9 cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả, an toàn, dễ làm tại nhà

XEM NHANH

    14 Tháng 02
    Đăng bởi:  Thanh Ngân

    9 cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả, an toàn, dễ làm tại nhà

    Xuất hiện mụn mủ ở mũi và bạn không biết cách xử lý như thế nào? Tham khảo 9 cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả, an toàn, dễ làm tại nhà qua bài viết sau ngay.

    Khi mũi nổi lên mụn mủ, đừng quá lo lắng, bạn hãy cập nhật các mẹo trị mụn mủ ở mũi thực hiện đơn giản tại nhà, đảm bảo an toàn và cho kết quả tốt trong nội dung được Blissberry chia sẻ trong nội dung bên dưới nhé!

    1. Vì sao lại nổi mụn mủ ở mũi? 

    Mũi là bộ phận dễ nổi mụn, không chỉ mụn mủ mà nó còn nổi mụn đầu đen, mụn đầu trắng,... bởi vì đây là vùng có lỗ chân lông to hơn những vùng cơ thể khác. Khi mũi tích tụ nhiều bụi bẩn, dầu thừa, bã nhờn mà không làm sạch kịp thời, các chất bẩn sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn mủ. 

    Mụn mủ ở mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt bạn mà để càng lâu thì càng khó điều trị, gây tốn kéo về thời gian, tiền bạc của bạn để khôi phục lại làn da mịn đẹp như ban đầu. Nên khi phát hiện mụn mủ, bạn nên áp dụng các cách điều trị hiệu quả như ở mục 2. 

    2. Cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả

    2.1 Trị mụn mủ ở mũi bằng nước cốt chanh

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong chanh có chứa nhiều axit citric giúp loại bỏ cặn bẩn, bã nhờn tận sâu trong nang lông, lượng nước chiếm đến 4/5 trong chanh giúp bổ sung độ ẩm cho da mềm mượt, mịn màng tự nhiên. Những dưỡng chất khác giúp hỗ trợ điều trị mụn, se cồi, loại bỏ mụn dễ dàng, tránh hình thành sẹo, làm cho màu da đều hơn, nuôi dưỡng da, chống lão hóa tối ưu. 

    Nguyên liệu

    • Chanh.
    • Bông tẩy trang.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch, vắt lấy nước cốt của 1 trái chanh.
    • Bước 2: Sử dụng nước ấm để làm sạch mặt, sau đó lấy khăn bông lau khô.
    • Bước 3: Thấm nước cốt chanh vào bông tẩy trang và thoa lên vùng mũi có mụn mủ.
    • Bước 4: Để nguyên như vậy tầm 5 phút rồi rửa mặt lại với nước lạnh.

    Lưu ý

    • Trị mụn với cách này 1 lần mỗi ngày, sau khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy mụn khô, dẫn biến mất.
    • Lưu ý, người có làn da nhạy cảm, mỏng yếu nên sử dụng nước cốt chanh thật cẩn thận, nếu có dấu hiệu kích ứng nên ngừng sử dụng ngay.

    2.2 Trị mụn mủ ở mũi bằng lô hội (nha đam)

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Nha đam có tính chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế sưng tấy, hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây mụn. Hơn nữa, trong lô hội có thành phần giúp xoa dịu làn da, khi qua lên vết thương sẽ giúp làm giảm nhanh cơn đau. Các vitamin A, B, C, E, khoáng chất có trong nha đam giúp tăng sức đề kháng, dưỡng da sáng đẹp.

    Nguyên liệu

    • Nha đam.
    • Mặt nạ giấy hoặc miếng bông sạch.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Làm sạch, loại bỏ vỏ ngoài của nha đam, lấy thịt và gel bên trong.
    • Bước 2: Vệ sinh khuôn mặt bạn sạch sẽ với nước ấm cùng sữa rửa mặt, thoa nước hoa hồng, mát xe tầm 5 phút.
    • Bước 3: Thoa gel lô hội lên vị trí mọc mụn mủ, để giữ gel cố định, bạn có thể đắp lên một miếng bông hoặc mặt nạ giấy và để vậy trong 15 phút.
    • Bước 4: Sau 15 phút, bạn rửa mặt với nước ấm để loại bỏ gel nha đam.

    Lưu ý

    • Khi áp dụng mẹo này để trị mụn mủ, bạn nên thực hiện mỗi tuần khoảng 1 đến 2 lần.

    2.3 Trị mụn mủ ở mũi bằng chườm đá lạnh

    • Thời gian thực hiện: 5 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Viên đá lạnh chỉ là nước đông thành đá, đơn giản như vậy nhưng nó lại có tác dụng điều trị mụn mủ ở mũi rất đáng kinh ngạc đấy. Khi chườm đá lạnh ở mụn, giúp làm giảm tình trạng sưng tấy ở nốt mụn, loại bỏ bã nhờn, se khít lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn tích cực. Đá lạnh còn thúc đẩy tuần hoàn máu, cho da đàn hồi, làm mờ các nếp nhăn trên da.

    Nguyên liệu

    • Đá lạnh.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Bọc viên đá lạnh trong khăn mỏng, áp lên vị trí có nốt mụn mủ ở mũi.
    • Bước 2: Nhẹ nhàng massage trong khoảng 2 đến 3 phút.
    • Bước 3: Sau đó, bạn rửa sạch và lau khô bằng khăn vải mềm, sạch.

    Lưu ý

    • Áp dụng phương pháp điều trị mụn mủ này khoảng 2 - 3 lần/tuần sẽ cho kết quả như bạn mong đợi.

    2.4 Trị mụn mủ ở mũi bằng nước ép hành tây

    • Thời gian thực hiện: 10 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Với hàm lượng vitamin C, Kali, Quercetin cao trong hành tây, chúng giúp khử trùng, chống viêm, giảm tình trạng da bị sưng viêm, đỏ tấy lên do mụn. Thành phần Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị mụn mủ, hạn chế hình thành thâm sẹo, sạm da sau khi loại bỏ mụn.

    Nguyên liệu

    • Hành tây.
    • Máy xay sinh tố.
    • Bông tẩy trang.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lột bỏ vỏ hành tây, rửa sạch và cắt lát, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay thật nhuyễn mịn, ép lấy nước.
    • Bước 2: Sau khi rửa mặt sạch, lấy bông tẩy trang thấm 1 ít nước ép hành tây chấm lên vị trí mụn mủ ở mũi.
    • Bước 3: Để trong 3 - 5 phút rồi rửa mặt, loại bỏ nước ép hành tây bằng nước mát.
    • Bước 4: Sử dụng viên đá lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông.

    Lưu ý

    • Mỗi tuần thực hiện cách trị mụn này 2 - 3 lần với bạn có da hỗn hợp, da dầu. Trường hợp, bạn nào có da nhạy cảm, da khô thì chỉ nên áp dụng 1 - 2 lần/tuần.

    2.5 Trị mụn mủ ở mũi bằng tinh bột nghệ

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Dưỡng chất từ nghệ có khả năng ức chế vi khuẩn gây mụn phát triển, tiêu sưng, viêm, điều tiết bã nhờn, trị mụn hiệu quả. Hoạt chất Curcumin giúp khôi phục làn da tổn thương, giảm thâm sẹo. Kết hợp với sữa không đường chứa axit lactic giúp giảm xỉn màu da, dưỡng da tươi sáng, dưỡng ẩm, làm mềm da.

    Nguyên liệu

    • Tinh bột nghệ.
    • Sữa không đường.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Tinh bột nghệ và sữa không đường trộn đều theo tỉ lệ 1:1, có thể điều chỉnh bổ sung thêm 1 hoặc 2 thành phần để đảm bảo tạo ra hỗn hợp sền sệt vừa phải.
    • Bước 2: Rửa sạch mặt, dùng khăn bông lau khô, thoa hỗn hợp vừa tạo ra ở bước 1 đắp lên vị trí có mụn mủ.
    • Bước 3: Để trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó, bạn dùng nước ấm vừa loại bỏ mặt nạ vừa massage để tẩy đi lớp tế bào da chết, loại bỏ mụn dễ dàng.

    Lưu ý

    • Chỉ nên đắp mặt nạ tinh bột nghệ và sữa không đường để trị mụn mủ mỗi tuần 2 - 3 lần.

    2.6 Trị mụn mủ ở mũi bằng lòng trắng trứng gà

    • Thời gian thực hiện: 20 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Enzym trong lòng trắng của trứng gà có công dụng diệt khuẩn, chống viêm, thu nhỏ lỗ chân lông. Vitamin, khoáng chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của mụn, hạn chế viêm nhiễm, kiểm soát dầu nhờn, cấp ẩm cho da mềm mại, hạn chế mụn mủ. Trong khi đó thành phần Protein còn thúc đẩy quá trình tái tạo da. 

    Dưỡng chất từ trứng gà còn tăng sinh Collagen, chữa lành da hư tổn nhanh hơn. Khi sử dụng cùng tinh dầu (có thể chọn tinh dầu olive, dừa hoặc tràm đều được) nuôi dưỡng làn da, tăng khả năng đề kháng, giảm các dấu hiệu lão hóa da.

    Nguyên liệu

    • Trứng gà.
    • Tinh dầu.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Tách lòng trắng và lòng đỏ của 1 quả trứng gà ra, đánh bông lòng trắng lên, sau đó thêm 4 đến 5 giọt tinh dầu.
    • Bước 2: Làm sạch mặt kỹ càng sau đó thoa hỗn hợp trên lên mũi nơi có mụn mủ.
    • Bước 3: Để nguyên trong 15 phút rồi loại bỏ mặt nạ trên mặt với nước sạch.

    Lưu ý

    • Để đạt hiệu quả trị mụn như mong muốn, bạn nên thực hiện công thức này 2 - 3 lần/tuần.

    2.7 Trị mụn mủ ở mũi bằng tỏi

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Tỏi có chứa thành phần Sulphur, Allicin giúp sát trùng, tiêu viêm mạnh mẽ, hạn chế mụn hình thành, phát triển, xóa tan vết sưng mủ cho mụn nhanh lành. Tỏi cũng giàu vitamin B, E, khoáng chất giúp phục hồi vùng da bị thương tổn, ngừa mụn, thâm sẹo, tăng hệ miễn dịch, bảo vệ da trước các tác nhân gây mụn. 

    Nguyên liệu

    • Tỏi.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Tỏi tươi bóc vỏ, nghiền nát rồi trộn cùng 1 ít nước sạch.
    • Bước 2: Vệ sinh để làm sạch mặt sau đó thoa hỗn hợp tỏi và nước lên vết mụn mủ ở mũi.
    • Bước 3: Để trong thời gian 10 phút, sau khi hết thời gian thì bạn rửa qua mặt với nước mát.

    Lưu ý

    • Có thể thực hiện công thức này khoảng 2 - 3 lần/tuần. Lưu ý là da bạn có thể bị rát như bỏng nếu da mẫn cảm với tỏi, nên bạn cần thử trước trên 1 vùng da nhỏ, xem phản ứng mới dùng tỏi trên vùng da mụn ở mũi.

    2.8 Trị mụn mủ ở mũi bằng cà rốt

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Trong cà rốt có lượng vitamin A dồi dào giúp bảo vệ lớp da biểu bì, chống tia UV, kích thích tái tạo tế bào da mới. Vitamin C giúp chống viêm, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn, vết thương mau lành, ngăn ngừa lão hóa da. Thế nên, nếu bạn dùng nguyên liệu thiên nhiên để điều trị mụn mủ ở mũi tại nhà thì không nên bỏ qua cà rốt.

    Nguyên liệu

    • Cà rốt.
    • Máy xay sinh tố.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Cà rốt rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. xay nhuyễn mịn rồi dùng đắp trực tiếp lên mặt.
    • Bước 2: Rửa mặt thật sạch rồi đắp cà rốt vừa xay nhuyễn lên vùng mụn mủ ở mũi để trong 15 phút.
    • Bước 3: Tiếp đó, bạn lấy nước sạch loại bỏ cà rốt trên mặt.

    Lưu ý

    • Đắp mặt nạ cà rốt tươi tầm 2 - 3 lần/tuần để có kết quả trị mụn mủ hiệu quả.

    2.9 Trị mụn mủ ở mũi bằng rau mồng tơi

    • Thời gian thực hiện: 15 phút.
    • Độ khó: Dễ.

    Một loại rau cũng có tác dụng điều trị mụn mủ tại vùng da mũi cho hiệu quả cao là rau mồng tơi, nguyên liệu được các chị em thường dùng để chế biến món ăn ngon cho gia đình. Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ diệt khuẩn, sát trùng, kiểm soát dầu nhờn, tránh bít tắc lỗ chân lông, trị mụn, làm dịu da. Rau còn giúp ngừa thâm sẹo, giữ ẩm cho da căng mượt, mịn màng. Sử dụng cùng muối giúp nâng cao hiệu quả điều trị mụn. 

    Nguyên liệu

    • Rau mồng tơi.
    • Muối ăn.
    • Bông tẩy trang.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Lấy ra khoảng 5 lá mồng tơi non, ngâm muối rồi rửa sạch.
    • Bước 2: Giã nát lá mồng rơi cùng với 1 thìa cà phê muối, sau đó lấy nước cốt, bỏ bã.
    • Bước 3: Rửa mặt sạch, lấy bông tẩy trang thấm dung dịch vừa tạo ra lên vùng mũi có mụn mủ.
    • Bước 4: Để 15 - 20 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước ấm.

    Lưu ý

    • Thực hiện cách trị mụn ngày mỗi tuần 1 lần bạn sẽ thấy mụn giảm dần, da đẹp hơn.

    3. Các câu hỏi liên quan

    3.1 Mụn mủ ở mũi có nên nặn không?

    Nếu bạn đặt câu hỏi này với các chuyên gia về da liễu thì họ đều sẽ cho bạn câu trả lời là không nên tự ý nặn mụn mủ ở mũi. Bởi vì việc nặn mụn một cách tự ý, nhất là khi bạn dùng tay chưa được rửa sạch để nặn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, làm cho tình trạng da ở vùng có mụn trở nên xấu đi.

    Ngoài ra, khi nặn nếu không loại bỏ hết nhân mụn, dịch trắng, vi khuẩn vẫn còn ở vị trí mụn, chúng sẽ sinh sôi, phát triển làm mụn quay trở lại và dễ lây lan ra các vùng da lành xung quanh. Nặn và chăm sóc không cẩn thận có thể để lại các vết thâm, sẹo. 

    3.2 Mụn mủ ở mũi có tự hết không?

    Với những mụn mủ nhẹ, bạn có hướng chăm sóc da mụn phù hợp kết hợp với kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ khoa học như không thức khuya, uống đủ nước, ăn uống lành mạnh thì mụn sẽ giảm và mất dần trong vài ngày. Trường hợp, mụn mủ ở mũi ở tình trạng nặng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị đúng cách để loại bỏ mụn an toàn.

    3.3 Mụn mủ ở mũi có lây không?

    Mụn mũ khi bị vỡ ra, nếu bạn không thực hiện việc làm sạch đúng cách thì vi khuẩn sẽ theo máu, dịch mủ lây ra những vùng da xung quanh, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

    Tham khảo qua các mẹo trị mụn mủ ở mũi ở trên, hi vọng bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị mụn mủ hiệu quả và tiện lợi cho mình. Nếu bạn có bí quyết trị mụn mủ ở mũi hay khác, hãy chia sẻ với Blissberry ngay bây giờ nhé!

    Xem thêm
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: