-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XEM NHANH
14
Tháng 02
Đăng bởi: Ngọc
Cấp ẩm là gì? Top 5 thành phần cấp ẩm cho da tốt nhất hiện nay
Cấp ẩm (Humectants) là nhóm thành phần có trong các mỹ phẩm. Các thành phần cấp ẩm đưa nước thẩm thấu vào tế bào da giúp da căng bóng, mịn màng.
Cấp ẩm là cách sử dụng một chất cẩm ấp có trong kem dưỡng, serum hoặc viên uống để cung cấp độ ẩm cho da chống lại tình trạng khô da. Nếu da không đủ ẩm thì sẽ trở nên khô căng và dễ bị lão hóa. Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết được cấp ẩm là gì, top các thành phần cấp ẩm tốt nhất hiện nay, lưu ý và cách cấp ẩm tốt nhất cho da.
1. Cấp ẩm là gì?
Cấp ẩm còn có tên tiếng anh là Humectant, là chất giữ ẩm cho da. Các chất này thường có gốc OH hoặc hydrophillic sẽ dễ dàng kết hợp với các phân tử nước, đưa nước từ nơi có độ ẩm cao đến nơi có độ ẩm thấp hơn giúp da luôn cân bằng, không bị khô căng do mất nước, da luôn ẩm mịn và căng mọng.
Cấp ẩm bằng cách hút nước từ không khí và từ sâu bên trong da để cung cấp độ ẩm cho các vùng da khác đang bị khô. Muốn cấp ẩm cho da, bạn có thể sử dụng serum, kem dưỡng, lotion hoặc viên uống,...
2. Top 5 thành phần cấp ẩm tốt nhất
Dưới đây là các thành phần cấp ẩm phổ biến cho da, thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm:
2.1 Cấp ẩm với Glycerin
Glycerin hay còn gọi là glycerol, là thành phần cấp ẩm được khai thác tự nhiên từ dầu mỏ hoặc phản ứng hóa học giữa dầu và chất béo. Đây là chất được sử dụng lâu đời và phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Glycerin là chất lỏng không màu, không mùi, nếu sử dụng ở nồng độ cao thì sẽ tạo cảm giác nhớt dính trên da, đây được xem là nhược điểm lớn nhất của chất cấp ẩm này.
2.2 Cấp ẩm với Sodium PCA
Sodium PCA là muối của pyrrolidone carbonic acid, một chất được tìm thấy trong da của người. Đây là một trong những thành phần cấp ẩm tốt nhất, an toàn, lành tính cho da. chúng giúp cẩm ẩm một cách tự nhiên trên bề mặt da bằng các nguồn cấp ẩm từ sâu bên trong da.Tuy nhiên, Sodium PCA có chi phí khá cao, nên chỉ thường được sử dụng trong các mỹ phẩm highend.
2.3 Cấp ẩm với Polyethylene glycol
Polyethylene glycol có tên viết tắt là PEG là chất hút ẩm gốc polymer. PEG sẽ giúp ổn định PH, hỗ trợ giúp các chất thẩm thấu vào sâu bên trong da. Tuy nhiên, thành phần này lại chứa các chất như dioxane, polycyclic aromatic, ethylene oxide, kim loại nặng, nếu sử dụng thời gian dài PEG sẽ khiến da bạn dễ bị kích ứng, nhạy cảm hơn.
2.4 Cấp ẩm với Propylene glycol
Propylene glycol có đặc tính khá giống glycerin, nhưng chất này chỉ có chứa 2 nhóm -OH, do đó khắc phục được nhược điểm gây nhờn rít cho da của glycerin. Propylene glycol hoạt động như một chất dẫn trên da, dễ dàng tương thích với các thành phần khác trong công thức, giúp dưỡng chất thấm sâu vào da, hỗ trợ quá trình dưỡng ẩm một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều cao, chúng có thể sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, cấu trúc tế bào và sợi protein trên da, làm da bạn suy yếu. Ngoài tác dụng cấp ẩm, Propylene glycol còn là một chất bảo quản giúp mỹ phẩm ổn định hơn, tránh hiện tượng chảy khi nóng hoặc đông khi lạnh.
2.5 Cấp ẩm với Hyaluronic acid
Đây là một thành phần cấp ẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hyaluronic acid có khả năng hút ẩm tốt, ngậm 1000 phân tử nước so với kích thước ban đầu, do đó cấp ẩm cực tốt cho da.
Thành phần này cũng tồn tại trong cơ thể con người ở một lượng nhất định nằm ở các mô liên kết, sẽ suy giảm theo thời gian dưới tác động của môi trường và tuổi tác. Bên cạnh những lợi ích đối với da, Hyaluronic acid vẫn tồn tại nhược điểm, có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm da, vẩy nến,...
3. Lưu ý khi dùng thành phần cấp ẩm
3.1 Hiện tượng hút ẩm ngược
Hiện tượng hút ẩm ngược thường xảy ra ở những khu vực có thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp. Khi độ ẩm ngoài không khí thấp sẽ dẫn tới tình trạng hút ẩm ngược từ da ra ngoài trường.
Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, không chỉ giúp các thành phần hút ẩm hoạt động tốt, da tránh được tình trạng khô, bong tróc mà còn giúp cho sức khỏe của bạn, tốt cho hệ hô hấp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm xịt khoáng trước khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần cấp ẩm, hoặc sử dụng mỹ phẩm sau khi vừa tắm hoặc rửa mặt xong.
3.2 Thành phần khóa ẩm
Sử dụng các thành phần khóa ẩm sẽ giúp tạo một lớp màng trên bề mặt da, từ đó ngăn chặn việc bốc hơi nước và chất dưỡng ra khỏi da, giúp độ ẩm không bị mất đi. Khi sử dụng chất hút ẩm, bạn sẽ khóa lại các dưỡng chất và độ ẩm trên da, phòng ngừa được tình trạng hút ẩm ngược.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt cấp ẩm và khóa ẩm cho da dễ dàng
4. Cách cấp ẩm cho da mặt
Cấp ẩm cho da mặt là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phòng tránh khô da, bong tróc, ngừa lão hóa da, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô.
Bạn có thể cấp ẩm cho da mặt bằng cách cách sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như dầu oliu, nha đam, bơ, mật ong,... Hoặc sử dụng các sản phẩm kem dưỡng, viên uống có cách thành phần cấp ẩm cho da như: Hyaluronic Acid, Glycerin, Propylene Glycol,...
Một số sản phẩm cấp ẩm phục hồi da bạn có thể tham khảo: Gel cấp ẩm Neutrogena Hydro Boost Water Gel, Kem cấp ẩm The Body Shop Seaweed, Kem cấp ẩm Innisfree Green Tea Fresh Cream, Serum cấp ẩm The Ordinary Hyaluronic Acid + B5, Serum cấp ẩm Timeless Hyaluronic Acid Pure,...
5. Sản phẩm cấp ẩm cho da hiệu quả
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, gel dưỡng, serum dưỡng cấp ẩm cho da để chống lại tình trạng khô, bong tróc, lão hóa da. Một làn da đủ ẩm, căng mịn mới có thể khoẻ đẹp được. Nếu da quá khô thì rất dễ bị nổi mụn hoặc lão hóa.
Một số thành phần thường thấy trong các sản phẩm cấp ẩm cho da là Glycerin, Propylene Glycol, Hyaluronic Acid, Chiết xuất nha đam,...
5.1 Kem cấp ẩm phục hồi da
Kem dưỡng cấp ẩm phục hồi da là sản phẩm giúp khắc phục những tổn thương trên da, giúp da nhanh lành, tăng hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe hơn. Sản phẩm thường được sử dụng khi da đang dùng treatment, hoặc da đang bị kích ứng, nổi mụn, sưng viêm...
Một số thành phần thường sử dụng trong kem dưỡng ẩm phục hồi da như: Vitamin B5, Panthenol, Chiết xuất rau má, Ceramides, Acid amin,...
Một số sản phẩm kem cấp ẩm phục hồi da bạn có thể tham khảo: Kem cấp ẩm phục hồi da Klairs, Kem cấp ẩm phục hồi da Avene Cicalfate, Kem cấp ẩm phục hồi da Bioderma Cicabio tím, Kem cấp ẩm phục hồi da Laroche Posay Cicaplast Baume B5,...
Xem thêm: Top 10+ kem cấp ẩm phục hồi da hiệu quả, an toàn cho làn da
5.2 Viên uống cấp ẩm
Ngoài việc cấp ẩm cho da bằng các sản phẩm như kem dưỡng, bạn cũng có thể cấp ẩm bằng cách sử dụng viên uống. Sử dụng viên uống giúp cấp ẩm từ sâu bên trong, có thể cấp ẩm chống khô da cho toàn bộ cơ thể mà không gây ra tình trạng khó chịu, nhờn rít như khi bôi ngoài da.
Viên uống cấp ẩm cho da thường chứa thành phần chính là Natri Hyaluronate, ngoài ra còn có thể kết hợp thêm một số thành phần khác tốt cho da như collagen, glutathione,...
Một số sản phẩm viên uống cấp ẩm bạn có thể tham khảo: Viên uống cấp ẩm Innerb Aqua Rich, Viên uống cấp ẩm DHC Hyaluronic Acid, Viên uống cấp ẩm bổ sung collagen Blissberry Aqua UP, Viên uống cấp ẩm Nature's Way Hydraplenish,...
Xem thêm: Top 8 viên uống cấp ẩm cho da được yêu thích nhất 2022
Mong rằng thông qua bài viết này có thể cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn biết cấp ẩm là gì, các thành phần cấp ẩm phổ biến, lưu ý và cách sử dụng các sản phẩm này cho hiệu quả.