10 cách trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả nhanh nhất tại nhà

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    10 cách trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả nhanh nhất tại nhà

    Mụn bọc xuất hiện ở trán khiến bạn kém tự tin. Hãy áp dụng các cách trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả nhanh nhât tại nhà dưới đây để lấy lại làn da mịn màng, tự tin.

    Mụn bọc là những nốt mụn to, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt như mũi, trán, cằm... Những nốt mụn bọc này không chỉ làm cho làn da của bạn kém mịn màng, mà còn gây sưng đỏ đau. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị mụn bọc ở trán tại nhà an toàn, hiệu quả nhanh nhất mà bạn có thể áp dụng, hãy tìm hiểu ngay nhé.

    1. Vì sao nổi mụn bọc ở trán?

    Mụn bọc ở trán xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là: 

    • Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: Đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, trẻ em trong độ tuổi dậy thì... đây là những đối tượng dễ bị mất cân bằng nội tiết tố. Sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến việc kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dầu thừa quá mức, gây xuất hiện mụn ở trán.
    • Vấn đề về sức khỏe: Cơ thể không tốt, hệ tiêu hóa rối loạn, gan tích tụ nhiều chất thải mà không đào thải được cũng là nguyên nhân gây mụn ở trán.
    • Vệ sinh da chưa sạch: Thói quen vệ sinh rửa mặt chỉ tập trung vào phần má, mũi mà quên rằng phần trán cũng cần vệ sinh kỹ. Trán là nơi thường xuyên tiếp xúc với mũ, nón bảo hiểm, bụi bẩn...dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
    • Sử dụng mỹ phẩm sai: Chọn mỹ phẩm không phù hợp với da, khiến da bị kích ứng, nổi mụn...
    • Mái tóc: Để tóc mái che trán, tóc mái cọ xát với da mặt gây kích ứng, bụi bẩn, mỹ phẩm chăm sóc tóc tiếp xúc với da phần trán... những điều này cũng khiến da dễ bị nổi mụn.
    • Ăn uống không điều độ: Ăn uống bỏ bữa, ăn nhiều thức ăn nhanh, chiên xào, dầu mỡ... Uống không đủ nước, hay uống những thức uống có cồn, cafein...
    • Lối sống không điều độ: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc. Không vận động và không tập thể dục thường xuyên.

    2. Cách trị mụn bọc ở trán hiệu quả

    Để điều trị mụn bọc ở trán, cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhất là sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên:

    2.1 Trị mụn bọc ở trán với rau diếp cá

    Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Rau diếp cá được dùng để điều trị các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, mụn cám... Ngoài việc trị mụn, rau diếp cá còn giúp giảm thâm sau mụn, cấp ẩm, dưỡng da.

    Nguyên liệu: 1 ít rau diếp cá tươi

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Rửa sạch một ít rau diếp cá và mang đi xay nhuyễn.
    • Bước 2: Tẩy trang, rửa mặt thật sạch sẽ và dùng rau diếp cá vừa xay ra đắp trực tiếp lên vùng da trán bị mụn.
    • Bước 3: Nằm thư giãn và để yên mặt nạ rau diếp cá trên mặt 20 phút, sau đó rửa mặt lại với nước cho sạch.

    2.2 Trị mụn bọc ở trán với kem đánh răng

    Sử dụng kem đánh răng trị mụn là một cách cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể dễ dàng làm được. Trong thành phần kem đánh răng có các hoạt chất kháng khuẩn, do đó sẽ có tác dụng tốt trong việc trị mụn, chống viêm, giảm sưng mụn...

    Nguyên liệu: Kem đánh răng có màu trắng

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Rửa mặt thật sạch sẽ và lau khô. Dùng một lượng vừa đủ kem đánh răng chấm lên các nốt mụn bọc ở trán.
    • Bước 2: Để yên kem đánh răng trên các nốt mụn bọc tầm 10-15 phút cho khô.
    • Bước 3: Cuối cùng là bóc lớp kem đánh răng đã khô ra và rửa sạch lại vùng trán với nước.

    Lưu ý: Sử dụng kem đánh răng có màu trắng và thành phần từ tự nhiên là tốt nhất để tránh kích ứng da. Có thể sử dụng mỗi ngày, tuy nhiên nên sử dụng liên tục và thấy da có dấu hiệu kích ứng, đỏ thì nên giãn ra cách ngày.

    2.3 Trị mụn bọc ở trán với nha đam

    Không cần phải nói thì chị em nào cũng biết nha đam là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để chăm sóc da rất nhiều. Nha đam sẽ giúp làm giảm sưng cho các nốt mụn bọc, ngoài ra còn cấp ẩm, dưỡng da, từ đó hạn chế da tiết ra dầu thừa, ngăn ngừa mụn hiệu quả.

    Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Rửa sạch lá nha đam và gọt bỏ vần vỏ xanh, rửa sạch với nước.
    • Bước 2: Lấy phần gel bên trong lá nha đam và đắp trực tiếp lên vùng trán bị mụn, massage trong vòng 2 phút và để yên 20 phút.
    • Bước 3: Rửa mặt thật sạch sau khi đợi đủ thời gian.

    Lưu ý: Nhựa ở lá nha đam có thể gây kích ứng da, do đó cần phải gọt bỏ sạch phần này.

    2.4 Trị mụn bọc ở trán với tỏi

    Tỏi chứa các thành phần có công dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nhờ đó, tỏi sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, các nốt mụn sẽ đỡ đau, viêm, sưng hơn, từ đó khiến mụn biến mất và ngừa mụn bọc quay trở..

    Nguyên liệu: 1 củ tỏi nhỏ và 1 cái tăm bông

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Bóc vỏ củ tỏi và sau đó đem xay nhuyễn.
    • Bước 2: Dùng tăm bông thấm phần nước tỏi và chấm lên các nốt mụn bọc trên trán và để yên trong 10 phút.
    • Bước 3: Cuối cùng là rửa cho thật sạch vùng trán và dưỡng da như bình thường.

    Lưu ý: Chỉ dùng nước ép tỏi chấm lên nốt mụn bọc, không bôi toàn mặt vì có thể gây kích ứng da.

    2.5 Trị mụn bọc ở trán với tinh bột nghệ

    Trong tinh bột nghệ có chứa curcumin và nhiều chất chống oxy hóa. Những thành phần này sẽ giúp phục hồi làn da sau mụn, làm mờ sẹo mụn, các vết thâm do mụn gây nên, chống lão hóa và giảm thâm sạm, tàn nhang. Sữa chua sẽ giúp tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa mụn tái phát.

    Nguyên liệu: Tinh bột nghệ và sữa chua

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Cho 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ và 1 muỗng sữa chua không đường vào chén, trộn đều hỗn hợp.
    • Bước 2: Làm sạch mặt thật kỹ và bôi hỗn hợp mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua lên.
    • Bước 3: Nằm yên và thư giãn trong vòng 20 phút, cuối cùng là rửa mặt lại thật sạch.

    Lưu ý: Sử dụng tinh bột nghệ chứ không dùng bột nghệ, vì bột nghệ có chứa nhựa sẽ gây vàng da sau khi đắp mà khó thể làm sạch ngay được.

    2.6 Trị mụn bọc ở trán với tinh dầu oải hương

    Tinh dầu hoa oải hương không chỉ giúp thư giãn mà chúng còn có công dụng trong việc trị mụn nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Sử dụng tinh dầu hoa oải hương sẽ giúp làm dịu các nốt sưng mụn ở trán, ngăn ngừa sẹo. Đây là một trong ít các loại tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da mà không cần pha loãng.

    Nguyên liệu: Tinh dầu oải hương và tăm bông

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Làm sạch vùng da trán sạch sẽ. Dùng tăm bông thấm 1-2 giọt tinh dầu hoa oải hương và bôi lên các nốt mụn bọc ở trán.
    • Bước 2: Để yên qua đêm và rửa lại vào sáng ngày hôm sau.

    Lưu ý: Thực hiện vào buổi tối.

    2.7 Trị mụn bọc ở trán với lá tía tô

    Tía tô có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải độc tố, kích thích tuần hoàn máu ở da và hỗ trợ làm lành các tổn thương da mụn. Nhờ những công dụng này mà tía tô giúp giảm sưng, đỏ các nốt mụn bọc, ngừa thâm do mụn loại bỏ các bụi bẩn, chất nhờn trên mặt từ đó ngừa mụn hiệu quả.

    Nguyên liệu: Chuẩn bị lá tía tô tươi và 1 ít muối, 1 cái khăn sạch

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Cho lá tía tô vào 1 nồi nước và thêm 1 ít muối vào, đun sôi trong vòng 2 phút và tắt bếp.
    • Bước 2: Rửa mặt thật sạch sau đó tiến hành xông mặt, đặt mặt sát nồi nước ở khoảng cách 30 cm. Trùm khăn lên đầu và tiến hành xông trong vòng 25 phút.
    • Bước 3: Thấm khô mồ hôi tiết ra khi xông và rửa mặt lại thật sạch bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Cuối cùng là bôi kem dưỡng ẩm.

    2.8 Trị mụn bọc ở trán với mặt nạ đất sét

    Mặt nạ đất sét được sử dụng để trị các loại mụn như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn cám... Sử dụng mặt nạ đất sét sẽ giúp hấp thụ lượng dầu thừa, bụi bẩn, da chết trên da, khiến lỗ chân lông thông thoáng từ đó giúp trị và ngăn ngừa mụn.

    Nguyên liệu: 3 thìa cà phê đất sét

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Cho 3 thìa cà phê đất sét và một ít nước, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sệt sệt.
    • Bước 2: Rửa mặt thật sạch sẽ và bôi hỗn hợp mặt nạ đất sét này lên vùng da trán bị mụn.
    • Bước 3: Đợi khoảng 5-10 phút cho mặt nạ hơi khô thì rửa sạch lại da với nước ấm.

    2.9 Trị mụn bọc ở trán với kem trị mụn

    Để điều trị mụn bọc nhanh chóng, hiệu quả và an toàn thì sử dụng kem trị mụn là cách nhanh nhất. Những thành phần có trong kem trị mụn sẽ tác động trực tiếp lên vết mụn, khiến chúng mau khô cồi lại, xẹp xuống và không còn thâm sẹo để lại. Bạn nên chọn các kem trị mụn chứa các thành phần như: BHA, AHA, Benzoyl peroxide, Retinoid, Kháng sinh... Đây là các thành phần thường được các bác sĩ da liễu kê cho người bị mụn bọc ở trán.

    Một số kem trị mụn bọc ở trán bạn có thể tham khảo như: Kem trị mụn bọc Acnes Sealing Jell, Kem trị mụn bọc Paula's Choice Benzoyl Peroxide, Gel trị mụn bọc Blissberry Pureskin Acne Fixer K21, Kem trị mụn Erylik...

    2.10 Trị mụn bọc ở trán với retinoid

    Retinoid là các sản phẩm dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng tốt trong việc trị mụn: mụn bọc ở trán, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở má.... Retinoid có các hoạt chất phổ biến thường được sử dụng trong trị mụn như: Adapalene, Retinol, Tretinoin, Isotretinoin, Retinyl Palmitate, Retinyl acetate...

    Retinoid sẽ giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn, da chết và dầu thừa từ sâu trong lỗ chân lông, làm da thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn. Ngoài ra, sử dụng retinoid còn kích thích sản sinh ra collagen và elastin, tái tạo da, tế bào mới, chống lão hóa, khiến da luôn tươi trẻ và mịn màng.

    Một số sản phẩm chứa Retinoid phổ biến trên thị trường là: Kem trị mụn Differin, Kem trị mụn, chống lão hóa Retin-A, Viên uống trị mụn Acnotin 10, Kem trị mụn, chống lão hóa Obagi Retinol 1%...

    3. Các câu hỏi liên quan

    3.1 Trẻ em có nổi mụn bọc ở trán không?

    Mụn bọc ở trán có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Trẻ em trong độ tuổi dậy thì sẽ có lượng hormone, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kích thích da tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường, đây là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở trán phổ biến.

    Để ngừa mụn bọc ở trán xuất hiện ở trẻ em, cần dạy bé cách chăm sóc da mặt cẩn thận, đặc biệt là ở khâu vệ sinh da mặt, hãy rửa mặt thật kỹ ở tất cả các vùng da trên khuôn mặt: má, cằm, mũi, trán... Làm sạch da sạch sẽ, ăn uống điều độ, tránh học tập quá sức, ngủ đúng giờ, chăm sóc sức khỏe thật tốt sẽ giúp ngăn ngừa nổi mụn hiệu quả.

    3.2 Có nên nặn mụn bọc ở trán?

    Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bọc ở trán. Nặn mụn không đúng cách, khi mụn chưa chín có thể khiến mụn bị viêm nhiễm, sưng, đỏ và đau hơn bình thường. Trường hợp nặng, nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo lõm, thâm sạm vết mụn mà khó có thể chữa trị lại được như bình thường.

    3.3 Mụn bọc ở trán bị vỡ phải làm sao?

    Mụn bọc ở trán vỡ ra, khi đó dịch mủ sẽ chảy ra ngoài. Việc đầu tiên bạn cần làm là dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang sạch để lau sạch phần dịch mũ này. Sau đó, bạn dùng bông để thấm nước muối sinh lý và sát khuẩn lại nốt mụn này.

    Sau khi xử lý xong, bạn cần kiểm tra xem nhân mụn có còn lại không, nếu nhân mụn còn sót lại, bạn phải lấy chúng ra ngoài. Rửa tay thật sạch và nặn phần nhân mụn này ra, tránh tác động mạnh gây tổn thương nốt mụn có thể sẽ để lại sẹo. Nếu có dịch mủ hoặc máu chảy ra thì bạn cần dùng bông gòn thấm sạch, sau đó dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lại.

    Để tránh để lại sẹo thâm, bạn nên sử dụng thêm các loại kem bôi ngừa thâm sẹo do mụn để bôi lên các nốt mụn này sau khi chúng da hơi khô lại.

    Trên đây là các cách trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả, nhanh nhất tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Mong rằng thông qua bài viết này bạn có thể tìm cho mình được phương pháp điều trị phù hợp để loại bỏ các nốt mụn đáng ghét này.

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: