Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc an toàn

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc an toàn

    Mụn bọc là một dạng mụn sưng viêm do lỗ chân lông bị bít tắt lâu ngày. Mụn bọc có thể có nhân hoặc không nhân, dễ để lại sẹo nếu điều trị không đúng cách.

    Từ lâu việc chăm sóc da khi bị mụn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Thời gian đầu mụn còn nhẹ và có thể bạn không nhận ra nó, dần dần mụn sẽ chuyển sang thành mụn viêm và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt ngày hôm nay Blissberry muốn tìm hiểu đến mụn bọc là loại mụn như thế nào? Nguyên nhân cùng với cách chữa trị sẽ ra sao. Để tìm hiểu những thông tin liên quan thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

    1. Mụn bọc là gì?

    Mụn bọc có tên tiếng Anh là Acne conglobata, đây là dạng mụn trứng cá hiếm gặp nhưng tình trạng mụn của nó lại nghiêm trọng hơn những loại mụn khác. Bạn có thể nhận biết mụn bọc bằng cách thấy da mặt bị viêm, sần và có các nốt mụn. Những nốt mụn đấy sẽ phát triển sâu bên dưới da. Sau một vài ngày thì bắt đầu lan rộng và có kích thước lớn.

    Một trong những vấn đề gây nguy hiểm ở mụn bọc là nó có thể tiến triển thành mủ và gây áp xe. Khi đó mủ chảy sẽ có mùi hôi. Chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu các phương pháp điều trị để tránh nguy cơ bị sẹo.

    2. Nguyên nhân gây nổi mụn bọc

    Mụn bọc là một trong những loại mụn khó xử lý do nhiều nguyên nhân phức tạp. Chính vì vậy bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân như thế nào từ đó tìm cách chữa trị.

    • Khi bị rối loạn chức năng bài tiết thì các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động nhiều khiến da bị đổ dầu. Do đó sẽ dễ dàng hút các bụi bẩn, tế bào chết và hình thành nên mụn. Đặc biệt hệ bài tiết chính là gan và thận nên khi 2 bộ phận này hoạt động kém sẽ dẫn đến việc độc tố tích tụ.
    • Có một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ dẫn đến việc rối loạn các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra một số thói quen như ngủ muộn, ăn thực phẩm cay nóng, thời gian làm việc dài,... sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, từ đó hình thành nên mụn bọc.
    • Mụn bọc có thể do yếu tố di truyền khi trong gia đình bạn có người bị, sau đó bạn cũng sẽ bị di truyền lại người thân trong gia đình.

    3. Các giai đoạn hình thành mụn bọc

    Mụn bọc là một trong những loại mụn kéo dài lâu ở trên mặt. Và loại mụn này được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn như sau:

    • Giai đoạn 1: Là giai đoạn đầu khi mới hình thành do bụi bẩn cũng như bã nhờn tích tụ ở trên da khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó mụn bọc bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên ở giai đoạn này thì mụn bọc khá nhỏ nên bạn sẽ chưa nhận ra được rõ ràng.
    • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này mụn đã bắt đầu sưng to và chứa những dịch mủ ở bên trong. Dịch mủ này nằm sâu bên trong và sẽ gây đau nhức, đặc biệt là lúc bạn dùng tay chạm vào mụn.
    • Giai đoạn 3: Mụn bọc ở giai đoạn này đã gần như chín và phần mủ đã được đẩy lên bề mặt của da. Nếu như mụn được đẩy ra ngoài cả phần dịch màu trắng và máu thì da sẽ được lành lại nhanh chóng. Tuy nhiên sau khi nặn được ra hết thì sẽ để lại vết thâm kéo dài, nên bạn hãy có biện pháp để xử lý nhé.

    4. Các vị trí mụn bọc trên mặt

    4.1. Mụn bọc ở cằm

    Khi xuất hiện mụn bọc ở cằm chứng tỏ bạn đang gặp một số vấn đề về rối loạn nội tiết tố hoặc liên quan đến thận. Ngoài ra những thói quen sinh hoạt hàng ngày như dùng tay chống cắm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát sinh ra mụn. Để có thể hạn chế được tình trạng này bạn cần uống đủ nước và bỏ đi những thói quen chống tay vào cằm,..

    4.2. Mụn bọc ở mũi

    Mũi là một trong những vị trí thường bị nổi mụn bọc nhất. Đây là vị trí liên kết với tim và phổi nên nếu mũi có mụn bọc thì bạn có thể đang gặp vấn đề ở 2 vị trí này. Chính vì vậy dể giảm thiểu tình trạng mụn bọc ở mũi thì bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây. Cùng với đó là bổ sung các loại hạt vào khẩy phần ăn hàng ngày. Hạn chế đồ cay nóng,.. 

    4.3. Mụn bọc ở má

    Mụn bọc ở má thường là do đường ruột bị rối loạn. Chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến bài tiết và thải độc của ruột. Để khắc phục tình trạng này thì bạn hãy hạn chế ăn đồ khó tiêu, gây chứng bụng. Và bổ sung nhiều rau củ cũng như sữa chua, men tiêu hóa để đường ruột được hoạt động tốt hơn.

    4.4. Mụn bọc ở trán

    Khi cơ thể nổi mụn bọc ở trán thì cơ thể bạn đang tích tụ nhiều độc tố, đặc biệt là các chức năng của gan đang gặp vấn đề. Ngoài ra hệ tiêu hóa cũng đang căng thẳng cũng khiến trán mọc nhiều mụn. Để hạn chế được mụn bọc ở trán thì bạn cần uống những loại nước mát, không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường và hạn chế sử dụng bia, rượu,...

    4.5. Mụn bọc ở lưng

    Mụn bọc ở lưng thường xuất hiện do một số nguyên nhân như bạn bị viêm nang lông, lỗ chân lông bị tắc hoặc do đeo balo, tựa vào ghế,.... Những hoạt động này khiến cho mồ hôi cũng như tế bào da chết bị đẩy xuống lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng. Từ đó làn da ở lưng dễ bị mụn bọc.

    5. Các loại mụn bọc phổ biến

    Mụn bọc thường có biểu hiện là những nốt mụn sưng đỏ và cứng ở xung quanh. Phần nhân mụn có dịch nên khi chạm vào sẽ đau, dễ vỡ cũng như để lại vết thâm lâu. Tuỳ vào các mức độ nặng nhẹ khác nhau nên mụn bọc cũng được phân chia thành một số loại phổ biến như sau:

    5.1. Mụn bọc không đầu

    Mụn bọc không đầu là dạng mụn bọc sưng đỏ cũng như gây đau nhức. Khi bạn nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy nhân trắng nên nhiều người thường nhầm lẫn đây là loại mụn không nhân. Tuy nhiên loại mụn bọc không đầu vừa có nhân và nhân mụn lại nằm sâu dưới da.

    5.2. Mụn bọc bị chai

    Mụn bọc bị chai là khi nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn và nó sẽ nằm sâu dưới da. Từ đó gây nên tình trạng mụn chai cứng. Bạn có thể nhận dạng nó bằng cách thấy nhân mụn khô cứng, những nốt mụn sẽ có màu đen.

    5.3. Mụn bọc có mủ

    Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc có mủ là do vi khuẩn hình thành trên da trong tình trạng đang bị viêm nhiễm nặng. Ban đầu khi mụn chỉ là những nốt sần cứng sau đó bắt đầu cảm giác đau và khi mụn vỡ, dịch tiết ra gồm mủ và máu thì sẽ để lại thâm cũng như sẹo rỗ.

    5.4. Mụn bọc máu

    Mụn bọc máu là loại mụn mà những nốt mụn to tròn và bên trong có chứa mủ và máu, phần đầu mủ thì lại trắng tròn. Mụn bọc có máu thường xuyên gặp phải ở tuổi dậy thì. Khi mụn vỡ nếu bạn không xử lý kịp thời thì mụn sẽ lây lan ra xung quanh khiến da bạn lại mọc thêm mụn mới. Và từ đó tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.

    6. Cách trị mụn bọc hiệu quả

    Sau khi đã được tổng hợp một số thông tin về mụn bọc thì dưới đây có 2 cách trị mụn bọc mà bạn có thể tham khảo:

    6.1. Chữa mụn bọc bằng rau diếp cá

    Thành phần của rau diếp cá có tính kháng khuẩn cao nên sẽ làm xẹp mụn bọc và từ đó sẽ giảm sưng một cách hiệu quả. Và ngoài ra một số hàm lượng như vitamin, khoáng chất cũng sẽ có công dụng tái tạo và phục hồi là khi da bị tổn thương.

    Nguyên liệu

    • Rau diếp cá: 10 - 15 lá,
    • Mật ong nguyên chất: 1 thìa cà phê.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá, để ráo nước rồi bạn hãy xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt. Tiếp theo đổ mật ong vào nước cốt rau diếp cá rồi trộn đều.
    • Bước 2: Bạn tẩy trang, rửa sạch mặt rồi hãy lau khô mặt bằng khăn sạch, mềm. Tiếp đó thì thoa hỗn hợp trên lên da, đặc biệt là vùng da bị mụn bọc rồi hãy massage đều khoảng 5 phút. Sau đó bạn thư giãn khoảng 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm, rồi rửa lại bằng nước lạnh.

    Lưu ý: Những bạn đang bị mụn bọc thì hãy kiên trì sử dụng phương pháp này khoảng 2 - 3 lần/tuần. Chỉ khoảng sau 1 - 2 tháng thì bạn sẽ thấy được sự hiệu quả của phương pháp này đấy.

    6.2. Chữa mụn bọc bằng mật ong

    Bạn đã biết một trong những nguyên liệu trị mụn bọc cực kỳ hiệu quả là mật ong chưa? Công dụng của mật ong chính là kháng khuẩn tự nhiên và chứa nhiều amino axit cũng như hydrogen peroxide giúp loại bỏ nhiễm trùng da hiệu quả. Và từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn được mụn phát triển.

    Nguyên liệu

    • Mật ong

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Mặt bạn cần tẩy trang rồi dùng sữa rửa mặt, sau đó dùng khăn bông để lau khô mặt cho sạch nước.
    • Bước 2: Bạn thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị mụn bọc, kết hợp massage để cho da thẩm thấu dễ dàng. Và bạn hãy thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

    Lưu ý: Bạn hãy thực hiện hàng ngày hoặc khoảng 3 - 4 ngày/tuần để có thể trị mụn bọc và dưỡng ẩm cho làn da của mình nhé.

    Xem thêm: Top 15+ cách trị mụn bọc an toàn, hiệu quả, không để lại sẹo

    7. Các câu hỏi liên quan

    Sau khi đã tìm hiểu một số thông tin về mụn bọc thì dưới đây chúng mình sẽ tổng hợp một số câu hỏi liên quan để bạn có thể hiểu rõ về loại mụn này nhé.

    7.1. Mụn bọc có tự xẹp không? 

    Nhiều bạn có thắc mắc là mụn bọc có tự xẹp được không thì theo như các chuyên gia da liễu thì mụn bọc sẽ không thể khỏi được mà cần phải có các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc trị mụn hoặc là đi lấy nhân mụn. Chính vì vậy mà bạn cần phải thực hiện một cách an toàn vì mụn bọc có thể chuyển sang mụn viêm đấy nhé.

    7.2. Mụn bọc có nên nặn không? 

    Khi có mụn bọc nổi lên mặt thì bạn sẽ thường có thói quen nặn mụn. Tuy nhiên bạn không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà. Bởi vì mụn bọc thường dễ bị viêm hoặc nhiễm trùng và sẽ để lại sẹo. Một lưu ý là để điều trị được mụn bọc thì bạn cũng cần phải nặn mụn để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt của da. Nhưng bạn hãy vệ sinh các dụng cụ nặn mụn hoặc tìm một địa chỉ uy tín để có thể xử lý những nốt mụn bọc của bạn đi nhé.

    7.3. Có thể trị mụn bọc tại nhà không?

    Theo như những gì mà Blissberry tìm hiểu được thì bạn có thể trị mụn bọc tại nhà bằng rất nhiều cách. Phương pháp đầu tiên là bạn hãy sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị dành riêng cho mụn bọc, hoặc sử dụng các phương pháp làm từ những nguyên liệu từ thiên nhiên. Và đợi khi mụn có thể lấy được nhân thì hãy tìm địa chỉ uy tín để lấy nhân mụn ra nhé.

    Hy vọng những thông tin về mụn bọc mà Blissberry đã giới thiệu cho bạn đã giúp bạn hiểu rõ về loại mụn này. Từ đó tìm được một phương pháp tốt nhất để xử lý và điều trị mụn bọc một cách hiệu quả nhất.
     

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: