-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Thanh Ngân
Bị mụn nhọt không nên ăn gì? Nên ăn gì để mau hết mụn nhọt?
Khi bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng rất là quan trọng. Tìm hiểu bài viết sau để biết bị mụn nhọt không nên ăn gì và nên ăn gì để mau hết nhé.
Mụn nhọt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây sưng đau cho người bị. Do đó, việc điều trị mụn nhọt là rất cần thiết. Để điều trị mụn nhọt, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Tham khảo bài viết sau để biết bị mụn nhọt nên ăn gì để cho mau hết và bị mụn nhọt không nên ăn gì để tránh cho tình trạng nặng hơn nhé.
1. Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng, nổi hạt có kích thước nhỏ, sau đó to dần, gây sưng và đau
Mụn nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng do lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn bị viêm, bí tắc, trường hợp nặng có thể tạo thành ổ áp xe. Ban đầu khi vừa bị các nốt mụn nhọt có kích thước nhỏ, sau một thời gian sẽ to dần, sưng và gây đau cho người bị. Sau 3-7 ngày, thì sẽ hình thành dịch mủ dưới da và u này sẽ cứng lại.
Các nốt mụn nhọt này khi bị vỡ sẽ có dịch mủ và máu thoát ra ngoài. Nếu trong giai đoạn này vệ sinh không kỹ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2. Bị mụn nhọt không nên ăn gì?
2.1 Không nên ăn thịt gà khi bị mụn nhọt
Theo Đông Y, thịt gà có tính ấm, có khả năng sinh nhiệt, dễ khiến cơ thể sinh thêm nhiệt lượng, làm sưng, mưng mủ vết thương. Do đó, thịt gà thường kiêng ăn đối với người đang gặp các vết thương hở, trong đó có tình trạng mụn nhọt.
2.2 Không nên ăn tôm khi bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt nên kiêng tôm vì trong vỏ tôm có chứa thành phần là protein, có thể gây dị ứng, kích thích mụn phát triển. Đồng thời, trong tôm cũng chứa nhiều iốt, không tốt cho tình trạng da đang bị mụn nhọt.
2.3 Không nên ăn bò khi bị mụn nhọt
Cũng giống như thịt gà, thịt bò cũng có tính ấm, có khả năng sinh nhiệt. Người bị mụn nhọt nên kiêng thịt bò để giúp cho vết thương do mụn nhọt gây ra sẽ nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, ăn thịt bò khi bị vết thương hở cũng có thể làm cho vết mụn trở nên thâm hơn, gây sẹo lồi.
2.4 Không nên ăn hải sản khi bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt không nên ăn hải sản, vì trong hải sản có các thành phần thường gây dị ứng, kích ứng, phát ban da. Khi bị mụn nhọt mà còn gặp tình trạng dị ứng thì da sẽ khó hồi phục, tình trạng mụn nhọt cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.5 Không nên ăn rau muống khi bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt nên kiêng không ăn rau muống, vì khi bị mụn nhọt sẽ gây ra vết thương hở, rau muống sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Trong rau muống chứa các thành phần giúp kích thích sự phát triển tế bào, từ đó gây ra sẹo lồi, gây thâm trên da khi sử dụng trong giai đoạn này.
2.6 Không nên ăn đồ nếp khi bị mụn nhọt
Đồ nếp là thực phẩm có tính nóng, gây sinh nhiệt trong cơ thể. Do đó, khi bị mụn nhọt bạn nên kiêng ăn các thực phẩm làm từ đồ nếp như xôi, chè... vì nó có thể khiến cho vết mụn nhọt của bạn sưng to hơn, mưng mủ cũng như tạo thành sẹo, khó lành được trên da.
2.7 Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ khi bị mụn nhọt
Khi bị mụn nhọt mà bạn còn ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào... Điều này làm cho tuyến bã nhờn và mồ hôi bị kích thích, hoạt động mạnh hơn, làm lỗ chân lông bị bít tắc, viêm nang lông. Tình trạng viêm nang lông, kèm thêm bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường tấn công cơ thể, làm tình trạng mụn nhọt nặng hơn và làm nổi thêm nhiều nốt mụn nữa. Mụn nhọt này chưa đỡ, mụn khác đã nổi, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây sưng đau cho người bị.
2.8 Không nên ăn đồ ăn nhiều đường khi bị mụn nhọt
Theo nghiên cứu, người ăn nhiều đồ ngọt, đường thì da dễ bị lão hóa hơn. Đường khi nạp vào cơ thể thường có xu hướng đi nhanh vào máu, khiến lượng đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ sản sinh nhiều insulin hơn, tác động lên các hormon trong cơ thể. Điều này sẽ kích thích da tiết nhiều dầu và gây ra mụn nhọt.
2.9 Không nên ăn đồ ăn cay nóng khi bị mụn nhọt
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng làm cơ thể sinh ra nhiệt, đồ nhiều mồ hôi, gây nóng trong người và dễ khiến da nổi nhiều mụn, trong đó có cả mụn nhọt. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn làm cho vết mụn nhọt khó lành, phục hồi hơn bình thường.
2.10 Không nên ăn thực phẩm từ sữa khi bị mụn nhọt
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích từ sữa mang đến cho sức khỏe, tuy nhiên người bị mụn nhọt thì nên kiêng trong giai đoạn này. Thực phẩm từ sữa, đặc biệt là từ sữa bò chứa nhiều thành phần acid amin, kích thích gan sản sinh ra IG-1, đây là tác nhân gây viêm. Khi cơ thể bị viêm, sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào, điều này làm tình trạng mụn nhọt nặng hơn.
2.11 Không nên ăn thức ăn nhanh khi bị mụn nhọt
Các bác sĩ da liễu cũng khuyên người bị mụn nhọt nên kiêng các loại thức ăn nhanh như: gà rán, khoai tây chiên, pizza,... trong giai đoạn này. Trong thức ăn nhanh có chứa lượng carbohydrate và chất béo nhiều, nếu dùng liên tục và nhiều vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm cho tình trạng mụn nhọt lâu lành hơn.
2.12 Không nên ăn socola khi bị mụn nhọt
Trong socola có chứa nhiều thành phần có thể gây kích ứng đối với hệ miễn dịch, da có thể bị kích ứng. Điều này làm cho da đang bị mụn nhọt mà còn phải chịu đợt dị ứng sẽ dẫn đến viêm, vi khuẩn gây mụn dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn, làm nặng thêm tình trạng mụn nhọt.
2.13 Không nên ăn thức ăn tái sống khi bị mụn nhọt
Đồ ăn tái sống, thực phẩm chưa chín kỹ có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn khởi động để chống lại các yếu tố lạ xâm nhập vào, gây nên tình trạng dị ứng. Trong thời gian bị mụn nhọt, bị dị ứng sẽ khiến tình trạng da của bạn thêm trầm trọng hơn.
2.14 Không nên ăn thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế khi bị mụn nhọt
Khi bị mụn nhọt, bạn bổ sung nhiều thực phẩm chứa carbohydrate như: bánh mì, gạo, mì ống,... Các carbohydrate tinh chế này sẽ đi vào cơ thể, được tiêu hóa nhanh, gây tăng đường huyết. Điều này làm kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu trên da, gây mụn nhọt.
2.15 Không nên ăn thực phẩm giàu Omega 6 khi bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt không nên ăn thực phẩm chứa nhiều Omega 6 vì khi vào cơ thể sẽ tăng sản sinh ra bradykinin, kích thích phản ứng viêm. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng mụn nhọt đang mắc phải. Các thực phẩm giàu omega 6 nên tránh trong giai đoạn này là: hạt điều, hạt hướng dương, thịt gà, lạc...
3. Bị mụn nhọt nên ăn gì?
3.1 Bị mụn nhọt nên ăn rau xanh
Bổ sung nhiều thực phẩm nhiều rau xanh sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng mụn nhọt
Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ, chất này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm insulin, tác nhân gây tăng tiết bã nhờn trên da. Đồng thời, ăn các loại rau xanh có tính hàn, còn giúp làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc. Từ những tác dụng đó mà bổ sung nhiều thực phẩm nhiều rau xanh sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng mụn nhọt. Một số loại rau xanh bạn nên bổ sung trong giai đoạn này là: rau mồng tơi, rau cải, rau dền, rau má, rau ngót.
3.2 Bị mụn nhọt nên ăn trái cây
Một trong những lý do gây mụn nhọt có thể là do sức khỏe bị suy giảm, đề kháng giảm. Trái cây chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt lên, vi khuẩn khó xâm nhập vào cơ thể để gây mụn nhọt. Một số loại trái cây bạn có thể bổ sung cho cơ thể trong giai đoạn này là: cam, bưởi, đu đủ, kiwi, dâu tây,...
3.3 Bị mụn nhọt nên ăn đậu xanh
Ăn đậu xanh trong giai đoạn bị mụn nhọt giúp làm tiêu mủ, giảm sưng, nhanh khô vết mụn nhọt. Ngoài ra, đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, từ đó giúp giảm và ngừa mụn nhọt quay trở lại.
3.4 Bị mụn nhọt nên ăn nha đam
Cũng giống như đậu xanh, nha đam cũng có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tiêu mủ, giảm sưng cho các nốt mụn nhọt. Đây là thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn này.
3.5 Bị mụn nhọt nên ăn thực phẩm giàu omega 3
Ăn thực phẩm giàu omega 3 giúp giảm sưng, viêm tại vị trí bị mụn nhọt
Omega 3 là một loại acid béo tốt cho cơ thể giúp giảm sưng, viêm tại vị trí bị mụn nhọt. Acid béo trong omega 3 giúp giảm lượng protein IGF-1 do cơ thể tạo ra, đây là yếu tố liên quan tới việc hình thành mụn. Bạn có thể ăn các loại cá béo chứa nhiều omega 3 như là: cá hồi, cá thu, cá trích...
4. Người nổi nhọt nên uống gì?
Trong giai đoạn bị mụn nhọt, việc bổ sung đủ nước mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng giúp gan đào thải, loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại đồ uống sau:
- Các loại nước từ trà xanh, hoa cúc, trà atiso: Những thức uống này rất tốt cho người bị mụn nhọt vì giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ cho chức năng gan, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm tình trạng mụn.
- Ngoài việc ăn các loại rau xanh, trái cây bạn cũng có thể bổ sung nước ép trái cây, sinh tố rau xanh trái cây cũng rất tốt người bị mụn nhọt.
- Uống thêm bột nghệ giúp chống viêm, giảm sưng và trị sẹo, ngừa thâm mụn rất tốt. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê tinh bột nghệ vào một cốc nước ấm, uống 1 lần vào buổi sáng.
5. Người nổi nhọt kiêng uống gì?
Khi bị mụn nhọt, ngoài kiêng các loại thực phẩm như nêu ở trên, bạn cũng cần kiêng các loại đồ uống sau:
- Đồ uống có chứa cồn: Uống nhiều rượu bia sẽ gây ảnh hưởng tới gan, khiến gan làm việc quá sức, không thể đào thải hết ra ngoài, tích tụ lại trong cơ thể. Điều này làm cho tình trạng mụn nhọt của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nước ngọt: Khi bị mụn nhọt bạn cũng không nên uống nhiều nước ngọt, bởi vì trong đó chứa khá nhiều đường, làm tăng đường huyết, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, làm mụn nhọt lâu khỏi và dễ bị nổi thêm.
- Sữa: Cũng giống như các thực phẩm từ sữa, uống sữa trong giai đoạn này cũng không được khuyến cáo, đặc biệt là sữa bò. Sữa bò có thể kích thích gan sản sinh ra các yếu tố gây viêm, làm cho mụn nhọt khó lành và nặng hơn.
Trong bài viết này đã nêu rõ những thực phẩm nào nên tránh khi bị mụn nhọt, thực phẩm nào nên ăn khi bị mụn nhọt, cũng như các loại nước uống mà người bị mụn nhọt nên ăn hoặc kiêng. Bạn hãy tuân thủ cẩn thận để các nốt mụn nhọt mau lành nhé. Bên cạnh đó bạn có thể dùng thêm một số sản phẩm điều trị mụn để có được hiệu quả tốt nhất nhé!
Tham khảo thêm: Gel giảm mụn cấp tốc 15ml Blissberry