blissberry tin rằng câu nói trên đã gợi cho đọc giả cái nhìn đầu tiên về “eco-friendly” - “thân thiện với môi trường”. Đúng như thời báo USA Today, bảo vệ môi trường không chỉ nằm ở cụm từ “bài trừ”, ví dụ như bài trừ bao ni lông hay đồ nhựa, mà còn nằm ở sự lựa chọn. Sự lựa chọn mang tính xanh sạch, thân thiện với môi trường đã lan rộng dần cho hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp mỹ phẩm. 

    Với sự hiểu biết sẵn có của mỗi cư dân trên trái đất về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hôm nay Blissberry sẽ đi sâu vào những mặt xanh sạch của mỹ phẩm, thông qua giải nghĩa eco-friendly là gì.

    A. Những điều bạn cần biết về Eco-friendly

    Chỉ cần lên Google, bạn sẽ tra ra ngay ý nghĩa của Eco-friendly, hay tựu chung là thân thiện với môi trường. Eco-friendly thực chất đã được các nhà khoa học thế giới quan tâm vào thâp niên 60 và luôn chảy âm ỉ trong tư tưởng của một phần cư dân toàn cầu, những người nhận ra được sự bất cân bằng giữa nhân loại và môi trường tự nhiên. Nhưng phải hơn sáu thập kỉ sau, đỉnh cao của Eco-friendly mới bùng nổ, đánh dấu qua cuộc biểu tình gồm 10.000 đến Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu ở New York, kéo theo sự thay đổi toàn diện diễn ra ở hầu hết các quốc gia về tất cả các lĩnh vực. 

    Tìm hiểu ngay eco-friendly là gì? Có nên chọn sản phẩm eco-friendly hay không?

    Làn sóng bảo vệ môi trường về mặt kinh tế được thể hiện rõ rệt nhất qua cuộc khảo sát vào đầu năm 2021, 60% người dùng internet đồng ý chi trả mức giá đắt hơn cho nhãn hàng bảo vệ môi trường, thậm chí họ chủ động yêu cầu nhãn hàng sử dụng vật liệu tái chế, hay nguyên liệu dễ phân hủy. 

    Đặc biệt với lĩnh vực dược mỹ phẩm, một trong những nền công nghiệp gây ô nhiễm không kém do sử dụng các chất hóa học có hại cho tự nhiên cũng thực hiện nhiều cú chuyển mình đầy ấn tượng, “Cả người tiêu dùng và nhãn hàng cùng hợp tác để minh bạch trong khâu sản xuất, nguyên liệu, và chính sách không thử nghiệm trên động vật” - theo GWI.

    B. Eco-friendly trong ngành mỹ phẩm

    Để liên tưởng Eco-friendly trong ngành mỹ phẩm tường tận hơn, bạn hãy nghĩ đến những cụm từ như “organic” (hữu cơ), “vegan” (thuần chay), “sustainability” (bền vững”), ”green beauty” (vẻ đẹp xanh). Những từ vựng này đều chỉ chung loại sản phẩm an toàn với cả môi trường và người sử dụng từ khâu sản xuất, điều chế, đóng gói, thử nghiệm và sản xuất bao bì. Đi sâu vào những tiêu chí an toàn với mỹ phẩm eco-friendly, Blissberry sẽ chia ra làm 2 danh mục.

    1. Khâu sản xuất

    Ở khâu sản xuất, hãng thường sẽ chọn những sản phẩm không có thành phần độc hại được thể hiện ở hình bên dưới.

    Vậy cụ cụ thể chất hóa học sẽ ảnh hưởng đến môi trường trường thế nào? Một ví dụ cụ thể trong bài nghiên cứu vào năm 2011, hai tiến sĩ John M. Brausch và Gary M. Rand tìm ra rằng parabens và triclosan sẽ gây hại đến môi trường biển. Một ví dụ khác là BHA hay BHT, có chứa chất gây rối loạn nội tiết, khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến thức ăn của chuỗi sinh thái bao gồm con người. 

    Ngoài ra còn có thành phần quen thuộc trong kem chống nắng hóa học, oxybenzone (1), sẽ ảnh hưởng đến các rạn san hô. Những tưởng nhựa, ống hút mới là kẻ hủy hoại môi trường lớn nhất, nhưng các chất hóa học trong ngành công nghiệp dược mỹ phẩm cũng là sát thủ không dao, âm thầm ảnh hưởng dài lâu đến môi trường, đặc biệt là dưới lòng đại dương. 

    Bên cạnh vấn đề nguyên liệu, bao bì sản phẩm cũng là một trong những vấn đề nổi trội không chỉ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm mà còn còn ở nhiều ngành công nghiệp khác. Một trong những nhà tiên phong cho công nghệ sản xuất bao bì sản phẩm chăm sóc da là Sulapac (2). Sulapac mệnh danh là nhãn hàng luôn đi “kiếm tìm cho tính bền vững trong sản phẩm nhưng không nhất thiết phải bỏ lại yếu tố hữu dụng và tính thẩm mỹ. Bằng tâm huyết cùng nghiên cứu chuyên sâu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hãng nhận biết mỗi kết cấu sản phẩm thường yêu cầu vật liệu khác nhau. Do đó để trở thành cánh tay phải đắc lực nhất cho nhãn hàng, họ phát triển đa dạng loại bao bì, hộp chứa cho từng dòng. 

    Bên cạnh đó, Eco-friendly đã thành công tạo nên hệ tư tưởng “xanh” hơn cho mọi người, bằng cách thêm thắt nhu cầu thân thiện với môi trường ở bao bì vào danh sách lý do mua hàng của người tiêu dùng, thay thế nhựa bằng tre, sản phẩm tái chế, nhựa thực vật hoặc công nghệ bảo vệ môi trường tân tiến như PCR.

    2. Khâu thử nghiệm

    Có một danh từ cực kì nổi tiếng trong ngành dược mỹ phẩm, là “Cruelty-free”, không thử nghiệm trên động vật. Trong quá khứ, có khoảng 500.000 chú thỏ, chuột, heo, khỉ bị đem ra làm vật thí nghiệm. Hội Nhân quyền Quốc tế khẳng định thí nghiệm trên động vật không những thuộc về phạm trù tự nhiên, sinh thái, mà cả đạo đức. 

    Vậy tại sao các hãng mỹ phẩm thí nghiệm trên động vật, và hiệu quả của chúng đến đâu? Điều bất ngờ là cho dù lượng lớn động vật trở thành vật thí nghiệm hằng năm, thì báo cáo của PETA, tổ chức đại diện cho quyền của động vật, chỉ rõ 95% số lượng mỹ phâm thí nghiệm trên động vật thường thất bại khi sử dụng cho con người bởi vì vốn dĩ cấu trúc vật lý và hệ gen của các giống loài khác nhau. 

    Nhưng có một điểm chung để các hãng mỹ phẩm, dược phẩm tiếp tục cách thức thí nghiệm này là vì tất cả động vật đều có chung một trải nghiệm đau đớn, sợ hãi, và chịu đựng, theo báo cáo năm 2015 của nhóm nghiên cứu đại học Cambridge. Trên đà diệt vong của nhiều loài động vật, nếu ngành công nghiệp mỹ phẩm tiếp tục sử dụng bừa bãi tài nguyên động vật cho con người, thì chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, hệ gen động vật cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, dù sớm hay muộn.

    C. Có nên chọn sản phẩm Eco-friendly hay không?

    Như chúng ta nói ở đầu bài, an toàn của môi trường và an toàn của bản thân nằm rất nhiều trong sự lựa chọn. Lựa chọn của các hãng để thay thế nguyên vật liệu ở các khâu, lựa chọn của cả khách hàng cho sản phẩm giúp xây dựng, hoặc tàn phá trái đất. Lựa chọn tìm hiểu và cam kết cho sự sống, nhưng không bỏ rơi nhu cầu cá nhân, như làm đẹp. 

    Nhưng liệu tôi bỏ nhiều tiền hơn để mua một sản phẩm xanh, định nghĩa mới mẻ, sản phẩm mới mẻ, thì nó có hiệu quả như những thứ trước giờ tôi hay dùng? Đây là một câu hỏi đáng lưu tâm với cả nhãn hàng, người tiêu dùng, và bộ não của con người. Một trong những thứ vận hành não tốt nhất chính là thói quen và nghi ngờ, vậy nên để đưa ra lựa chọn làm khác đi là điều thực sự khó khăn cho cả nhãn hàng và người mua, với niềm nghi ngờ cốt lõi “sản phẩm xanh thì ít hiệu quả hơn”. Điều này đã được chứng thực qua cuộc khảo sát thực tế do công ty cố vấn Boston thực hiện. 

    Tìm hiểu ngay eco-friendly là gì? Có nên chọn sản phẩm eco-friendly hay không?

    Tin vui là sau nhiều cơn cháy rừng, lũ lụt, thì bộ não đã nhận đủ tình trạng báo động để bắt đầu thay đổi góc nhìn với Eco-friendly, dù chúng ta không biết rõ số người thay đổi là bao nhiêu. Nhưng chí ít, có nhiều nguồn như Kangovou, BusinessWire, hay những tờ báo lớn như ABC, Economics Time lên tiếng khẳng định ba yếu tố trọng điểm của sản phẩm thân thiện với môi trường gồm rẻ hơn, lành mạnh hơn và bảo vệ môi trường. Với hai yếu tố đầu, chúng ta đều biết đối với các công ty thì môi trường là một khoản chi không hề nhỏ, nhưng về lâu về dài, đây lại là sự lựa chọn thông minh bởi vì các chi phí khổng lồ sẽ cùng nhãn hàng đi đường dài, cho ra hiệu suất bền chặt và đầu tư tiết kiệm hơn. 

    Với yếu tố lành mạnh, được chứng thực là các sản phẩm thuần chay, hay hữu cơ có công dụng ngang ngửa với các chất khác chưa kể giảm thiểu các chất hóa học độc hại đưa vào cơ thể. Cuối cùng, quan trọng nhất, tất cả chúng , người tiêu dùng, không chỉ cứu lấy trái đất, mà cứu cả sự sống vốn đang sinh sôi, nhưng lại dần mòn chết đi dưới bàn tay nhân loại. 

    Quay lại câu hỏi có nên chọn Eco-friendly không, thì câu trả lời của Blissberry không chỉ là “nên”, mà còn là “phải”. Nhưng qua những thông tin Blissberry đã cung cấp, có lẽ mỗi chúng ta đã có câu trả lời cho bản thân.

    Kết luận

    Eco-friendly không chỉ dừng ở lựa chọn phong cách sống, mà còn là trách nhiệm. Mỗi sự lựa chọn liên quan đến môi trường mang cả trách nhiệm từng cá nhân. Đúng, con người khao khát vẻ đẹp, và chưa bao giờ phải bỏ đi vẻ đẹp cá nhân để săn sóc cho vẻ đẹp tự nhiên, nếu chúng ta mở lòng với tự nhiên. Tiền bạc đúng là một nỗi trăn trở, Blissberry cũng muốn bật mí một bí mật có lẽ giúp ích, bạn không cần có quá nhiều để hạnh phúc, bạn chỉ cần có đủ. 

    Vậy nên, đừng làm nô lệ cho chủ nghĩa tiêu thụ. Hơn nữa, vẻ đẹp còn nằm bên trong cơ thể, được xây dựng qua lối sinh hoạt, suy nghĩ, thói quen. Nếu xây dựng vẻ đẹp từ nhiều phương diện, đồng nghĩa với việc chăm lo cho sức khỏe nhiều hơn một chút, bạn sẽ không cần nhiều sản phẩm rẻ tiền hơn, để bù đắp vào khoảng trống ấy. 

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: