Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

XEM NHANH

    23 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Mụn trứng cá là dạng mụn viêm, gây mất thẩm mĩ. Mụn xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì do giai đoạn này là giai đoạn hormon thay đổi mạnh mẽ nhất.

    Mụn trứng cá là một trong các loại mụn trên mặt mà mọi người thường mắc phải nhất hiện nay. Để tìm hiểu về mụn trứng cá, các nguyên nhân gây ra mụn, dấu hiệu nhận biết, các cấp độ, cách điều trị như thế nào, mời bạn tham khảo trong nội dung bài viết sau ngay.

    1. Mụn trứng cá là gì?

    Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm ở lỗ chân lông và tuyến bã do vi khuẩn P.acnes tấn công, tuyến bã nhờn tăng tiết dầu thừa khiến lỗ chân lông bị bít tắc hình thành nên những nốt mụn kích thước nhỏ trên bề mặt da. Loại mụn này xuất hiện ở cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi, trong đó thường bắt gặp ở người có làn da dầu, độ tuổi dậy thì. 

    Khi da bị viêm nhiễm ở nang lông và tuyến bã sẽ hình thành nên mụn trứng cá
    Khi da bị viêm nhiễm ở nang lông và tuyến bã sẽ hình thành nên mụn trứng cá

    2. Nguyên nhân bị nổi mụn trứng cá

    Khi làn da của bạn xuất hiện các nốt mụn trứng cá, điều đó có thể là do:

    • Nội tiết tố cơ thể thay đổi: Khiến hàm lượng hormone Androgen tăng lên, thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, tiết ra nhiều dầu nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nguyên nhân này phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, người đang bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sau khi sinh.
    • Rối loạn tiêu hóa: Vì ăn nhiều đồ cay nóng, có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa. Đối tượng đã tiêu thụ lượng lớn các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,... gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa. Các cơ quan thận, gan không thể đào thải hết các chất độc hại, cặn bã từ cơ thể ra ngoài thông qua làn da của bạn, khiến da dễ nổi mụn trứng cá.
    • Tăng lớp sừng, da có nhiều tế bào chết: Khi da tích tụ nhiều tế bào da chết, tạo lớp sừng sần sùi trên mặt không chỉ làm da của bạn trông kém sắc. Mà da chết tích tụ còn làm tăng khả năng bị tắc nghẽn của lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn hình thành.
    • Tác dụng phụ do dùng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thành phần không minh bạch. Hơn nữa, lựa chọn không đúng loại mỹ phẩm dành cho loại da của bạn có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ như bào mòn, nổi mụn,...
    • Vệ sinh da không sạch: Môi trường ô nhiễm, trong không khí đầy bụi bẩn, nếu bạn không thường xuyên vệ sinh da, không rửa mặt kỹ càng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá. Vì vậy, bạn nên làm sạch da, thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da hằng ngày để hạn chế mụn tối đa.
    Mụn trứng cá hình thành có thể do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, rối loạn tiêu hóa
    Mụn trứng cá hình thành có thể do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, rối loạn tiêu hóa

    3. Dấu hiệu nhận biết

    Để dễ dàng phân biệt và nhận diện rõ ràng, không nhầm lẫn mụn trứng cá với các loại mụn khác, bạn có thể căn cứ vào các đặc điểm như sau:

    • Làn da bóng nhờn, nhiều dầu, nổi nhiều mụn cỡ nhỏ có màu hồng, đỏ khiến bề mặt da trông sần sùi.
    • Làn da có nhiều nốt mụn đầu trắng, đầu đen.
    • Da có nhiều nốt mụn bọc, nang kích cỡ lớn, sưng đỏ, da thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
    • Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ có kích thước khác nhau, một số nốt có dịch mủ trên đầu mụn.
    Có thể nhận diện mụn trứng cá qua tình trạng mẩn đỏ, kích cỡ to nhỏ khác nhau, có mủ
    Có thể nhận diện mụn trứng cá qua tình trạng mẩn đỏ, kích cỡ to nhỏ khác nhau, có mủ

    4. Các loại mụn trứng cá theo 4 cấp độ

    Về cơ bản, các loại mụn trứng cá hình thành theo 4 cấp độ sau:

    • Cấp độ 1: Là tình trạng mụn trứng cá nhẹ nhất, ở giai đoạn này mụn chỉ ở dạng đầu đen, có kích cỡ nhỏ.
    • Cấp độ 2: Chuyển qua giai đoạn vừa thì mụn biểu hiện ở dạng mụn mủ, nổi mẩn đỏ.
    • Cấp độ 3: Xuất hiện thêm mụn viêm, sưng tấy, đó là biểu hiện của mụn trứng cá nặng.
    • Cấp độ 4: Giai đoạn mụn bọc là tình trạng mụn trứng cá nặng nhất.
    Mụn trứng cá biểu hiện ở 4 cấp độ với tình trạng mụn từ nhẹ đến nặng
    Mụn trứng cá biểu hiện ở 4 cấp độ với tình trạng mụn từ nhẹ đến nặng

    5. Các vị trí phổ biến

    5.1 Mụn trứng cá ở lưng

    Khi các mảng vụn da chết bong ra và giữ lại trên bề mặt lưng kết hợp với vi khuẩn gây mụn, bã nhờn, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, sẽ xuất hiện các nốt mụn trứng cá ở lưng với dạng mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen,... Vì tính chất da lưng giống với da mặt, nên lưng là vùng da dễ nổi mụn nhất sau khuôn mặt của bạn. 

    Vùng lưng tích tụ nhiều da chết, dầu thừa, làm tắc lỗ chân lông, dễ mọc mụn trứng cá
    Vùng lưng tích tụ nhiều da chết, dầu thừa, làm tắc lỗ chân lông, dễ mọc mụn trứng cá

    5.2 Mụn trứng cá ở mặt

    Những nốt mụn trứng cá đáng ghét có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên mặt nhưng đây là các khu vực xuất hiện mụn nhiều nhất:

    • Mụn trứng cá ở cằm: Tuyến bã nhờn ở vùng cằm thường hoạt động mạnh nên tạo điều kiện cho mụn trứng cá hình thành, phát triển.
    • Mụn trứng cá ở mũi: Bã nhờn khi bài tiết dễ bị ứ đọng ở đầu mũi, hai bên cánh mũi khiến nang lông bị bít tắc, nổi mụn.
    • Mụn trứng cá ở trán: Trong quá trình dầu nhờn di chuyển trên bề mặt da để dưỡng ẩm, bảo vệ da. Thỉnh thoảng nó sẽ bị kẹt lại ở lỗ chân lông trên trán tạo môi trường cho vi khuẩn gây mụn phát triển, hình thành nốt mụn trứng cá trên trán.
    • Mụn trứng cá ở môi: Vùng da quanh môi cũng là “địa điểm” mà khi tuyến bã nhờn tiết dầu thừa quá độ khiến nang lông bị tắc nghẽn, gây sưng viêm và mọc mụn trứng cá.
    • Mụn trứng cá ở má: Hai bên má sần sùi, nhiều dầu, lỗ chân lông lớn, là nơi thường xuất hiện nhiều loại mụn trứng cá.
    Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh ở vùng trán dễ làm nổi mụn trứng cá

    5.3 Mụn trứng cá ở cổ

    Các chuyên gia thống kê được rằng trong số các đối tượng nổi mụn trứng cá thì có hơn 90% nổi mụn trên mặt và có đến 60% mọc ở vùng cổ và lưng. Từ các con số này có thể thấy cổ cũng là nơi xâm nhập “ưa thích” của vi khuẩn P.acnes. Mụn trứng cá nổi lên từ vùng da này có thể là loại mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ hoặc mụn viêm.

    Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở vùng da cổ, có từ mụn đầu đen đến mụn mủ
    Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở vùng da cổ, có từ mụn đầu đen đến mụn mủ

    6. Cách trị mụn trứng cá hiệu quả

    Tùy theo từng loại mụn, tình trạng mụn cụ thể mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị phù hợp. Có thể chỉ áp dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều biện pháp để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế khả năng kháng thuốc tối đa.

    Với các nốt mụn trứng cá nhẹ thì thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn rửa mặt kỹ lưỡng bằng sữa rửa mặt chuyên dụng cho da mụn có tính chất dịu nhẹ, độ pH thấp. Loại bỏ mụn bằng cách sử dụng các loại kem có chứa hoạt chất acid Salicylic, Benzoyl peroxide. 

    Dùng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da mặt, trị mụn tốt hơn
    Dùng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da mặt, trị mụn tốt hơn

    Sau một thời gian điều trị mà mụn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn dùng các thuốc bôi ngoài da mạnh hơn, sản phẩm chứa kháng sinh, thuốc làm giãn lỗ chân lông.

    Trường hợp trên mặt bạn nổi mụn trứng cá dạng sưng đỏ, tình trạng mụn nặng nề hơn. Bác sĩ da liễu sẽ đề xuất bạn thoa kem Benzoyl peroxide, acid Azelaic, dùng thuốc kháng sinh, retinoids theo toa. Hoặc bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để lấy dịch mủ trong mụn bọc, mụn mủ ra. 

    Để loại bỏ mụn trứng cá, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh dùng kem Benzoyl peroxide
    Để loại bỏ mụn trứng cá, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh dùng kem Benzoyl peroxide

    Nếu người ở tuổi dậy thì, phụ nữ ở chu kỳ kinh nguyệt nổi mụn do Hormone trong cơ thể gây ra. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc ngừa thai đường uống, Spironolactone để hạn chế mụn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể áp dụng các liệu pháp tiêm, lột da bằng hóa chất, mài mòn da,... để xử lý mụn trứng cá.

    Xem thêm: 15 cách trị mụn trứng cá hiệu quả, không để lại vết thâm tại nhà

    7. Các câu hỏi liên quan

    7.1 Mụn trứng cá tuổi dậy thì là như thế nào?

    Nếu có độ tuổi nào có khả năng nổi mụn trứng cá thường xuyên nhất thì đó là tuổi dậy thì. Mụn trứng cá tuổi dậy thì hình thành do sự gia tăng của Hormone sinh dục Androgen khiến da sản xuất quá nhiều dầu thừa, tích tụ theo thời gian gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện để mụn trứng cá phát triển. 

    Trẻ ở tuổi dậy thì cơ thể có sự gia tăng về hormone Androgen sẽ nổi nhiều mụn trứng cá
    Trẻ ở tuổi dậy thì cơ thể có sự gia tăng về hormone Androgen sẽ nổi nhiều mụn trứng cá

    Khi trẻ đổ quá nhiều mồ hôi, làm sạch da sai cách, thức khuya, uống ít nước, tâm trạng căng thẳng do áp lực học tập, ăn nhiều đồ dầu mỡ,... cũng khiến trẻ dễ bị nổi mụn trứng cá. Cách thức điều trị có thể dùng sản phẩm trị mụn, nguyên liệu thiên nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chăm sóc đúng cách hơn. 

    7.2 Mụn trứng cá có tự hết không?

    Mụn sẽ không tự động lành, muốn loại bỏ mụn trứng cá, bạn cần nắm bắt và thực hiện chăm sóc da đúng cách. Một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm sản phẩm điều trị mụn chuyên dụng, thuốc kê đơn do bác sĩ chỉ dẫn. 

    Bạn có thể sử dụng sản phẩm Gel giảm mụn mờ thâm Blissberry 15ml với giá khoảng 285.00đ để điều trị các nốt mụn trứng cá đáng ghét này.

    Mụn trứng cá không thể tự hết, cần áp dụng cách chăm sóc phù hợp để xử lý mụn hiệu quả
    Mụn trứng cá không thể tự hết, cần áp dụng cách chăm sóc phù hợp để xử lý mụn hiệu quả

    7.3 Mụn trứng cá có nên nặn không?

    Tuyệt đối không cố gắng nặn mụn vì khi nặn, bóp, cạy mụn sẽ phá vỡ lớp màng bảo vệ da, tăng nguy cơ bị thâm sẹo sau mụn. Trường hợp nốt mụn có chứa dịch mủ viêm nhiễm khi nặn có thể làm lây lan vi khuẩn ra các vùng da xung quanh. Khiến tình trạng bị mụn trở nên tồi tệ và bạn sẽ cần hao tốn nhiều tiền bạc, thời gian để chữa trị. 

    Việc tự ý nặn mụn có thể làm lây lan mụn ra các vùng da lành xung quanh
    Việc tự ý nặn mụn có thể làm lây lan mụn ra các vùng da lành xung quanh

    7.4 Mụn trứng cá bọc có phải mụn trứng cá không?

    Mụn trứng cá bọc là tình trạng nghiêm trọng nhất của mụn trứng cá, người bị mụn bọc có thể bị áp xe, xoang rò mủ, nốt mụn rò mủ. Khi chữa lành có thể hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại, mọc ở lưng và ngực gây tổn thương nặng. Mụn trứng cá bọc phổ biến và ảnh hưởng nhiều ở phái mạnh hơn phái đẹp. 

    Mụn trứng cá bọc chính là tình trạng mụn trứng cá nặng nhất, có thể xuất hiện áp xe, rò mủ
    Mụn trứng cá bọc chính là tình trạng mụn trứng cá nặng nhất, có thể xuất hiện áp xe, rò mủ

    7.5 Mụn trứng cá đỏ có phải mụn trứng cá không?

    Mụn trứng cá đỏ giống như mụn trứng cá nhưng nó là tình trạng da bị viêm nhiễm không rõ nguyên nhân. Nốt mụn này thường có dấu hiệu sưng tấy, mẩn đỏ, gây nóng mặt, giãn mạch, có dịch mủ, khi tăng nặng có thể dẫn đến tình trạng “mũi sư tử”. 

    Mụn trứng cá đỏ là tình trạng viêm da gây sưng tấy, nóng bừng khuôn mặt, có dịch mủ
    Mụn trứng cá đỏ là tình trạng viêm da gây sưng tấy, nóng bừng khuôn mặt, có dịch mủ

    Trong nội dung trên là toàn bộ thông tin về mụn trứng cá mà Blissberry muốn chia sẻ với bạn. Nếu có thắc mắc nào về cách điều trị, chăm sóc loại mụn này, hãy gửi ý kiến cho Blissberry hỗ trợ giải đáp ngay lập tức nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: